Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 54 đến 57 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm, cấu tạo, công dụng, của những vật

dụng gần gũi với bản thân.

- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ

dùng trước lớp.

- Rèn kĩ năng nói thuyết minh về một đồ dùng trước tập thể lớp.

- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh.

2. Phẩm chất

- Yêu nước: Tự hào về truyền thống tốt đẹp, quí báu của dân tộc, đất nước, con người

Việt Nam

- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động hàng ngày

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự

mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống

- Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với

bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề

- Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh

giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo

trong cách giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để

viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp

- Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp

trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn

pdf12 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 54 đến 57 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8B,C- 07/12; 8A- 08/12/2020 Tiết 54: Bài 14 LUYỆN NÓI THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm, cấu tạo, công dụng,của những vật dụng gần gũi với bản thân. - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp. - Rèn kĩ năng nói thuyết minh về một đồ dùng trước tập thể lớp. - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về truyền thống tốt đẹp, quí báu của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động hàng ngày 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sgk, tài liệu liên quan; Máy chiếu 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ ? Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh? b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động GV vào bài trực tiếp * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV viết đề bài lên bảng ? Đây là kiểu bài gì? - HS: Trả lời ? Đối tượng thuyết minh? - HS: Trả lời ? Em dự định sẽ trình bày những tri thức gì về cái phích nước? - HS: Trả lời ? Dựa vào những ý đó lập dàn ý? - HS: Trả lời ? Phần mở bài viết như thế nào? - HS: Trả lời ? Thân bài em trình bày những ý nào? - HS: Trả lời ? Ở phần TB ta sử dụng những phương pháp nào? (phân tích và giải thích) ? Phần kết bài, cần nêu những ý nào? - HS: Trả lời - GV chia làm 2 tổ cho các em tập nói - HS: Trình bày - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận - GV: Lưu ý khi nói: Phát âm to, rõ ràng, mạch lạc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ cho đúng. I. Chuẩn bị ở nhà * Đề bài: thuyết minh về cái phích nước. 1. Yêu cầu của đề - Kiểu bài: thuyết minh - Đối tượng: Cái phích nước - Cấu tạo + vỏ + ruột + Chất liệu, màu sắc... - Công dụng: giữ nhiệt - Cách bảo quản 2. Lập dàn ý a) Mở bài Là thứ đồ dùng thường có, cần thiết trong mỗi gia đình. b) Thân bài - Cấu tạo: + Chất liệu của vỏ bằng sắt, nhựa + Màu sắc: trắng, xanh, đỏ... + Ruột: Bộ phận quan trọng để giữ nhiệt nên có cấu tạo 2 lớp thuỷ tinh, ở trong là chân không, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc + Miệng bình nhỏ: giảm khả năng truyền nhiệt - Công dụng: giứ nhiệt dùng trong sinh hoạt, đời sống. - Cách bảo quản. c) Kết bài - Vật dụng quen thuộc trong đời sống của người Việt nam . - Bảo quản ra sao. II. Luyện nói trên lớp 1. Nói trong nhóm 2. Nói trước lớp Ví dụ: Kính thưa thầy giáo! Thưa các bạn thân mến! - Hiện nay tuy nhiều gia đình khá giả đã có những bình nóng lạnh hoặc các phích điện hiện đại, nhưng đa số các gia đình có thu nhập thấp vẫn coi cái phích nước là một thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích. Cái phích dùng để chứa nước sôi, pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em ... Cái phích có cấu tạo thật đơn giản ... - Giá một cái phích rất phù hợp với túi tiền của đại đa số người lao động nhất là bà con nông dân. Vì vậy từ lâu cái phích trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt nam chúng ta. * Hoạt động 3: Luyện tập - Học sinh tập nói trong nhóm theo dàn bài đã xây dựng * Hoạt động 4: Vận dung - Học sinh nói trước lớp, không cần nhìn vào dàn bài - Yêu cầu: (khi nói tự tin, nói to, rõ ràng, lưu loát, có các cử chỉ kèm theo, nội dung sát với dàn ý) * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển sáng tạo - Học sinh trình bày theo ý tưởng sáng tạo của bản thân V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra giữa học kì I + Xem lại đề bài và dàn bài chi tiết của đề văn ************************************************************ Ngày giảng: 8B,C- 08/12; 8A- 10/12/2020 Tiết 55 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp học sinh phát hiện được các lỗi trong bài viết của mình, đánh giá nhận xét yêu cầu của đề bài. - So sánh với bài viết trước để nhận thấy được ưu nhược điểm của bài này với bài trước. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về truyền thống tốt đẹp, quí báu của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động hàng ngày 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sgk, tài liệu liên quan; Máy chiếu 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Giáo viên vào bài trực tiếp * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc lại đề và cùng thống nhất đáp án. - GV: Nhận xét * Ưu điểm * Nhược điểm - GV: Trả bài, gọi điểm - GV: Chỉ ra các lỗi học sinh mắc phải trong bài làm - Học sinh: Xác định các lỗi sai trong bài làm - Học sinh nêu cách sửa, khắc phục I. Đề bài: như tiết 39,40 II. Đáp án: (Biểu điểm như tiết 39,40) II. Trả bài, chữa lỗi 1. Trả bài a. Ưu điểm. - Đa số học sinh có ý thức làm bài, nắm được yêu cầu của đề. - Một số học sinh làm bài đạt điểm khá, giỏi. - Một số bài trình bày rất khoa học. b. Nhược điểm. - Một số học sinh chưa nắm được yêu cầu của đề bài. - Một số học sinh chưa biết cách trình bày bài văn. - Một số bài làm của học sinh còn ẩu, trình bày chưa khoa học. 2. Chữa lỗi - Cách sử dụng từ ngữ. - Lỗi diễn đạt. - Lỗi bố cục. - Lỗi chính tả. - Lỗi hành văn. III. Kết quả: Giỏi khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % * Hoạt động 3: Luyện tập - Học sinh tự sửa các lỗi đơn giản như lỗi dùng từ, lỗi chính tả... trong bài làm của mình * Hoạt động 4: Vận dụng - Học sinh đổi bài cho bạn và soát lại các lỗi trong bài của bạn, góp ý với bạn về cách sửa lỗi * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Không V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm + Đọc trước các ví dụ + Tìm hiểu trước công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm; xem trước các bài tập trong SGK ******************************************************** Ngày giảng: 8B,C- 09/12; 8A- 10/12/2020 Tiết 56: Bài 13 DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - Biết sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong khi viết văn bản - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về truyền thống tốt đẹp, quí báu của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động hàng ngày 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sgk, tài liệu liên quan; Máy chiếu 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là câu ghép? Đặt câu ghép? b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Các dấu câu có công dụng khác nhau, sử dụng dấu câu hợp lí sẽ tăng hiệu quả giao tiếp. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV: Dùng máy chiếu - HS: Đọc ví dụ ? Ở ví dụ a, phần trong dấu ngoặc đơn dùng để làm gì? - HS: Trả lời ? Như vậy dấu ngoặc đơn ở đây có công dụng gì? - HS: Trả lời ? Ví dụ b phần trong dấu ngoặc đơn dùng để làm gì? - HS: Trả lời - GV: Thuyết minh một loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi tên một con kênh... giúp người đọc hình dung rõ đặc điểm của con kênh này. ? Như vậy, trong ví dụ này dấu ngoặc đơn làm nhiệm vụ gì? - HS: Trả lời ? Phần trong dấu ngoặc đơn ở ví dụ c có ý nghĩa như thế nào? - HS: Trả lời I. Dấu ngoặc đơn 1. Ví dụ: SGK sgk/134 - Ví dụ a: (những người bản xứ) → làm rõ ngụ ý, họ: chỉ ai. → Đánh dấu phần giải thích - Ví dụ b: (ba khía là... rất ngon) → Đánh dấu phần thuyết minh - Ví dụ c: (701- 762) bổ sung thêm thông ? Như vậy, dấu ngoặc đơn trong ví dụ này có vai trò gì? - HS: Trả lời ? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản trong những đoạn trích có thay đổi không? - HS: Trả lời - GV: Nội dung ý nghĩa không thay đổi. Tuy nhiên có công dụng nhấn mạnh ý giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn. ? Vậy phần trong dấu ngoặc đơn được gọi chung là gì? - HS: Trả lời ? Qua tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết, dấu ngoặc đơn có công dụng gì trong khi tạo lập văn bản? - HS: Trả lời - HS: Đọc ghi nhớ 1 sgk/134 Bài tập nhanh: Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn? Tại sao? - HS: Trả lời - GV: Phần nằm giữa hai dấu phẩy vì đó là các phần chỉ có tác dụng giải thích thêm. - GV lưu ý cho học sinh: + Dấu ngoặc đơn tương đương với dấu gạch ngang, dấu phẩy khi đánh dấu phần chú thích. - GV: Dùng máy chiếu - HS: Đọc ví dụ ? Nhận xét về phần sau dấu hai chấm ở mỗi ví dụ? - HS: Trả lời ? Như vậy, dấu hai chấm ở mỗi ví dụ được dùng để làm gì? - HS: Trả lời ? Ở ví dụ c dấu hai chấm có tác dụng gì? - HS: Trả lời tin về năm sinh, năm mất của Lý Bạch → Đánh dấu phần bổ sung. → Phần trong dấu ngoặc đơn là phần chú thích 2. Ghi nhớ 1 sgk/34. a) Nam, lớp trưởng lớp 8B có 1 giọng hát thật tuyệt vời. b) Mùa xuân - mùa đầu tiên trong một năm - cây cối xanh tươi mát mắt c) Bộ phim Trường Chinh do Trung Quốc sản xuất rất hay. II. Dấu hai chấm 1. Ví dụ: SGK/135 a) Đánh dấu, báo trước sự xuất hiện của lời đối thoại b) Đánh dấu, báo trước sự xuất hiện của lời dẫn trực tiếp. c) Đánh dấu báo trước phần giải thích ? Nhận xét cách trình bày phần sau dấu hai chấm? Cách đọc? Có thể bỏ phần sau dấu 2 chấm được không? Vì sao? - HS: Trả lời ? Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết dấu hai chấm có những công dụng gì trong khi viết? - HS: Trả lời - HS: Đọc ghi nhớ Bài tập nhanh Thêm dấu hai chấm vào các câu sau cho đúng ý định của người viết. - HS: Trả lời * Hoạt động 3: Luyện tập - HS: Đọc yêu cầu bài tập - HS: Làm bài cá nhân - HS: Trả lời - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận - HS: Đọc yêu cầu bài tập - HS: Làm bài cá nhân - HS: Trả lời - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận - HS: Đọc yêu cầu bài tập - HS: Làm bài cá nhân - HS: Trả lời - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận - HS: Đọc yêu cầu bài tập - HS: Làm bài cá nhân - HS: Trả lời - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận - HS: Đọc yêu cầu bài tập - HS: Làm bài cá nhân 2. Ghi nhớ 2 sgk/135 a) Nam khoe với tôi rằng ''Hôm qua nó được điểm 10'' thêm sau từ rằng: b) Người Việt Nam nói ''Học thày không tày học bạn'' thêm sau từ nói: III. Luyện tập 1. Bài 1 sgk/135 a) Giải thích b) Thuyết minh c) - Bổ sung - Giải thích, thuyết minh 2. Bài 2 sgk/136 a) Báo trước phần giải thích: họ thách nặng quá b) Báo trước lời đối thoại và phần thuyết minh (Nội dung mà dế Choắt khuyên dế Mèn) c) Báo trước phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào 3. Bài 3 sgk/136 Có thể bỏ được dấu hai chấm vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi. 4. Bài 4 sgk/137 1. Động Phong Nha gồm hai bộ phận: động khô và động nước - Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn 2. Động Phong Nha gồm: động khô và động nước - Không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn 5. Bài 5 sgk/137 - Sai, vì phần nằm trong dấu ngoặc đơn chỉ có chức năng giả thích cho một ý nào đó thôi, nó không thể bình đẳng với một câu → → - HS: Trả lời - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận có ú khác hẳn. - Phần nằm trong dấu ngoặc đơn được coi là bộ phận của câu, gọi là phần phụ giải thích hoặc phần phụ chú. * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn 3-5 dòng thuyết minh công dụng của chiếc bút bi. