ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Củng cố hệ thống hoá những kiến thức cơ bản và các kĩ năng chủ yếu về tiếng Việt để nắm vững và sử dụng tốt hơn.
2. Kỹ năng,tư duy: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy lôgíc, kh.
3. Thái độ, tình cảm:
II. Phương tiện dạy học. Tình yêu và sự trân trọng với tiếng mẹ đẻ.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi .
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 101 Tiếng việt: Ôn tập phần tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 2/5/2008 Giảng ngày 3/5/2008
Tiết: 101Môn : Tiếng Việt
Ôn tập phần tiếng Việt
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Củng cố hệ thống hoá những kiến thức cơ bản và các kĩ năng chủ yếu về tiếng Việt để nắm vững và sử dụng tốt hơn.
2. Kỹ năng,tư duy: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy lôgíc, kh.
3. Thái độ, tình cảm:
II. Phương tiện dạy học. Tình yêu và sự trân trọng với tiếng mẹ đẻ.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi .
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức .
II. Kiểm tra bài cũ: khụng.
1.Cõu hỏi:
2. Đỏp ỏn:
3.Biểu điểm:
III. Bài mới.
1.Giới thiệu bài mới ( 1’ ): Ôn tập tiếng Việt tiếp.
2. Nội dung: 40’
?Trình bày kháI quat những đặc điểm về nguồn gốc của tiếng Việt?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Nguồn gốc của tiếng Việt có từ lâu đời do tộc người Việt Cổ sinh sống ở lưu vực sông Hồng và bắc Trung Bộ. Người Việt cổ đã có đóng góp to lớn kiến tạo nền văn minh lúa nước.
- Quan hệ họ hàng: Tiếng việt có nguồn gốc Nam á. Cụ thể có liên quan tới tiếng Mường, tiếng Môn - Khme và ngôn ngữ đa đảo.
- Lịch sử phát triển của tiếng Việt qua các thời kì
+ Thời cổ đại
+ Thời nghìn năm Bắc thuộc
+ Thời phong kiến độc lập tự chủ
+ Thời Pháp thuộc
+ Từ cách mạng tháng Tám tới nay.
- Tác phẩm viết bằng chữ Hán: Phò giá về kinh, Hịch tướng sĩ, Tỏ lòng, Nỗi lòng, Vận nước, Cáo bệnh bảo mọi người, ức trai thi tập, Bạch vân thi tập, Chinh phụ ngâm, Nhật kí trong tù ...
- Tác phẩm viết bằng chữ Nôm: Văn tế cá sấu, Quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi tập, thơ Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm, Truyện Kiều.
? Tổng hợp những yêu cầu sử dụng tiếng Việt ?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Ngữ âm, chữ viết
Từ ngữ
Ngữ pháp
Phong cách ngôn ngữ
Cần phát âm đúng chuẩn theo yêu cầu của tiếng Việt. Viết đúng theo yêu cầu chính tả.
Dùng từ ngữ đúng với hình thức cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp.
Cấu tạo câu theo đúng ngữ pháp tiếng Việt. Các câu phải được liên kết chặt chẽ trong văn bản.
Nói và viết phù hợp với từng phong cách ngôn ngữ.
*Chia nhóm thảo luận trong thời gian 10’. 4 tổ 4 nhóm.
- Tổ 1,2: Bài tập 1: Lập bảng về cách sử dụng ngôn ngữ trong phong cách.
- Tổ 3,4: Bài tập 2: LậP Bảng xác định yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt
* Hoàn thiện các bài tập.
?Lập bảng về cách sử dụng ngôn ngữ trong phong cách?
Tổ 1,2 cử đại diện trình bày trước lớp. Các tổ cùng theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Cách sử dụng
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Về ngữ âm chữ viết
Phát âm thoả mái theo cách quen của mỗi người. Giọng nói thay đổi theo hoàn cảnh. Lời nói có thể kéo dài hoặc đứt quãng. Trong khi viết người ta có thể dùng các dấu câu (...), (:)
Các yếu tố ngữ âm được khai thác triệt để xây dựng hình tượng hoặc ngữ âm gợi tả, biểu hiện nét nghĩa bổ sung (Thanh điệu), tất cả đều vần bằng, hoặc trắc, về chữ viết vận dụng mọi hình thức.
Về từ ngữ
- Thường dùng những từ ngữ biểu cảm thể hiện trực tiếp xúc cảm của người nói, từ ngữ nhiều khi suồng sã, thông tục,...
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dùng rất nhiều tình thái từ, phó từ, từ ngữ đưa đẩy, thán từ, từ ngữ địa phương, cả thổ ngữ.
- Sử dụng có chọn lọc những yếu tố của tất cả các từ ngữ của các phong cách khác nhau.
- Ngoài những lớp từ chung, phong cách ngôn ngữ (thơ) còn có lớp từ riêng (giang sơn, thiên thu, lệ, nguyệt, chàng, nàng).
Về ngữ pháp
- Dùng tất cả các kiểu câu với tính cụ thể sinh động của nó (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật).
Dùng nó làm chủ ngữ giả
Dùng thêm từ gì mà (X + gì mà)
Nhiều từ ngữ chêm xen thì là.
Sử dụng tất cả các kiểu câu trong thơ có hiện tượng ngắt dòng tách câu, buông lửng.
Về biện pháp tu từ
Ưa với lối ví von so sánh
Trong xưng hô có cách gọi: Cún ơi! chó con ơi!.
Biện pháp nói quá sử dụng nhiều
Có lối nói iếc hoá
Hơn các phong cách ngôn ngữ khác tận dụng mọi biện pháp tu từ.
Các biện pháp tu từ liên quan tới ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
Về bố cục trình bày
- Thích diễn biến tự nhiên, cảm xúc, ý tưởng, đề tài luôn thay đổi.
- Nhiều đoạn, câu, từ lặp vì không có chuẩn bị.
- Hoặc vô ý mà trình bày lẫn lộn
- Hết sức coi trọng vẻ đẹp cân đối, hài hoà.
- Bố cục được trình bày như là biện pháp nghệ thuật quan trọng nhất là thơ
?Lập Bảng xác định yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt?
Tổ 3,4 cử đại diện trình bày trước lớp. Các tổ cùng theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Nhìn yêu cầu chung
Tiếng Việt
Ngữ âm và chữ viết
Khi nói và viết phải đúng âm tiếng Việt.
Đúng chính tả, chú ý nhịp điệu tiết tấu
Từ ngữ
Sử dụng từ ngữ đúng nghĩa của nó
Mỗi từ ngữ có nghĩa riêng cần phân biệt.
Chú ý coi trọng tính nghệ thuật trong việc sử dụng từ ngữ. Phải trau dồi hiểu biết về từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ngữ pháp
Cần phải tuân thủ các quy tắc ngữ pháp
Nói và viết đúng quy tắc ngữ pháp sẽ tránh được sự hiểu lầm.
- Phải tuân thủ, tôn trọng tính chất chặt chẽ bó buộc của các quy tắc ngữ pháp. Song cần vận dụng linh hoạt các quy tắc đó.
Yêu cầu về phong cách chức năng
Nói, viết theo phong cách nào phải sử dụng đúng ngôn ngữ tiếng Việt của phong cách ấy.
Tránh sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của phong cách này sang phong cách khác.
Ví dụ: Không thể sử dụng bừa bãi, không đúng chỗ phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Củng cố, luyện tập: : gv khái quát kiến thức cơ bản.
C. Hướng dẫn học bài :
1. Bài cũ:
- Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc lại sgk: Hoàn thiện cỏc bài tập SGK
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
2.Bài mới: Ôn tập về đoạn văn nghị luận. Chú ý những đặc điểm và yêu cầu của đoạn văn nghị luân. Các kiểu cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
File đính kèm:
- tiet 101.doc