Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 2 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản

1. Kiến thức:

Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản.

2. Rèn kĩ năng:

- Bước đầu hiểu thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lý.

- Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn.

3. Chuẩn bị:

Tích hợp với Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê.”

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 2 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Tiết: 7 Ngày soạn: 11/9/2005 Ngày dạy: 13/9/2005 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN A/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT. Kiến thức: Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Rèn kĩ năng: Bước đầu hiểu thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lý. Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn. Chuẩn bị: Tích hợp với Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê.” B/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Hãy tóm tắt nội dung truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê.” Nêu cảm nghĩ của em và thông điệp màø câu truyện muốn gửi đến. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1:Bố cục của văn bản Hỏi: Theo em khi viết một lá đơn xin gia nhập Đội thiếu niên tiền phong thì những nội dung trong đơn ấy có cần sắp xếp theo một trật tự không hay muốn viết thế nào cũng được? TL: Rất cần phải sắp xếp nội dung lá đơn theo một trật tự nhất định thì người đọc mới hiểu được. Hỏi: Em có thể chấp nhận cách sắp xếp nội dung của hai lá đơn dưới đây không? Vì sao? Nếu em không chấp nhận cách sắp xếp như trên, hãy đưa ra cách sắp xếp mà em cho là hợp lý? GV sử dụng bảng phụ Lá đơn thứ nhất 1. Lýdo xin vào đội 2 . Họ tên, nơi ở, học trường nào. 3. Lời hứa khi được kết nạp. Lá đơn thứ hai. 1. Họ tên, nơi ở, học trường nào 2. Lời hứa khi được kết nạp. 3. Lýdo xin vào đội. HS suy nghĩ và trả lời:Cả hai lá đơn đều không chấp nhận được vì sự sắp đặt các nội dung không hợp lý. Cần sắp xếp lại như sau : 1. Họ tên, nơi ở, học trường nào. 2. Lýdo xin vào Đội 3. Lời hứa khi được kết nạp. Hoạt động 2: những yêu cầu của bố cục trong văn bản Hỏi: Qua bài tập này em rút ra điều gì trong việc sắp đặt các phần trong một Văn bản? TL: Việc sắp đặt các phần, các đoạn phải theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý. Việc bố trí sắp đặt các phần, các đoạn phải theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý gọi là bố cục. VB thì phải có bố cục rõ ràng. GV cho HS đọc hai câu truyện trong SGK. Hỏi: Hai câu truyện này đã có bố cục chưa? Cách kể truyện như vậy bất hợp lý ở chỗ nào? Nên sắp xếp lại bố cục hai câu truyện ấy ra sao? TL: Cả hai câu truyện đều chưa có bố cục. Cách kể truyện bất hợp lý vì : Sự sắp xếp các phần, các đoạn không theo một trình tự thời gian, một hệ thống chi tiết rành mạch, hợp lý.Trong câu truyện (1) kể truyện ếch đi lại nghênh ngang, nhâng nháo nhìn trời trước, ếch ở trong giếng sau. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp không gắn với việc nó nó đi lại nghênh ngang mà lại đưa xuống cuối cùng và thêm vào một chi tiết lạc lõng : “Từ đấy trâu chở thành bạn của nhà nông.”.Trong câu truyện (2) thì lại kể truyện anh khoe áo mới trước, anh khoe lợn cưới sau. Nên sắp xếp lại như hai câu truyện trong sgk văn 6 tập một. Hỏi: Theo em có những yêu cầu gì về bố cục trong văn bản? TL: Nội dung các phần, các đoạn phải thống nhất chặt chẽ; đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi. Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra. Hoạt động 3: các phần của bố cục của văn bản GV nêu vấn đề : Ở lớp 6 chúng ta đã học bố cục các kiểu văn bản tự sự và miêu tả. Vậy em hãy cho biết : bố cục của các loại văn bản này gồm mấy phần? Là những phần nào? Nhiệm vụ của từng phần trong từng kiểu văn bản? TL: Bố cục gồm 3 phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài. + VB tự sự. MB : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. TB : Diễn biến và phát triển của sự việc, câu chuyện. KB : Kết thúc của câu chuyện. + VB miêu tả. MB : Tả khái quát. TB : Tả chi tiết. KB : Tóm tắt về đối tượng và phát biểu cảm nghĩ. Hỏi: Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao? TL: Mỗi phần đều có nhiệm vụ khác nhau ví thế cần phân biệt rõ nhiệm vụ của từng phần dể tránh sự trùng lặp và tạo trình tự hợp lý, rành mạch cho văn bản. à Ghi nhớ: SGK I/ Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản 1/ Bố cục trong văn bản. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý.VB không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. 2/ Những yêu cầu về bố cục trong VB. - Nội dung các phần, các đoạn phải thống nhất chặt chẽ; đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi. - Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra. 3/ Các phần của bố cục. Mở bài. Thân bài. Kết luận. * Mỗi phần đều có nhiệm vụ khác nhau để tránh sự trùng lặp và tạo trình tự hợp lý, rành mạch cho văn bản. à Ghi nhớ: SGK Hoạt động 4: Luyện tập. Bài 1 : Làm miệng. Bài 2 : Bố cục truyện : “Cuộc chia tay của những con búp bê.” - Hai anh em phải chia đồ chơi. - Hai anh em đến trường chia tay cô giáo và các bạn. - Cuộc chia tay đột ngột của hai anh em. Đây là một bố cục rành mạch và hợp lý. Các phần thống nhất nhau đồng thời có sự phân biệt rạch ròi. Củng cố Vì sao một văn bản lại cần phải được trình bày theo một bố cục rõ ràng và hợp lý? Dặn dò Học bài, làm bài tập 3 sgk trang 30. Chuẩn bị bài: Mạch lạc trong văn bản

File đính kèm:

  • docTiet 7.doc