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Không V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Học bài theo câu hỏi sgk - Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc kép + Đọc và tìm hiểu ví dụ + Công dụng của dấu ngoặc kép + Xem trước các bài tập SGK *********************************************************** Ngày giảng: 8C- 10/12; 8A- 11/12; 8B- 12/12/2020 Tiết 57: Bài 14 DẤU NGOẶC KÉP Tự học ở nhà: Chương trình địa phương (Phần tiếng Việt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nắm được công dụng của dấu ngoặc kép. - Sử dụng dấu ngoặc kép chính xác khi tạo lập văn bản. - Biết sử dụng dấu ngoặc kép kết hợp với các dấu khác - Sửa lỗi về dấu ngoặc kép. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về truyền thống tốt đẹp, quí báu của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động hàng ngày 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sgk, tài liệu liên quan; Máy chiếu 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ ? Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm? b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Việc sử dụng dấu câu khi viết là hết sức quan trọng. Ngoài những dấu câu đã học còn một loại dấu câu nữa đó là dấu ngoặc kép. Vậy dấu ngoặc kép có vại trò gì trong khi tạo lập văn bản? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV: Dùng máy chiếu - HS: Đọc ví dụ ? Ở ví dụ a, b, c, d dấu ngoặc kép là lời nói của ai? - HS trả lời ? Nhận xét về việc trích dẫn lời nói đó? - HS trả lời ? Dấu nhoặc kép trong ví dụ a được dùng để làm gì? - HS trả lời ? Từ “dải lụa” ở đây nghĩa là gì? - HS trả lời ? Như vậy công dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ b là gì? - HS trả lời ? Các từ “văn minh, khai hoá” ở đây được tác giả dùng với ý gì? - HS trả lời ? Tác giả dùng cách nói này với ý gì? - HS trả lời. Mỉa mai ? Vậy dấu ngoặc kép có công dụng gì? I. Công dụng 1. Ví dụ sgk/141 a) Đánh dấu câu nói của Găng-đi → Trích dẫn nguyên văn (lời dẫn trực tiếp) → Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. b) Dải lụa chỉ chiếc cầu → Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt c) “Văn minh, khai hoá” → Sự cai trị của TDP với Việt Nam → Đánh dấu từ ngữ mang ý mỉa mai. - HS trả lời ? Nhận xét về nội dung các phần trong dấu ngoặc kép? - HS trả lời ? Như vậy công dụng thứ tư của dấu ngoặc kép là gì? - HS trả lời ? Dấu ngoặc kép có những công dụng gì trong khi viết? - HS trả lời - HS: Đọc ghi nhớ sgk/142 * Hoạt động 3: Luyện tập - HS: Đọc yêu cầu bài tập - HS: Làm bài cá nhân - HS: Trả lời - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận - HS: Đọc yêu cầu bài tập - HS: Làm bài cá nhân - HS: Trả lời - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận - HS: Đọc yêu cầu bài tập - HS: Làm bài cá nhân - HS: Trả lời - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận - Bài 4, 5 làm ở nhà. d) Phần trong dấu ngoặc kép là tên các tác phẩm → Đánh dấu tên tác phẩm. 2. Ghi nhớ sgk/142 II. Luyện tập 1. Bài tập 1 sgk/142 a) Câu nói được dẫn trực tiếp, đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng là con chó vàng muốn nói với lão. b) Từ ngữ được dùng hàm ý mỉa mai c) Từ ngữ được dẫn trực tiếp d) Từ ngữ được dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai e) Từ ngữ được dẫn trực tiếp từ 2 câu thơ của 1 ví dụ 2. Bài tập 2 sgk/142 a) .......cười bảo: ''cá tươi”? ......”tươi'' đi. → Báo trước lời thoại và dẫn trực tiếp b) ... chú Tiến Lê: ''Cháu ... '' → Báo trước lời dẫn trực tiếp c) ... bảo hắn: ''Đây ... là'' → Báo trước lời dẫn trực tiếp 3. Bài tập 3 sgk/142 a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp). * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn 5-7 dòng, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Không V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Học bài theo câu hỏi sgk - Tự học ở nhà: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) + Tìm các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt. + Sưu tầm thêm các từ ngữ địa phương khác mà em biết + Sưu tầm thơ, văn có sử dụng từ ngữ địa phương - Chuẩn bị bài: Ôn luyện về dấu câu + Hệ thống các dấu câu đã học từ lớp 6-8, công dụng + Xem trước bài ôn tập, tìm hiểu các ví dụ ở mục II + Xem trước các bài tập

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_54_den_57_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf
Giáo án liên quan