Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 112: Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra Tiếng Việt - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS nắm lại một số kiến thức đã học trong chương trình học kì II theo các

nội dung của 2 đề kiểm tra.

- Ôn tập lại cách đặt câu và viết đoạn văn.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức, kĩ năng đặt câu và viết đoạn văn.

3. Thái độ:

- Có ý thức cẩn thận khi làm bài kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, bảng phụ.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: 7A3:.

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:

GV nêu yêu cầu của hai bài làm Văn học và Tiếng việt trong tiết trả bài

pdf13 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 112: Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra Tiếng Việt - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7A1: 20 /6/2020 7A2: 18/6/2020 7A6: 19/6/2020 TIẾT 112 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - HS nắm lại một số kiến thức đã học trong chương trình học kì II theo các nội dung của 2 đề kiểm tra. - Ôn tập lại cách đặt câu và viết đoạn văn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức, kĩ năng đặt câu và viết đoạn văn. 3. Thái độ: - Có ý thức cẩn thận khi làm bài kiểm tra. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, bảng phụ. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 7A3:.................................. 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu của hai bài làm Văn học và Tiếng việt trong tiết trả bài. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Đọc đề bài và HDHS thực hiện từng câu hỏi. GV: Nhận xét những ưu, nhược điểm của học sinh trong bài làm của mình. GV: Đưa bảng phụ đã ghi các lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi về từ -> I. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt 1. Đề bài: (Như tiết 95) 2. Đáp án: (Như tiết 95) 3. Trả bài, chữa lỗi: a. Trả bài, nhận xét ưu nhược điểm: a) Ưu điểm: - Một số học sinh nắm vững kiến thức đã học, Thảo, Luyến, Dung (7A1) Thoa, Hồng, Thu (7A2) Yến, Hà, Đoán (7A6).... - Một số bài trình bày khoa học, sạch đẹp: b) Hạn chế: - Một số bài học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản. Háng, Của, Chờ (7A1) Sinh, Sua (7A2) Thực, Nhường, Tòng (7A6) - Chưa học kĩ bài, nhầm kiến thức nội dung và ý nghĩa của bài. Viết đoạn văn chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung, còn gạch đầu dòng, viết chưa đủ nội dung yêu cầu của đề... - Nhiều bài trình bày ẩu, chưa khoa học, chưa sạch đẹp: Chờ (7A1) Duyên nam, HS sửa -> GV kết luận a. trạng ngữ b. Đặt câu CĐ và BĐ GV: Đọc một số đoạn văn HS viết tốt để lớp tham khảo. GV: Gọi điểm vào sổ. GV: Đọc đề bài và HDHS thực hiện từng câu hỏi. - Bác Hồ, Bác; Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, giản dị,... - Diễn đạt: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp - Sai kiến thức: Nghệ thuật tăng phản được thể hiện trong văn bản Sống chết mặc bay. GV: Gọi điểm vào sổ. Thắng (7A2) Thực, Giống (7A6)... - Một số bài mắc rất nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả: Rợ, Mạnh (7A6)... II. Trả bài kiểm tra Văn 1. Đề bài: (Như tiết 105) 2. Đáp án: (Như tiết 105) 3. Trả bài, chữa lỗi: a. Trả bài, nhận xét ưu nhược điểm: a) Ưu điểm: - Đa số học sinh nắm vững kiến thức đã học. - Một số bài trình bày khoa học, sạch đẹp: Thảo, Luyến, Dung (7A1) Thoa, Hồng, Thu (7A2) Yến, Hà, Đoán (7A6).... - Nhiều bài diễn đạt tốt đoạn văn: Thảo, Luyến, Nhi (7A1) Hồng, Thoa (7A2), Hà (7A6) b) Hạn chế: - Một số bài học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản - Lí thuyết học chưa kĩ. Viết đoạn văn chưa đảm bảo yêu cầu, xác định câu chủ động và câu bị động chưa chính xác. - Xác định câu rút gọn chưa chính xác và nêu tác dụng chưa đảm bảo. VD: bắc, Trang, Hải, Chiến, Định... b. Chữa lỗi: - Xác định cá ND kiến thức đề bài yêu cầu - Chính tả: bác hồ, phạm văn đồng, hồ chí minh, dản dị - Diễn đạt: nâng cao phẩm chất quý giá - Sai kiến thức: Trong văn bản sống chết mặc bay có ý nghĩa nội dung của văn bản trên đức tính sống chết mặc bay c. Gọi điểm: III. Thống kê kết quả: Văn học: G: 3/33 =9,1%; K: 16/33=48,5% TB: 9/33=27,3% Y: 5/33=15,2% Tiếng Việt: G: 8/33=24,2%; K: 13/33=39,4% GV: Trước khi làm bài do không đọc kĩ đề nên HS hay bỏ sót kiến thức hoặc nhằm kiến thức. - Đọc kĩ đề, nháp đề rồi làm vào bài. - Học thuộc nội dung lí thuyết để vận dụng làm bài. - Kiểm tra lại bài làm tránh bỏ sót kiến thức. TB: 10/33=30,3%; Y: 2/33=6,1% IV. Nhận xét, rút kinh nghiệm 4. Củng cố - Dặn dò: 4.1. Củng cố: - GV khái quát lại nội dung kiến thức đã học, yêu cầu khi viết một đoạn văn - Cách trình bày bài kiểm tra 4.2. Dặn dò: - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm: Nắm vững các khái niệm và thực hành làm các bài tập SGK, SBT. ....................... * * * ............................ ĐỀ ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 7 A1-A2-A6 Đề 1: Câu 1: Đọc đoạn văn sau: “ Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lơi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, tác giả là ai? b. Chỉ ra phép tu từ liệt kê trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của phép liệt kê. c. Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản đó? Câu 2: XĐ trạng ngữ trong các câu sau và cho biết ý nghĩa của mỗi trạng ngữ đó? a. Để có môi trường xanh, sạch, đẹp, chúng ta cần biết giữ gìn vệ sinh chung. b. Bằng giọng nói ấm áp và truyền cảm, chị ấy kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện xúc động về Bác Hồ kính yêu. c. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. d. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Câu 3: Hãy chứng minh rằng cuộc sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Đề 2: Câu 1: Đọc đoạn văn sau: “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, tác giả là ai? b. Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của văn bản đó? c. Nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác. Câu 2: Hãy chuyển các câu sau thành câu bị động. a. Người ta xây bồn hoa ở giữa sân. b. Thầy Hiệu trưởng vào thăm khối lớp 7 chúng em. c. Chàng kỵ sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. Câu 3: Ít lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập, em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Đề 3: Câu 1: Đọc đoạn văn sau: “ Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xêm chứng núng thế lăm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ dội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trong thật là thảm”. a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, tác giả là ai? b. Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của văn bản đó? c. Trình bày nghĩ của em về về hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng? Câu 2: a. Trình bày hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. b. Chuyển đổi những câu chủ động sau thành hai câu bị động theo 2 kiểu. 1. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII. 2. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. 3. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. 4. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. Câu 3: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đề 4 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3 Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bầng khuâng, có tiếc thương ai oánLời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. (Ngữ văn 7, tập 2) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? a. Ý nghĩa văn chương b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta c. Ca Huế trên sông Hương d. Đức tính giản dị của Bác Hồ 2. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. So sánh b. Nhân hóa c. Ẩn dụ d. Liệt kê 3. Dấu trong đoạn văn trên có tác dụng gì? a. Sự ngập ngừng, đứt quãng b. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết c. Người viết còn lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó 4. Câu nào sau đây không phải tục ngữ? a. Người ta là hoa đất b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ c. Chuột chạy cùng sào d. Học ăn, học nói, học gói, học mở 5. Câu “Con mèo mẹ tôi mua hôm qua rất xinh”, cụm chủ vị in đậm làm thành phần gì? a. Chủ ngữ b. Vị ngữ c. Trạng ngữ d. Phụ ngữ 6. Câu tục ngữ nào trong các câu dưới đây không phải là câu rút gọn? a. Người ta là hoa đất b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây c. Học ăn, học nói, học gói, học mở d. Đói cho sạch, rách cho thơm II. Tự luận (7 điểm) 1. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó: (2đ) a. “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” b. “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời” 2. Chuyển câu sau thành câu bị động: Mọi người rất yêu quý Lan (1đ) 3. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Gạch chân dưới những câu đó. (4đ) HƯỚNG DẪN CHỮA ĐỀ ÔN LUYỆN Gợi ý trả lời đề 1 Câu 1: a. Đoạn văn được trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Tác giả: Hồ Chí Minh b. Phép tu từ liệt kê: - Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lơi, Quang Trung,... - Tác dụng: Liệt kê những sự vật cùng loại chưa liệt kê hết. Liệt kê tên các vị anh hùng dân tộc qua các thời đại lịch sử nhằm ca ngợi những trang sử vẻ vang của dân tộc ta, chúng ta cần tự hào về điều đó. c. Nghệ thuật: + Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc. + Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả. + Sử dụng thành công biện pháp liệt kê. - Ý nghĩa văn bản: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước Câu 2: a. Để có môi trường xanh, sạch, đẹp -> TN chỉ mục đích. b. Bằng giọng nói ấm áp và truyền cảm -> TN chỉ phương tiện. c. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ -> TN chỉ thời gian. d. Nhanh như cắt -> TN chỉ cách thức. Câu 3: a. Mở bài - Nêu rõ tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. - Thực trạng môi trường trong những năm gần đây, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. - Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm. b. Thân bài - Môi trường sống là: những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người bao gồm: đất, nước, không khí... - Vai trò quan trọng của môi trường sống đối với đời sống con người: + Là điều kiện duy trì cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi... + Bảo vệ sức khỏe con người: môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản sự phát triển của bọ gậy, muỗi....) - Những hành động thiếu ý thức của con người đang làm tổn hại rất lớn, hủy hoại môi trường sống, ví dụ: + Nạn đốt phá rừng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét...tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái. + Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm: thuốc nổ, lưới vét, điện... làm cho nguồn thủy sản ngày càng cạn kiệt. - Nền công nghiệp phát triển mạnh, các nhà máy, xí nghiệp thải ra khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thủng tầng ozôn, gây ra những xáo trộn trong quy luật thiên nhiên, thời tiết: khí hậu ngày càng nóng lên, giông tố, bão lụt, hạn hán,...liên tiếp xảy ra. + Ở thành thị: Khí thải, chất thải, nước thải của các nhà máy không được xử lí kịp thời trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém: xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sông, phóng uế bừa bãi nơi công cộng...làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh. + Ở nông thôn: Ý thức, sự nhận biết của người dân, sử dụng phân hóa học, thuốc trừ bừa bãi -> Ảnh hưởng môi trường sinh vật, đời sống của con người. - Tuyên truyền vận động mọi người hãy tích cực góp phần vào việc giữ gìn bảo vệ lá phổi xanh của trái đất, ngôi nhà chung của thế giới; lên án, ngăn chặn hành động thiếu ý thức, hủy hoại môi trường. c. Kết bài - Mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường bằng hành động cụ thể: trồng cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp. - Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Gợi ý trả lời đề 2 Câu 1: a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Tác giả: Phạm Văn Đồng b.- Đặc sắc nghệ thuật: + Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục + Lập luận theo trình tự hợp lí. - Ý nghĩa + Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Bài học về việc học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. c. - Đoạn văn phải có chủ đề và nội dung hoàn chỉnh. - Trình bày được cảm xúc của em: cảm phục về lối sống giản dị của Bác, biết ơn Bác. - Rút ra bài học cho bản thân. Câu 2: a. Bồn hoa được người ta xây ở giữa sân./Bồn hoa được xây ở giữa sân.. b. Khối lớp 7 chúng em được thầy Hiệu trưởng vào thăm. c. Con ngựa bạch bị/được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. Câu 3: a. Mở bài - Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời mỗi con người. - Không có tri thức sẽ không làm được việc gì có ích. - Chúng ta phải hiểu rằng. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. b. Thân bài - Giải thích học: là quá trình tiếp thu vốn tri thức vốn có của nhân loại bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy điều kiện của mỗi người (học ở trường, ở ngoài xã hội, tự học, học kiến thức căn bản, học hỏi kinh nghiệm...) nhằm không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy việc học là vô cùng quan trọng. - Giải thích vì sao nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích, vì: + Không học hành đến nơi đến chốn thì sẽ không có kiến thức căn bản để bước vào đời. + Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ suy nghĩ, tiếp thu kém do đó lơn lên ra ngoài đời không có khả năng làm tốt công việc =>không đáp ứng được yêu cầu của công việc. + Trong thời đại khoa học kĩ thuật hiện đại, kinh tế tri thức như hiện nay nếu không học sẽ lạc hậu, không đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội => sẽ bị đào thải. + Lơ là học hành (ham chơi, giao du với bạn xấu, bỏ học) sẽ dễ hư hỏng, trở thành người vô dụng (mất nhân cách, không có khả năng làm việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội). - Liên hệ: + Mỗi cá nhân tự ý thức tầm quan trọng của việc học... + Vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn sẽ đạt được thành quả về: tinh thần, vật chất, làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội... c. Kết bài - Khẳng định vai trò của học tập đối với mỗi con người. - Liên hệ thực tế bản thân. Gợi ý trả lời đề 3 Câu 1: a. Đoạn văn trích từ văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. b. Nghệ thuật đặc sắc + Xây dựng tình huống tương phản - tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động. + Lựa chọn ngôi kể khách quan + Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, biểu cảm khắc họa chân dung nhân vật sinh động. - Ý nghĩa: Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm của viên quan phụ mẫu. Đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. c. Về nội dung: Học sinh trình bày được suy nghĩ của bản thân như sau: - Tình cảnh nhân dân lao động : rơi vào cảnh lầm than, cơ cực, thê thảm do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. (HS lấy dẫn chứng thông qua cảnh hộ đê của nhân dân và cảnh lũ lụt) - Bọn quan lại cầm quyền: lạnh lùng, bàng quan, vô lương tâm, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến cuộc sống của người dân. (HS lấy dẫn chứng về việc làm của quan phụ mẫu: Chơi tổ tôm: khểnh râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc. Nghe tin vỡ đê chỉ biết quát mắng, đổ tội cho người khác: “Đê vỡ rồi! đê vỡ rồi thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! có biết không?” và vẫn không rời mắt khỏi ván bài tổ tôm) Câu 2: a. Hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. b. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo 2 cách. 1. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII. -> Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII. -> Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỷ XIII. 2. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. - Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. - Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim. 3. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. - Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. - Con ngựa bạch được buộc bên gốc đào. 4. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. - Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân. - Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân. Câu 3: a. Mở bài: - Dẫn dắt: Biết ơn là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta. - Nêu luận điểm: trích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". b. Thân bài - Giải thích ý nghĩa câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" + Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả. + Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. -> Câu tục ngữ giáo dục chúng ta phải nghĩ đến công lao những người đem lại cho mình cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. - Chứng minh tại sao ăn quả lại nhớ kẻ trồng cây: + Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (lấy dẫn chứng).... - Thể hiện tái độ biết ơn của người ăn quả đối với người trồng cây bằng hành động đúng đắn, cụ thểm thiết thực + Trong gia đình: trân trọng, ghi nhớ công ơn....(dẫn chứng) + Trong xã hội: Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả thế hệ trước để lại; tham gia tích cực hoạt động đền ơn đáp nghĩa (dẫn chứng) - Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người sống theo đạo lí tốt đẹp đó.... - Phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa...Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách. c. Kết bài - Ý nghĩa của câu tục ngữ: Là bài học về đạo đức sâu sắc, nhắc nhở con cháu phải biết ơn và nhớ về những người có công lao, những người sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. - Liên hệ thực tế bản thân. GỢI Ý TRẢ LỜI đề 4 I. Phần trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 c d b c d a II. Phần tự luận 1. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó: (2đ) a. “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” (0.5đ) => Trạng ngữ chỉ thời gian. (0.5đ) b. “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời” (0.5đ) => Trạng ngữ chỉ nơi chốn. (0.5đ) 2. Chuyển câu sau thành câu bị động: Mọi người rất yêu quý Lan (1đ) => Lan được mọi người yêu quý. 3. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Gạch chân dưới những câu đó. (4đ) - HS viết được 1 đoạn văn 5 – 7 câu, đảm bảo được cả nội dung lẫn hình thức, không sai lỗi chính tả, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, thể hiển thống nhất 1 chủ đề. (2đ) - Có sử dụng 1 câu rút gọn và 1 câu đặc biệt (1đ) - Gạch chân dưới câu rút gọn và câu đặc biệt đó (1đ) 4. Củng cố - Dặn dò: 4.1. Củng cố: - GV khái quát nội dụng kiến thức đã học trong chương trình học kì II 4.2. Dặn dò: - Học thuộc kiến thức đã ôn tập - Chuẩn bị “Kiểm tra HK II” ................................. * * * ...............................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_112_tra_bai_kiem_tra_van_bai_kiem.pdf