A-Trọng tâm kiến thức
* Nắm được những yêu cầu về diễn đạt và một số cách diễn đạt hay văn nghị luận
* Nhận biết được những đặc sắc trong cách diễn đạt của một đoạn văn, bài văn nghị luận
1- yêu cầu về diễn đạt trong văn nghị luận
+ Diễn đạt trong văn nghị luận đòi hỏi sử dụng từ ngữ chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu tínn thuyết phục, dùng từ đúng nghĩa dặt câu đúng ngữ pháp hành văn trong sáng phù hợp với nội dung biểu đạt
+ Lời văn nghị luận cần đảm bảo tính chặt chẽ chuẩn xác. phải sử dụng đúng và nhất quán các thuật ngữ chuyên môn, sử dụng các kiểu câu cho hợp lí
+ Lời văn nghị luận cần phải kết hợp giữa lí chí và tình cảm . Yêu cầu người làm bài phải có niềm tin và lập trường vững vàng . Văn viết có hình ảnh, có truyền cảm , có giọng điệu riêng
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Diễn đạt trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11- Diễn đạt trong văn nghị luận
A-Trọng tâm kiến thức
* Nắm được những yêu cầu về diễn đạt và một số cách diễn đạt hay văn nghị luận
* Nhận biết được những đặc sắc trong cách diễn đạt của một đoạn văn, bài văn nghị luận
1- yêu cầu về diễn đạt trong văn nghị luận
+ Diễn đạt trong văn nghị luận đòi hỏi sử dụng từ ngữ chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu tínn thuyết phục, dùng từ đúng nghĩa dặt câu đúng ngữ pháp hành văn trong sáng phù hợp với nội dung biểu đạt
+ Lời văn nghị luận cần đảm bảo tính chặt chẽ chuẩn xác. phải sử dụng đúng và nhất quán các thuật ngữ chuyên môn, sử dụng các kiểu câu cho hợp lí
+ Lời văn nghị luận cần phải kết hợp giữa lí chí và tình cảm . Yêu cầu người làm bài phải có niềm tin và lập trường vững vàng . Văn viết có hình ảnh, có truyền cảm , có giọng điệu riêng
+ Tránh lối dùng từ khjuôn sáo lối viết khoa trương khoe trữ nhận định cực đoan, sử dụng hình ảnh và từ cảm thán tràn lan không đúng chỗ .
2- Mộ số cách diễn đạt hay
a- Dùng từ chính xác độc đáo
- Từ ngữ được dùng đúng lúc đúng chỗ, lột tả đúng thần thái bản chất sự vật sự việc
b- Viết câu linh hoạt
- Biết vận dụng tất cả các kiểu câu như câu ngắn , câu dài, khẳng định phủ định, câu cảm thán câu nghi vấn
c- văn viết có hình ảnh
- Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục làm cho chân lí vừa sáng tỏ vừa thấm thía .Những tư tưởng trừu tượng , khái quát khô khan sẽ được minh họa bằng hình ảnh cụ thể tạo nên khoái cảm cho người đọc người nghe
d- lập luận chặt chẽ sắc sảo
Người viết cần vận dụng và triển khai các thao tác lập luận như diễn dịch, quy nạp , tổng-phân-hợp
e-Giọng văn biểu cảm
Giọng văn thể hiện ở chỗ sôi nổi hăm hở đĩnh đạc trang nghiêm thương cảm . Muốn vậy người viết phải sử dụng các từ sưng hô từ tình thái một cách linh hoạt phát huy vai trò của ngữ âm của nhịp điệu
B- Câu Câu hỏi :
diễn đạt trong văn nghị luận đặt ra yêu cầu gì
những yêu cầu đó quan trọng ở chỗ nào
những lỗi mắc trong diễn đạt và cách sửa
Bài tập :
Viết một đoạn văn diễn đạt giàu hình ảnh
Viết một đoạn văn diễn đạt giàu cảm xúc
c- Viết một đoạn văn kết hợp giàu hình ảnh , cảm xúc và giọng điệu
C- Đề kiểm tra
Nêu những cảm nhận sâu sắc của anh ( chị ) về đoạn thơ sau
“Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Li – la li – la li – la
Đi lang thang về miền cô độc
Với vầng trăng chếnh choáng
Trên yên ngựa mỏi mòn”
( Đàn ghi ta của Lôr-ca _ Thanh Thảo )
a- Viết một đoạn văn giàu hình ảnh
b- Viết một đoạn văn giàu cảm xúc
c- Viết đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc và giọng điệu.
D – Gợi ý trả lời
Câu hỏi : (a,b,c dựa vào kiến thức trọng tâm để trả lời )
Bài tập :
a- Đoạn thơ diễn tả cuộc chia tay của người Chinh phụ với người Chinh phu trong tác phẩm : “Chinh phụ ngâm” :
“ Đưa chàng lòng dặng dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa thủy khôn bằng thuyền
Nước có chảy lòng phiền chẳng rửa
cỏ có thơm mà da khôn khuây
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay
Bước đi mỗi bước giây giây lại dừng”
Cụ Hoài Thanh phát hiện rất tinh tế và có lời bình chuẩn mực . “Con ngựa kia sẽ được đi bằng bên chàng . Chiến thuyền kia cũng sẽ được đi bên chàng . Còn thiếp ? Thiếp phải quay trở lại . Buồn biết bao nhiêu . Cả tác giả và dịch giả đều thấy họ nói với nhau . Nhưng nói những gì ta đều không rõ , chỉ thấy đôi bàn tay nắm lấy bàn tay và truyền cho nhau hơi ấm của trái tim nóng hổi”
b- Kết thúc bài “Đồng chí” Chính Hữu sáng tạo được hình ảnh rất quen thuộc , cũng rất thơ mộng :
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Ta bắt gặp hai hình ảnh trong cùng một bình diện . Khẩu súng và vầng trăng . Súng là biểu tượng của tinh thần chiến đấu . Vầng trăng tươi tắn trong trẻo muôn đời nay vẫn là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống thanh bình . Hai sự vật vốn cách xa nhau được đưa về cùng một điểm để khẳng định mục đích , lí tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ . Các anh đi chiến đấu để đem lại hòa bình cho Tổ quốc .
c- Chúng ta bắt gặp nỗi lòng Xuân Hương trong một bài thơ “Tự tình”
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om .
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm .
Tài tử văn nhân ai đó tá ,
Thân này đâu đã chịu già tom”
Tiếng gà từ xa vọng lại cũng đủ để Xuân Hương thức giấc . Nữ sĩ nhìn ra không gian bên ngoài . Mọi chòm, xóm , bờ tre, mái rạ, cả những hẻo lánh xa gần . Tất cả đều choáng ngập nỗi buồn đau oán hận . Oán cho thân phận và hận vì tình duyên . Tuổi tác bà như vầng trăng bóng xế , lại khuyết không tròn trĩnh và đã “mõm mòm” .
Có hai âm thanh vang lên cùng với tiếng gà gáy . Đó là mõ và chuông chùa . Mõ và chuông chùa đều từ nơi tịch diệt , hư vô lánh xa trần tục .Cả hai âm thanh ấy vừa nhắc tới đã phủ nhận “không khua” , “chẳng đánh” . Thì ra đó là âm thanh vang lên từ cõi lòng sâu thẳm mà bật lên “mõ thảm”, “chuông sầu” cả không gian chìm đắm trong âm thanh rầu rĩ phiền muộn . Cũng có thể là âm thanh của mõ của chuông . Nhưng cảm nhân nghe được bằng sầu thảm tê tái chứng tỏ Nữ sĩ đã nghe bằng cảm nhận làm cho bài thơ có chiều sâu tâm trạng .
Đè kiểm tra :
Sáu câu thơ của Thanh Thảo mà như tạc bức chân dung của Lor-ca . Hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” làm nổi bật không gian văn hóa . Đó là những trận đấu bò tót, khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới . Đằng sau hình ảnh ấy , người đọc liên tưởng tới cảnh đấu trường . Đấy là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng kkhát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài , giữa nền nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca . Nhưng ở góc độ nào ta cũng thấy Lor-ca đơn độc . Chàng sống mộng du với bầu trời , “Vầng trăng chếnh choáng” , “Trên yên ngựa mỏi mòn”
Ta bát gặp sự đồng cảm mà sâu sắc giữa nhà thơ Thanh Thao và đối tượng cảm xúc – Người nghệ sĩ Lor-ca . Câu thơ giàu tính nhạc , mô phỏng âm thanh tiếng đàn “li la, li la , li la .” làm nổi bật hình tượng Lor- ca nghệ sĩ hát rong . Người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình .
Sáu câu thơ vẽ được nhiều hình ảnh :
+ Đi lang thang về miền đơn độc
+vầng trăng chếnh choáng
+ Trên yên ngựa mỏi mòn
+ Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Có cả âm thanh
+Tiếng đàn bọt nước
+ Mô phỏng cả tiếng đàn “li-la, li-la, li-la”
Những hình ảnh và âm thanh góp phần phác thảo bức chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca . Người mang tư tưởng dân chủ cách tân về nghệ thuật già nua Tây Ban Nha . Lor-ca là nghệ sĩ dân gian với tiếng đàn ghi ta , tiếng đàn tưởng như không bao giờ dứt , tiếng đàn giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng của nhân dân đất nước mình . Nhưng chao ôi! Lor-ca vẫn đơn độc , lang thang nhìn vầng trăng chếnh choáng , trên yên ngựa mỏi mòn .
Thật đáng thương và cảm phục . Bởi người nghệ sĩ trong tiếng đàn đã thể hiện nhân cách nổi tiếng “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” .
File đính kèm:
- DIEN DAT TRONG VAN NGHI LUAN.doc