Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 64+65 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Củng cố hệ thống hoá lại kiến thức về từ ghép, từ láy, quan hệ từ, từ Hán

Việt

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sd từ để nói, viết.

3. Thái độ:

- Chú ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp khi nói, viết.

- Rút ra được những kinh nghiệm trong đời sống từ bài học

4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực

đánh giá, năng lực viết đoạn văn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên Bảng phụ, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và chuẩn bị các nội dung.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1.Phương pháp: - Dạy học hợp tác: thực hiện trò chơi, thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn

đề, vấn đáp; Dạy học theo nhóm

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật học tập hợp tác; Kĩ thuật trình bày một phần

nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: 7A1:.7A2.

2. Kiểm tra đầu giờ:

a. Kiểm tra bài cũ: Không

b. Kiểm tra bài mới:

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 64+65 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7A1: / 11/ 2019 7A2: / 11/ 2019 Tiết 64- ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Củng cố hệ thống hoá lại kiến thức về từ ghép, từ láy, quan hệ từ, từ Hán Việt 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sd từ để nói, viết. 3. Thái độ: - Chú ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp khi nói, viết. - Rút ra được những kinh nghiệm trong đời sống từ bài học 4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực đánh giá, năng lực viết đoạn văn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và chuẩn bị các nội dung. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: - Dạy học hợp tác: thực hiện trò chơi, thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp; Dạy học theo nhóm 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật học tập hợp tác; Kĩ thuật trình bày một phần nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 7A1:...................7A2.................. 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: Không b. Kiểm tra bài mới: 3. Bài mới: HĐ1: Khởi động + Thực hiện trò chơi “Đố vui” + Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội thực hiện các nội dung yêu cầu - Thời gian: 2 phút - Sản phẩm: Thực hiện nhiệm vụ: thống kê lại kiến thức tiếng việt đã học - Học sinh mỗi đội thống kê và báo cáo kiến thức tiếng việt đã học được trong thời gian quy định - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: tinh thần, ý thức hoạt động học tập kết quả làm việc; bổ trợ HĐ2: hình thành kiến thức – luyện tập. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Ôn tập phần tiếng Việt: Vẽ lại sơ đồ ở trong sgk vào vở và tìm vd điền vào các ô trống ? - Lập bảng so sánh qh từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng ? - Học sinh trình bày. I-Ôn tập phần tiếng Việt: 1-Vẽ sơ đồ và tìm vd điền vào ô trống: 2-Lập bảng so sánh qh từ với d.từ, động từ, t.từ về ý nghĩa và chức năng: - Học sinh khác bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở - Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt học Bạch (bạch cầu): trắng Bán (bức tượng bán thân): một nửa Cô (cô độc): một mình Cư (cư trrú): nơi ở Cửu (cửu chương): chín Dạ (dạ hương, dạ hội): đêm Đại (đại lộ, đại thắng): to, lớn Điền (điền chủ, công điền): nông Hà (sơn hà): sông Hậu (hậu vệ): sau Hồi (hồi hương, thu hồi): về Hữu (hữu ích): có Lực (nhân lực): sức Mộc (thảo mộc, mộc nhĩ): cây gỗ nguyệt (nguyệt thực): trăng - Chức năng: + D.từ, động từ, tính từ: Biểu thị người, sự vật, h.đ, t.chất; Có k.năng làm thành phần của cụm từ, của câu. + Quan hệ từ: Biểu thị ý nghĩa q.hệ Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu. 3- Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt: Nhật (nhật kí): ngày Quốc (quốc ca): nước Tam (tam giác): ba Tâm (yên tâm): lòng, dạ Thảo (thảo nguyên): cỏ Thiên (thiên niên kỉ): trời Thiết (thiết giáp): thít lại Thiếu (thiếu niên, thiếu thời): chưa đủ Thôn (thôn dã, thôn nữ): khu vực sân ở nông thôn Thư (thư viện): sách Tiền (tiền đạo): trước Tiểu (tiểu đội): nhỏ Tiếu (tiếu lâm ): cười Vấn (vấn đáp): hỏi HĐ 4: Vận dụng 1.Viết một đoạn văn ngắn chừng 5-7 dòng có sử dụng DT, ĐT, TT và QHT? 2.Vẽ sơ đồ tư duy về các từ loại đã học. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1. Xác định DT, ĐT, TT và QHT trong câu thơ, văn trong các văn bản đã học 2. Viết một bài văn biểm cảm ngắn về một bài thơ đã học, trong đó có sử dụng các từ Hán Việt? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Ôn tập toàn bộ lại kiến thức Tiếng Việt. - Soạn bài: Ôn tập TV (Bài 17): Ôn lại kiến thức và trả lời câu hỏi sgk. Ngày giảng: 7A1: / 11/ 2019 7A2: / 11/ 2019 Tiết 65- ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Củng cố hệ thống hoá lại k.thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sd BP tu từ để nói, viết. 3. Thái độ: - Chú ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp khi nói, viết. - Rút ra được những kinh nghiệm trong đời sống từ bài học 4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực đánh giá, năng lực viết đoạn văn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và chuẩn bị các nội dung. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: - Dạy học hợp tác: thực hiện trò chơi, thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp; Dạy học theo nhóm 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật học tập hợp tác; Kĩ thuật trình bày một phần nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 7A1:...................7A2.................. 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: Không b. Kiểm tra bài mới: 3. Bài mới: HĐ1: Khởi động: Vẽ sơ đồ tư duy về các từ loại đã học. HS thực hiện – HS trả lời - GV NX HĐ 2: Hình thành KT, KN mới HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt - Giáo viên yêu cầu HS trả lời nhanh: Nhắc lại: khái niệm –từ đồng nghĩa ,từ trái nghĩa, từ đồng âm ? Tại sao lại có h.tượng từ đồng nghĩa ? ? Thế nào là từ trái nghĩa ? ? Tìm 1 số từ đồng nghĩa và 1 số từ trái nghĩa với mỗi từ: bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ ? ?Thế nào là từ đồng âm? Có mấy dạng đồng âm? ?Thế nào là thành ngữ? - Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình - Học sinh khác bổ sung II-Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo): 1-Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD: trông – nhìn, ngó, coi, mang. -Có 2 loại từ đồng nghĩa: +Từ đồng nghĩa hoàn toàn: quả – trái. +Từ ĐN không h.toàn:hi sinh, bỏ mạng -Vì 1 sự vật, h.tượng có nhiều tên gọi khác nhau, nên có h.tượng đồng nghĩa. 2-Từ trái nghĩa: là n từ có nghĩa trái ngược nhau. VD: cười – khóc * BT :Từ đồng nghĩa, trái nghĩa: -Bé – to, nhỏ – to, nặng – nhẹ, dài – ngắn, lớn – bé, nhiều – ít. -Thắng – thua, thắng – bại. -Chăm chỉ – lười biếng. 3-Từ đồng âm: là n từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 4-Thành ngữ: là loại cụm từ có c.tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa h.chỉnh, ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng cao. -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở ?Hãy giải nghĩa các thành ngữ sau đây bằng những thành ngữ thuần Việt có ý nghĩa tương đương ? HĐ nhóm đôi 2’ ? Thay thế những từ in đậm thành những thành ngữ có ý nghĩa tương đương HS trả lời nhanh – bổ sung ?Thế nào là điệp ngữ ? Điệp ngữ có mấy dạng ? ?Thế nào là chơi chữ ? Hãy tìm 1 số vd về các lối chơi chữ ? -Ví dụ: Hoa nào không phải lẳng lơ Mà người gọi bướm ỡm ờ lắm thay. (là hoa gì ? – hoa cúc bướm) Có con mà chẳng có cha Có lưỡi, không miệng, đố là vật chi ? (con dao) Nghiã của thành ngữ có thể bắt nguồn tr.tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua 1 số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh... VD: ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn. -Thành ngữ có thể làm CN, VN trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,... * BT : Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt: -Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng. -Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ. -Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc. -Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng bồ dao găm. * BT : Thay thế những từ in đậm thành những thành ngữ có ý nghĩa tương đương: - Đồng rộng mênh mông và vắng lặng: đồng không mông quạnh. -Phải cố gắng đến cùng: còn nước còn tát. -Làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái: con dại cái mang -Nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì: giàu nứt đố đổ vách. 5-Điệp ngữ: là phép tu từ lặp đi lặp lại 1 từ, ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. -Điệp ngữ có nhiều dạng: +Điệp ngữ cách quãng +Điệp ngữ nối tiếp +Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) 6-Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị. Hoạt động 4 : vận dụng ? Viết nhanh khái niệm từ đồng nghĩa ,từ đồng âm, từ trái nghĩa,thành ngữ... ? Viết đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa,từ đồng nghĩa? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1. Xác định các từ đồng nghĩa,trái nghĩa, đồng âm, các thành ngữ, điệp ngữ trong câu thơ, văn trong các văn bản đã học 2. Viết một bài văn biểm cảm ngắn về một bài thơ đã học, trong đó có sử dụng thành ngữ, điệp ngữ? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Ôn tập toàn bộ lại kiến thức Tiếng Việt. - chuẩn bị ôn tập tổng kết HK1

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_6465_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf