Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 90 đến 94 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mục đích của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.

- Các trường hợp dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần câu.

- Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần của cụm từ.

3. Thái độ:

- Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu (tức dùng cụm C-V để làm

thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ) để bài văn thêm phong phú, đa dạng,

hấp dẫn hơn.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo

2. Học sinh: Đọc và thực hiện theo yêu cầu của SGK

pdf8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 90 đến 94 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 18/05/2020 Tiết 94 - Bài 25 DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mục đích của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. - Các trường hợp dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. 2. Kĩ năng: - Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần câu. - Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần của cụm từ. 3. Thái độ: - Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu (tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ) để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo 2. Học sinh: Đọc và thực hiện theo yêu cầu của SGK III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, khi đó ta nói dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu, Vậy cụm Chủ - Vị để mở rộng câu như thế nào cho hợp lí ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - HS: Đọc VD trên bảng phụ H’: Xác định CN, VN trong câu văn đó? I. Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? 1. Ví dụ Sgk/ 68: a. Quyển sách này bìa rất đẹp. b. Văn chương gây cho ta những tình 2 H’: Tìm những cụm chủ - vị ở phần vị ngữ của mỗi câu? GV: HDHS phân tích cầu trúc ngữ pháp của các câu theo sơ đồ hình chậu. H’: Các cụm chủ vị này giữ chức vụ gì ở trong câu? H’: Từ đó em rút ra kết luận gì? H’: Vậy thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? - HS: Đọc 4 VD trên bảng phụ H’: Tìm cụm C-V làm nòng cốt câu trong mỗi câu? H’: Mỗi cụm C-V trên đóng vai trò gì trong câu? H’: Trong những trường hợp nào có thể dùng cụm C-V để mở rộng câu? - HS: Đọc ghi nhớ sgk. H’: Bài tập 1 yêu cầu điều gì? - HS: Thảo luận trình bày bảng. - GV: Chốt ghi bảng cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. 2. Ghi nhớ: Sgk/ 68 II. Các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu: 1. Ví dụ: a. Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm + Chị Ba đến => Làm chủ ngữ + tôi rất vui mừng và vững tâm => Phụ ngữ trong cụm ĐT b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái. => Làm vị ngữ c. trời sinh là sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm để nằm ủ trong lá sen. => Làm phụ ngữ trong cụm động từ d. Nói cho đúngngày Cách mạng tháng tám thành công => Làm phụ ngữ trong cụm danh từ => Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể cấu tạo bằng cụm C-V 2. Ghi nhớ: Sgk /69. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 Tìm cụm C-V và cho biết cụm C-V làm thành phần gì a. riêng những người chuyên môn mới định được => cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm tính từ. b. khuôn mặt đầy đặn => cụm C-V làm vị ngữ c. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh ... => cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm DT từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào => cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ 3 H’: Bài tập 1 yêu cầu điều gì -> Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu và cho biết mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì trong câu - HS: Thảo luận nhóm bàn (5 phút) -> trình bày miệng. GV: Dùng bảng phụ phân tích câu theo sơ đồ hình chậu. H’: Bài tập 2 yêu cầu điều gì? -> Gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu, cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng - HS: Thảo luận nhóm bàn (5 phút) -> trình bày miệng. - GV: Chốt bằng hệ thống bảng phụ H’: Xác định yêu cầu bài tập 3. -> Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. - HS: Thảo luận nhóm bàn theo dãy (Mỗi dãy một câu) -> trình bày miệng. - GV: Chốt bằng hệ thống bảng phụ d. Một bàn tay đập vào vai . => cụm C-V làm chủ ngữ khiến hắn giật mình = cụm C - V làm phụ ngữ trong cụm ĐT Bài tập 1: a. Cụm C-V làm CN ( khí hậu nước ta /ấm áp) và một cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ Cho phép ( ta / quanh năm trồng trọt) b. Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ khi c. Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ thấy Bài tập 2: a. Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng b. Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích c. Tiếng việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người VN ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc. d. Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến cho tiếng Việt có một buớc phát triển mới, một số phận mới Bài tập 3: a. Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy b. Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại c. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước. * Hoạt động 3: Luyện tập - Đã làm ở trên * Hoạt động 4: Vận dụng - Đặt câu và phân tích thàng phần CV mở rộng - Viết đoạn văn có sd câu mở rộng thành phần * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm đoạn văn có sdcâu mở rộng thành phần V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU 4 - Học lại phần lí thuyết, nắm vững về các trường hợp dùng cụm C – V để mở rộng câu. - Chuẩn bị bài: ôn tập Tiếng Việt + Đọc các ngữ liệu và trả lời câu hỏi sgk Ngày giảng: 21/5/2020 Tiết 95: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Ôn tập kiến thức về: Trạng ngữ, rút gọn câu, câu đặc biệt. 2. Kĩ năng: - Dùng câu có sử dụng trạng ngữ trong giao tiếp - Biết rút gọn câu và dùng câu đặc biệt phù hợp với ngữ cảnh 3. Thái độ: - Có ý thức dùng câu có trạng ngữ, câu rút gọn, câu đặc biệt khi viết bài tập làm văn để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Đọc và thực hiện theo yêu cầu của SGK III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động Nêu mục tiêu bài Hoạt động của GV và HS Nội dung H’: Thế nào là câu rút gọn? I. Rút gọn câu. 1. Ôn tập lí thuyết * Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần câu tạo thành 5 H’: Tại sao khi nói, viết, trong nhiều trường hợp người ta lại sử dụng câu rút gọn? H’: Đặt một câu đối thoại trong đó có sử dụng câu rút gọn? H’: Cần chú ý điều gì khi dùng câu rút gọn? H’: Tìm câu rút gọn có trong bài tập 1 và cho biết mục đích của việc dùng câu rút gọn đó? (Bảng phụ) H’: Viết đoạn đối thoại ngắn có sử dụng câu rút gọn? H’: Thế nào là câu đặc biệt? H’: Nêu tác dụng của câu đặc biệt? câu rút gọn. * Mục đích: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (Khi lược bỏ chủ ngữ) Ví dụ: - Bài kiểm tra Toán bạn được điểm mấy? - Tám. * Cách dùng câu rút gọn: - Không làm cho người đọc, người nghe hiểu không đầy đủ hoặc hiểu sai nội dung câu nói; - Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. 2. Luyện tập. * Bài tập 1 (tr.16) Câu rút gọn: - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. -> Ngụ ý hành động nói trong câu là của chung mọi người. * Viết đoạn đối thoại có sử dụng câu rút gọn: VD: - Bao giờ cậu đi tập huấn? - Ba hôm nữa. - Đi mấy ngày? - Hai. II. Câu đặc biệt. 1. Ôn tập lí thuyết * Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. VD: Một đêm mùa xuân. - Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay * Tác dụng của câu đặc biệt: - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn văn. - Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. - Bộc lộ cảm xúc 6 H’: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn có trong bài tập 1 và cho biết mục đích của việc dùng câu rút gọn và câu đặc biệt đó? (Bảng phụ) H’: Phân biệt sự khác nhau giữa câu rút gọn và câu đặc biệt? - HS thảo luận nhóm 4 (Bảng phụ). - HS trình bày -> Nhận xét - GV chốt kiến thức. (Bảng phụ) H’: Nêu đặc điểm của trạng ngữ? H’: Trạng ngữ có những công dụng gì trong câu? H’: Tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì? - Gọi đáp. 2. Luyện tập. * Bài 1 (tr. 29 phần c, e) Câu đặc biệt: - Một hồi còi. -> Thông báo sự tồn tại của sự vật - Lá ơi! -> Gọi Câu rút gọn: - Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! -> Tránh lặp từ - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. -> Tránh lặp từ 3. Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt: Câu rút gọn + Cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ nhưng bị lược bỏ đi một số thành phần chính của câu. + Tùy từng tình huống có thể khôi phục lại các thành phần bị rút gọn. Câu đặc biệt + Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ. + Không thể có chủ ngữ và vị ngữ. III. Thêm trạng ngữ cho câu. 1. Ôn tập lí thuyết. * Đặc điểm của trạng ngữ: + Về ý nghĩa: trạng ngữ thêm vào câu để bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc đã nêu trong câu. + Về vị trí: trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ hơi khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. * Công dụng của trạng ngữ: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. - Nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. * Tách trạng ngữ thành câu riêng: Nhằm 7 H’: Cần chú ý điều gì khi dùng câu rút gọn? mục đích nhấn mạnh ý, chuyển ý, hoặc thể hiện những tình huống cảm xúc nhất định. 2. Luyện tập. * Đặt câu có sử dụng trạng ngữ và cho biết công dụng của trạng ngữ đó. * Hoạt động 3: Luyện tập - Đã làm ở trên * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn có sd câu đặc biệt, trạng ngữ. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm đoạn văn có sd câu đặc biệt V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học lại phần lí thuyết, làm các bài tập - Chuẩn bị bài: viết bài tlv số 5 Ngày giảng: 22/5/2020 Tiết 90 + 91 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết bài tập làm văn theo 4 bước. Kĩ năng lập luận (lựa chọn và nêu dẫn chứng, lí lẽ) trong bài văn chứng minh. 3. Thái độ: - HS có thái độ làm bài nghiêm túc, tự giác, tích cực. - Giáo dục thái độ bảo vệ môi trường sống. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 8 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Tiến hành kiểm tra: - GV đọc, chép đề lên bảng – HS chép đề - HS làm bài – GV coi nghiêm túc - Thu bài – Nhận xét giờ kiểm tra 4. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: ôn tập Tiếng Việt + Đọc các ngữ liệu và trả lời câu hỏi sgk

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_90_den_94_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf