Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 21 - Tiết 76 đến tiết 81

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Cảm nhận về lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.

 - Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắccủa bài thơ cùng những sáng tạo trong hình thức thể hiện.

 1/ Kiến thức

 - Niềm khát khao giao cảm với đời, quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.

 - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

 2/ Kĩ năng

 - Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 - Phân tích một bài thơ mới.

 3/ Thái độ

 Có lý tưởng sống tốt đẹp,

 

doc22 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 21 - Tiết 76 đến tiết 81, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 24/12/2011 Tiết 76 + 77 + TC21 VỘI VÀNG (Xuân Diệu) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Cảm nhận về lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắccủa bài thơ cùng những sáng tạo trong hình thức thể hiện. 1/ Kiến thức - Niềm khát khao giao cảm với đời, quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 2/ Kĩ năng - Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Phân tích một bài thơ mới. 3/ Thái độ Có lý tưởng sống tốt đẹp, B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề... - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11... 2/ Học sinh Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Em hiểu thế nào là "ngông"? Cái "ngông" của Tản Đà được thể hiện như thế nào trong bài thơ "Hầu trời"? 3/ Bài mới: * Dẫn nhập: Từ xa xưa, nhiều thi nhân đã từng than thở về sự ngắn ngủi của kiếp người. Người ta gọi là: “áng phù vân”, là “bóng câu qua cửa sổ” Nhưng do xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian nên nhiều nhà thơ trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu. Thời ấy, cá nhân còn chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn gắn với vũ trụ, nên người ta vẫn đinh ninh người chết chưa hẳn là hư vô, vẫn có thể cùng với cộng đồng và trời đất tuần hoàn. Ở các nhà thơ mới, do được thức tỉnh về ý thức cá nhân, quan niệm thời gian như vậy đã hoàn toàn đổ vỡ. Sự cảm nhận thời gian của Xuân Diệu khác với quan niệm thời gian tuần hoàn của người xưa, xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn. - Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy cho biết đôi nét về tác giả Xuân Diệu? - Gv nói thêm: Theo lời Xuân Diệu: cả xứ Nghệ quê cha và xứ dừa quê mẹ đều có ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp văn học, thừa hưởng đức tính cần cù, kiên nhẫn trong lao động của người xứ Nghệ và hồn thơ được bồi đắp nên từ thiên nhiên thơ mộng vạn Gò Bồi. - Xuân Diệu có vị trí như thế nào trong nền văn học Việt Nam? - Gv nói thêm: + Ngay khi bước chân vào làng thơ, đã đươc nhìn nhận: "nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới" (Hoài Thanh). + Nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu với một hồn thơ khát khao giao cảm với đời (Nguyễn Đăng Mạnh). + Luôn duy trì nguồn cảm xúc tươi mới, cặp mắt xanh non để nhìn vạn vật -> dòng thơ cho đến cuối đời không hề vơi cạn. - Đóng góp của Xuân Diệu được thể hiện qua khả năng sáng tạo dồi dào như thế nào? - Nêu các sáng tác chính của Xuân Diệu? - Nêu xuất xứ bài thơ? - Gv hướng dẫn Hs đọc bài thơ. Phần đầu của bài thơ cần đọc với giọng vui tươi, náo nức, xôn xao. Từ câu 14 đến câu 29 chuyển sang giọng tranh luận, thảng thốt, tiếc nuối. Từ câu 30 cần đọc với giọng sôi nổi, nhanh. - Gv đọc mẫu. Hs đọc bài. - Xác định bố cục của bài thơ? * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Ở 4 câu đầu tác giả ước muốn điều gì? - Xuất phát từ đâu tác giả lại có ước muốn đó? - Gv diễn giảng: Lấy cái tôi chủ quan chống lại quy luật của thiên nhiên, đất trời thể hiện qua những từ ngữ có tính chất mệnh lệnh. Khát khao giao cảm với đời, tình yêu cuộc sống tha thiết. - Từ nào được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ? Thể hiện điều gì? - Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? - Gv diễn giảng: Cách nói không lặp lại, đó là sự sáng tạo trong diễn đạt. Cho thấy sự phong phú bất tận của thiên nhiên. Thiên nhiên ở thời điểm này như một khu vườn tình ái đầy hoa thơm quả ngọt với sự hội ngộ đắm say của buổi sáng, tháng giêng, tuổi trẻ, tất cả đều ở mức khởi đầu. - Tháng giêng ngon như một cặp môi gần bộc lộ điều gì? - Quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống là gì? - Gv diễn giảng: Tươi trẻ trong cách nhìn, thơ xưa: chừng mực kín đáo, Xuân Diệu: niềm si mê không cần giấu diếm, đó là quan niệm nhân sinh mới mẻ: thụ hưởng những gì cuộc sống giành cho mình, sống mãnh liệt, hết mình; quan niệm mới mẻ, tích cực, đầy chất nhân văn. - Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Dấu chấm ở giữa câu thể hiện điều gì? - Cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở đoạn thơ này có gì khác thường? - Gv diễn giảng: Từ ngữ sóng đôi giữa hai trạng thái đối lập. Nếu ở trên thiên nhiên được nhìn nhận qua lăng kính tình yêu, tuổi trẻ thì ở đây nhuốm vị chia li, mất mát, được nhìn qua lăng kính chảy trôi của thời gian. - Nhà thơ cảm nhận về thời gian như thế nào? - Tác giả nhận thức được điều gì về sự tồn tại của con người trong cuộc đời? - Tác giả lấy điều gì làm thước đo thời gian? - Tác giả thể hiện tâm trạng gì trước quy luật đó? Thể hiện qua những chi tiết nào? - Hs đọc đoạn cuối. Nhận xét về giọng thơ? - Vì sao Xuân Diệu có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi chảy của thời gian? - Tình cảm đắm say, tha thiết đến cuồng nhiệt đối với sự sống một lần nữa lại trào lên ở cuối tác phẩm được thể hiện qua những câu thơ nào? * Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết - Gv hướng dẫn hs khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ? TC 20 - Em cảm nhận về triết lí sống vội vàng của Xuân Diệu như thế nào? - Xuân Diệu đã phát biểu quan niệm sống tích cực như thế nào trong thơ? - Em hãy so sánh quan niệm về thời gian của người xưa và Xuân Diệu? I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả: - Xuân Diệu (1916-1985) - Tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định. - Sau khi đỗ tú tài: Xuân Diệu đi dạy học tư, làm viên chức ở Mĩ Tho, rồi ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. - Ông hăng hái tham gia các hoạt động xã hội với tư cách một nhà văn chuyên nghiệp. - Năm 1996 Xuân Diệu được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. - Nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn. - Sự đam mê sáng tạo của ông như một cuộc chạy đua với thời gian, tìm đến sự bất tử trong văn chương. 2/ Tác phẩm - Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960) - Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939) - Các tập tiểu luận, phê bình, nghiên cứu: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam * Vội vàng - In trong tập Thơ thơ - Tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu trước cách mạng. - Bố cục: + Đ1: C1 -> 13: Tình yêu tha thiết đối với cuộc sống. + Đ2: C14 -> 29: Tâm trạng tác giả trước thời gian + Đ3: C30 -> hết: Lời giục giã. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Đoạn 1 a. Bốn câu đầu - Điệp từ: Tôi muốn + tắt nắng, buộc gió -> Muốn đoạt quyền của tạo hoá - Nhịp thơ: hối hả, gấp gáp: Màu đừng nhạt, hương đừng bay. -> Khát vọng lưu giữ thời khắc đẹp nhất của cuộc sống. Ước muốn táo bạo, lãng mạn của người thi sĩ muốn chặn dòng chảy của thời gian, chống lại quy luật tự nhiên để giữ hương sắc cuộc đời, vĩnh viễn hóa những thứ mong manh, ngắn ngủi. b. Bảy câu tiếp - Điệp từ: này đây: thể hiện sự phong phú, bất tận của thiên nhiên. Giọng thơ náo nức, ngỡ ngàng trước bao cảnh đẹp. - Hình ảnh mùa xuân: + Màu sắc: xanh rì + Hương vị: tuần tháng mật + Hình ảnh, đường nét: cành tơ phơ phất. + Ánh sáng: chớp hàng mi - Tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ, khúc tình si -> Liệt kê, đảo ngữ, sáng tạo trong diễn đạt. -> Hương màu mùa xuân vừa gần gũi vừa quyến rũ, tình tứ làm đắm say lòng người. - Tháng giêng ngon như một cặp môi gần -> so sánh độc đáo, mới lạ, táo bạo, đầy tính nhân văn. -> Vận động, chuyển biến từ thị giác sang vị giác: nếm được vẻ đẹp của thiên nhiên. => Đối với Xuân Diệu cuộc sống là nơi hội tụ tình yêu và tuổi trẻ, đoạn thơ như một chuỗi tiếng reo vui hồn nhiên của một tâm hồn trẻ tuổi, bước vào vườn xuân trần gian đẹp lạ lùng. Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. -> Câu thơ đứt đoạn, niềm vui chững lại. Chuyển đổi mạch cảm xúc. 2/ Đoạn 2 Xuân: tới - xuân qua còn non - sẽ già hết - tôi mất -> Thể hiện quy luật khắc nghiệt của cuộc đời, thời gian tuổi xuân trôi qua không bao giờ trở lại, đời người ngắn ngủi hữu hạn trong cái thênh thang vô hạn của đất trời. Quan niệm về thời gian tuyến tính, ý thức sâu sắc sự trôi chảy của thời gian. - Điệp ngữ: nghĩa là: cách để bộc lộ cảm xúc. Lòng tôi rộng - lượng trời chật Xuân tuần hoàn - tuổi trẻ chẳng thắm lại -> Tuổi trẻ làm chuẩn mực, thước đo thời gian - Còn trời đất - chẳng còn tôi -> Thiên nhiên đối kháng với con người, trạng thái đắm say, khát vọng mãnh liệt nhưng không trọn vẹn, niềm vui chóng tàn - Tháng năm .. chia phôi Sông núi tiễn biệt Gió hờn Chim đứt tiếng -> Hình ảnh nhân hoá, nỗi buồn của con người lan sang cảnh vật, triệt tiêu chất vui của thiên nhiên. - Bật thốt: Ôi!.. chẳng bao giờ nữa: não nuột, tuyệt vọng. 3/ Đoạn 3: Lời giục giã - Giọng thơ sôi nổi, cuồng nhiệt. - Chính vì bất lực trước quy luật khắc nghiệt của thời gian: không thể níu giữ thời gian, nên tác giả mới vội vàng giục giã mọi người tận hưởng tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên thế gian này: + sự sốngmơn mởn + mây đưagió lượn + cánh bướmtình yêu + mùi thơm + ánh sáng -> Cảm nhận được cái sắc, cái đẹp của sự sống đang độ xuân thì, cũng như cái đẹp của đời người khi đang còn trẻ khiến tác giả vô cùng tiếc nuối khi biết rằng tất cả rồi sẽ tàn phai. - Tình cảm đắm say, tha thiết đến cuồng nhiệt đối với sự sống một lần nữa lại trào lên ở cuối tác phẩm: + Điệp từ: ta muốnta muốn + Động, tính từ mạnh mẽ: riết, say, thâu, chuếnh choáng, đã đầy, no nê + lên đến cao trào qua hình ảnh thơ táo bạo. -> Đó là cách bộc lộ cảm xúc vô cùng mãnh liệt, độc đáo và mới mẻ chỉ có ở Xuân Diệu. Là niềm khát khao sống sôi nổi, mãnh liệt của thanh niên, của tuổi trẻ. IIII. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Từ ngữ, cấu trúc câu lạ, táo bạo, so sánh đầy sáng tạo - Thể hiện tư tưởng nhân văn: lòng yêu đời tha thiết. Cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan. 2/ Nội dung Khát khao sống, niềm tha thiết yêu người, yêu mùa xuân, tuổi trẻ của Xuân Diệu. IV. LUYỆN TẬP 1/ Triết lí sống vội vàng mà Xuân Diệu thể hiện trong tác phẩm: + Phải vội vàng tận hưởng hạnh phúc và niềm vui mà cuộc đời ban tặng cho con người khi còn trẻ vì thời gian không chờ đợi. + Phải vội vàng thâu nhận những vẻ đẹp của sự sống vì cái đẹp cũng giống như tuổi trẻ sẽ qua đi rất nhanh, không bao giờ trở lại. + Phải vội vàng lên, phát huy tận độ mọi giác quan để cảm nhận cđ, để nhân gấp nhiều lần sự sống. Vội vàng là để tăng chất lượng cuộc sống chứ không phải là sống gấp. 2/ Quan niệm sống của Xuân Diệu - Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. + Đối với Xuân Diệu: thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con ng giữa tuổi trẻ và tình yêu. + Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. + Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ. 3/ So sánh quan niệm về thời gian của người xưa và Xuân Diệu. uag cuûa doøng soâng vaø nhöõng chieán coâng hieån haùch ôû ñaâyùcâng oanh lieät nhaát trong lòch söû d Quan niệm cũ Quan niệm của Xuân Diệu "Xuân vẫn tuần hoàn" - Thời gian vòng tròn, bốn mùa đắp đổi, xuân, hạ, thu, đông. - Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh tại siêu hình lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian. - Vì vậy, con người luôn an nhiên tự tại, không có gì phải lo lắng "Đi đâu mà vội mà vàng" Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân: tới-qua, non-già, hết Tôi: cũng mất, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, chẳng còn tôi mãi - Thời gian tuyến tính - Lấy sinh mệnh cá nhân, hơn thế lấy tuổi trẻ, khoảng thời gian ngắn ngủi nhất của đời người làm thước đo thời gian. 4/ Củng cố, dặn dò a. Củng cố - Cái tôi của Xuân Diệu được thể hiện trong bài thơ như thế nào? - Cách cảm nhận cái đẹp của cuộc đời. - Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ của Xuân Diệu. b. Dặn dò - Học thuộc lòng bài thơ. - Soạn bài "Nghĩa của câu" (Tiếp theo) + Xem lại kiến thức bài "Nghĩa của câu" tiết 1. + Xem trước các ví dụ Sgk. + Xem trước phần bài tập. --------------------------eõf------------------------------ Ngày soạn: 26/12/2011 Tiết 78 NGHĨA CỦA CÂU (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa: Nghĩa sự việc (nghĩa biểu thị thông tin). Nghĩa tình thái (nghĩa biểu thị tình cảm). - HS nhận biết và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu, biết diễn đạt nghĩa sự việc vào hai thành phần bằng câu thích hợp với ngữ cảnh. 1/ Kiến thức Khái niệm nghĩa nghĩa sự việc, nghĩa tình thái những nội dung và hình thức biểu hiện thông thường trong câu. Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu. 2/ Kĩ năng Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu. Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp. Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa trong câu. 3/ Thái độ Có ý thức nắm bắt hai thành phần nghĩa: Nghĩa sự việc (nghĩa biểu thị thông tin). Nghĩa tình thái (nghĩa biểu thị tình cảm). B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề... - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11... 2/ Học sinh Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Đọc bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu. Hãy phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài thơ đấy. 3/ Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu mục III - Nghĩa tình thái là gì? (Đã học ở tiết trước) - Nghĩa tình thái là một lĩnh vực phức tạp gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Ở dung lượng một tiết ta chỉ đi tìm hiểu hai trường hợp. - Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu biểu hiện cụ thể như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ. - GV cho ví dụ mẫu ở biểu hiện thứ nhất. Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày một biểu hiện còn lại và cho ít nhất 3 ví dụ. - HS trình bày, gv nhận xét và chốt ý. - Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe biểu hiện qua thành phần nào trong câu? - Có những mức độ biểu hiện ra sao? Cho ví dụ? - Gv yêu cầu hs đặt câu đối với từng phương diện tình thái cụ thể. * Hoạt động 2: Luyện tập - Hs đọc bài tập 1. - Em hãy chỉ ra nghĩa tình thái và nghĩa sự việc ở từng câu. - Hs trình bày. - Gv nhận xét. - Nghĩa tình thái được thể hiện ở từ ngữ nào? - Nghĩa tình thái đó thể hiện thái độ hay sự đánh giá của người nói như thế nào đối với sự việc, sự vật? - Gv treo bảng phụ. - Hs đọc bài tập, nối cột. - Giải thích. - Gv chia lớp thành 4 nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Gv nhận xét. III. NGHĨA TÌNH THÁI 1/ Nghĩa tình thái hướng về sự việc (Sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói) Khẳng định tính chân thực của sự việc (sự thật là, quả, thật). Vd: Thật sự Minh học giỏi nhất lớp không gì có thể chối cãi được. Phỏng đoán sự việc có độ tin cậy cao hay thấp (chắc là, chắc, hình nhà) Vd: Có lẽ, hắn đi mất rồi. Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc (có đến, chỉ, là cùng) Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra (giá thử, toan). - Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết; Chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí hay chỉ khả năng xảy ra của sự việc ( phải, không thể, nhất định). Vd: Nhất định là nó sẽ đến. => Nghĩa tình thái (nghĩa biểu thị tình cảm): là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. 2. Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại (Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe). - Tình thái là các trạng thái cảm xúc hay tình cảm của con người trước sự việc, hiện tượng. - Các phương diện tình thái phổ biến tạo nên nghĩa tình thái của câu: + Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập. + Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe. (Thể hiện qua các từ xưng hô, các từ gọi đáp, các từ tình thái cuối câu) + Các từ ngữ biểu đạt ở cuối câu: à, ôi, nhỉ, nhé, đâu, đấy... hướng về phía người đối thoại. + Tình cảm thân mật, gần gũi. (nhé, nhỉ ) + Bực tức, thái độ hách dịch. (kệ mày, im đi, nói thế à, đừng làm ồn) + Thái độ kính cẩn (bẩm) IV. LUYỆN TẬP Bài 1. Phân tích nghĩa sự việc, nghĩa tình thái a. Ngoài này...ngọn dừa - Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết (nắng) ở hai miền (Bắc/Nam) có sắc thái khác nhau. - Nghĩa tình thái: phỏng đoán với mức độ tin cậy cao: chắc b. Tấm ảnh...thằng Dũng. - Nghĩa sự việc: ảnh là của mợ Du và thằng Dũng. - Nghĩa tình thái: khẳng định tính chân thực của sự việc ở mức độ cao: rõ ràng là c. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù. - Nghĩa sự việc: cái gông to nặng tương xứng với tội án tử tù. - Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai: thật là. d. Xưa nay ...vì liều. - Nghĩa sự việc ở câu thứ nhất nói về nghề cướp giật của hắn. Tình thái nhấn mạnh bằng từ chỉ. - Ở câu thứ ba: Đã đành là từ tình thái hàm ý miễn cưỡng công nhận một sự thật rằng hắn mạnh vì liều (nghĩa sự việc), nhưng cái mạnh vì liều ấy cũng không thể giúp hắn sống khi không còn sức cướp giật, dọa nạt. Bài 2 a. Nói của đáng tội: thừa nhận sự khen này không nên làm với đứa trẻ b. Có thể: nêu nhận định về một khả năng. c. Những: đánh giá mức độ giá cả là cao. d. Kia mà: nhắc nhở để trách móc. Bài 3 a. Hình như: phỏng đoán chưa chắc chắn. b. Dễ: phỏng đoán chưa chắc chắn c. Tận: đánh giá khoảng cách là xa. Bài 4 - Tuy đã hẹn nhưng chưa chắc nó đã đến. - Từ nhà tôi đến trường khoảng 20 phút là cùng. - Ít ra thì nó vẫn còn một số tiền đủ mua vé để về quê. - Nghe nói xăng sẽ tăng giá vào những ngày sắp tới - Chả lẽ Hương lại từ chối không tham gia văn nghệ của trường. - Hoa là một vận động viên nhảy cao cơ mà sao thi được có 6 điểm.uag cuûa doøng soâng vaø nhöõng chieán coâng hieån haùch ôû ñaâyùcâng oanh lieät nhaát trong lòch söû d 4/ Củng cố: - Liên hệ so sánh với nghĩa của từ (nghĩa biểu hiện sự vật, khái niệm; nghĩa biểu cảm) để nhận thấy sự tương ứng của hai thành phần nghĩa ở từ và câu. Ví dụ : chết/hi sinh/toi,... - Dùng một câu cốt lõi rồi thêm vào các từ tình thái để dễ nhận ra hai thành phần nghĩa. Ví dụ: (Hình như/ chắc chắn/ có lẽ/ quả thật/ chả có lẽ,...) + Mọi người đã đến. 5/ Dặn dò: Soạn bài "Ôn tập nghị luận xã hội" + Thế nào là bài văn nghị luận xã hội? + Phương thức làm bài. + Lấy một số dạng đề. -------------------------------™{˜---------------------------------- Tuần 22 Ngày soạn: 28/12/2011 Tiết TC21 + 79 + 80 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN Xà HỘI - ÔN TẬP BÀI VIẾT SỐ 5 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức Ôn tập những kiến thức cơ bản về văn nghị luận xã hội. 2/ Kĩ năng Ôn tập kĩ năng làm một bài văn nghị luận xã hội, bàn về một hiện tượng thường thấy trong cuộc sống. 3/ Thái độ Có ý thức ôn tập và chuẩn bị cho tiết kiểm tra. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, diễn giảng, thảo luận, giảng giải... - Phương tiện: Sgk, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT... 2/ Học sinh Sgk, vở ghi chép, chuẩn bị bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3/ Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt TIẾT 1 * Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp làm văn nghị luận xã hội - Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận xã hội là gì? - Gv lấy dẫn chứng một số đề. - Các thao tác chính hay dùng trong văn nghị luận xã hội là gì? - Em hiểu thế nào là thao tác giải thích? - Gv diễn giảng: Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong, tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ. - Vậy muốn làm sáng tỏ điều người ta muốn nói ta cần làm gì? (Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.) - Nói rõ hơn về thao tác chứng minh? - Khi đưa ra dẫn chứng để chứng minh cần chú ý những điều gì? - Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn. Theo em có mấy khả năng xảy ra? TIẾT 2 - Gv viết đề lên bảng: "Một con người sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình"(Gớt). Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. - Theo em đề trên thuộc dạng đề nào của văn nghị luận xã hội? - Phần mở bài cần trình bày những ý nào? - Đối với phần thân bài học sinh phải xác định thật chính xác tư tưởng đạo lý đó đúng hay không đúng? - Hướng triển khai cụ thể ra sao? - Đối với phần kết bài cần đảm bảo những yêu cầu nào? - Ví dụ đối với dạng đề nghị luận câu tục ngữ: "Tiên học lễ, hậu học văn" em sẽ kết bài như thế nào? - Em hãy nêu một số hiện tượng đời sống đang được xã hội quan tâm hiện nay? - Đối với dạng đề này em cần trình bày những ý cơ bản nào? - Đối với phần thân bài học sinh phải xác định thật chính xác hiện tượng đó là xấu hay tốt. Hướng triển khai như thế nào? - Đối với kết bài cần đảm bảo những ý chính nào? TIẾT 3 * Hoạt động 2: Luyện tập - Gv chép đề 1 lên bảng. - Hs đọc đề. - Xác định dạng đề. - Hs lập dàn ý đại cương. - Gv yêu cầu Hs trình bày miệng trước lớp phần mở bài và kết bài. - Nhận xét. - Gv viết đề lên bảng. - Hs đọc kĩ câu nói. - Đề bài yêu cầu gì? - Những phương pháp nghị luận nào cần dùng để làm bài? - Phạm vi tư liệu của bài viết? - Gv kể vắn tắt nội dung câu chuyện. - Theo em, ý nghĩa của câu chuyện là gì? - Hs trình bày vào vở. A. ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN Xà HỘI I. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Xà HỘI 1/ Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận xã hội - Đạo đức - nhân sinh - Tư tưởng văn hoá - Lịch sử - Kinh tế - Chính trị - Địa lý, môi trường 2/ Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, giải thích, bình luận. a. Giải thích - Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói. - Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao? ) - Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì) b. Chứng minh - Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên. - Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh. - Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực. c. Bình luận Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng: - Hoàn toàn nhất trí. - Chỉ nhất trí một phần. (có giới hạn, có điều kiện) - Không chấp nhận. (bác bỏ) 3/ Cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý a. Mở bài: - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí. - Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích (cả xuất xứ nếu có) và nhận định đúng hay không đúng. Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nêu nhận định phù hợp với đề bài. b. Thân bài Tư tưởng đúng Tư tưởng không đúng Làm rõ tư tưởng đạo lý. (Giải thích, có thể nêu ví dụ) Phân tích những mặt đúng, chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của tư tưởng đạo lý. Phân tích các mặt sai chỉ ra tác hại của tư tưởng đạo lý. Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, có liên quan đến vấn đề. Nêu quan niệm đúng có liên quan đến vấn đề, chỉ rõ ý nghĩa tác dụng. Rút ra bài học nhận thức và hành động c. Kết bài - Tóm lại tư tưởng đạo lí - Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận Ví dụ: Tóm lại, “Tiên học lễ,hậu học văn” là một tư tưởng đạo lí rất sâu sắc. Hãy biết học cái lễ, rèn luyện cái tâm,bên cạnh học để lĩnh hội tri thức. Có như vậy, mỗi chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành  và hoàn thiện về nhân cách. Một xã hội thật sự tốt đẹp đang chờ đón chúng ta ở phía trước. 4/ Cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống a. Mở bài - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng. - Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt, cần học tập, phát huy hay xấu, nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ ngữ phù hợp với đề bài). b. Thân bài Hiện tượng xấu Hiện tượng tốt Trình bày về hiện tượng. (Giải thích, nêu biểu hiện) - Phân tích tác hại của hiện tượng - Phân tích nguyên nhân của hiện tượng - Phân tích ý nghĩa của hiện tượng - Phê phán hiện tượng trái ngược Đề xuất biện pháp khắc phục Đề xuất phương hướng rèn luyện c. Kết bài Kết luận chung về hiện tượng. Cảm nghĩ cá nhân. II. LUYỆN TẬP 1/ Đề 1: Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, song hiện nay, nhiều học sinh rất thờ ơ với môn học này. Hãy phân tích và bình luận hiện tượng đó.  Định hướng làm bài: a. Yêu c

File đính kèm:

  • doctuan 21.doc