Bài giảng Hạnh phúc của một tang gia

Cảnh cho chữ diễn ra giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” được Nguyễn Tuân coi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Tại sao?

 

ppt26 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Hạnh phúc của một tang gia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xin chào Kiểm tra bài cũ Cảnh cho chữ diễn ra giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” được Nguyễn Tuân coi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Tại sao? kiểm tra bài cũ Cảnh cho chữ lẽ ra phải diễn ra ở thư phòng. ở đây lại diễn ra trong không gian tù ngục, tối tăm, bẩn thỉu. Chưa từng có vì trong thực tế khó có cảnh người tù án tử hình kề cổ mà vẫn ung dung ban chữ cho người khác, người ấy lại là kẻ đối nghịch với mình. Kiểm tra bài cũ Chưa từng có vì kẻ tử tù mà lại đàng hoàng, đĩnh đạc khuyên nhủ người cai tù, còn người cai tù lại khúm núm, run run và “xin bái lĩnh”. Tiết 93 Hạnh phúc của một tang gia Trích “số đỏ” Vũ Trọng Phụng Mục đích, yêu cầu: Tác giả Vũ Trọng Phụng Tác phẩm “Số đỏ” Tiết 93 Hạnh phúc của một tang gia Trích “số đỏ” Vũ Trọng Phụng Mục đích, yêu cầu: Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”: + Vị trí đoạn trích; + Nhan đề đoạn trích. A – Giới thiệu chung Tác giả Vũ Trọng phụng Cuộc đời - Quê hương: Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. - Gia đình: Nghèo khổ. Dựa vào sách giáo khoa, em hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời tác giả Vũ Trọng Phụng? i. Tác giả Vũ Trọng phụng 1. Cuộc đời - Bản thân (1912-1939) + Từ nhỏ Vũ Trọng Phụng đã tỏ ra có năng khiếu nghệ thuật: vẽ giỏi, đánh đàn và thích làm thơ. + Năm 16 tuổi Vũ Trọng Phụng phải nghỉ học đi làm để kiếm sống. i. Tác giả Vũ Trọng phụng 1. Cuộc đời + Cuối cùng ông chuyển hẳn sang nghề làm báo, viết văn. => Cuộc đời Vũ Trọng Phụng hết sức ngắn ngủi (27 tuổi đời) nhưng ông đã làm việc vô cùng vất vả và say mê. Ông đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp văn học. I- Tác giả Vũ trọng phụng 2. Sự nghiệp sáng tác Sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng rất phong phú, đa dạng. Ông viết nhiều thể loại: phóng sự, tiểu thuyết, kịch nói, truyện ngắn, phê bình văn học và dịch một vài tác phẩm của Vichto HuyGô… Em biết gì về sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng? I- Tác giả Vũ trọng phụng 2. Sự nghiệp sáng tác Thể loại phóng sự: “Ông Vua phóng sự đất bắc”. Tác phẩm tiêu biểu: “Kĩ nghệ lấy tây” (1934), “Cơm thầy cơm cô” (1936), “Cạm bẫy người” (1939)… ở thể loại này Vũ Trọng Phụng đã được công chúng tặng cho danh hiệu gì? có thể kể vài tác phẩm tiêu biểu? I- Tác giả Vũ trọng phụng 2. Sự nghiệp sáng tác Tiểu thuyết: Chỉ trong năm 1936, Vũ Trọng Phụng đã sáng tác liên tiếp những cuốn tiểu thuyết: “Giông tố”, “Số đỏ”, “Vỡ đê”, “Làm đĩ”,… Em hãy kể tên một vài cuốn tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng? I- Tác giả Vũ trọng phụng 2. Sự nghiệp sáng tác => Chính hiện thực cuộc sống nghèo khổ và những cảnh nhố nhăng trong xã hội thực dân nửa phong kiến là những yếu tố chính tạo nên ngòi bút hiện thực xuất sắc của Vũ Trọng Phụng. Theo em, điều gì đã giúp cho Vũ Trọng Phụng có được thành công trong những tác phẩm của mình? II. Tác phẩm “Số đỏ” Xuất xứ: “Số đỏ” được đăng trên tờ Hà Nội báo năm 1936, in thành sách năm 1938. 2. Tóm tắt: Tác phẩm có 20 chương, mỗi chương đều có tiêu đề riêng. Em hãy tóm tắt lại tác phẩm số đỏ? Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm? II. Tác phẩm “Số đỏ” 2. Tóm tắt: Xuân Tóc Đỏ vốn là kẻ sống lang thang đầu đường góc phố, vô học, từng làm đủ “nghề”: trèo me, trèo sấu, bán nhật trình, chạy cờ rạp hát, thổi loa quảng cáo,… II. Tác phẩm “Số đỏ” 2. Tóm tắt: Sau khi có hành vi xấu xa (nhìn trộm phụ nữ tắm) Xuân được mụ Phó Đoan – một me tây goá dâm đãng đem “lòng thương” cứu vớt, đưa vào làm ở hiệu may “Âu hoá” của ông chủ Văn Minh. II. Tác phẩm “Số đỏ” 2. Tóm tắt: … rồi gặp “số đỏ” hắn đổi đời dần dần thành sinh viên, giáo sư, kết bạn với các nhân vật thượng lưu: TYPN, đốc tờ Trực Ngôn, cụ Cố Hồng, sự cụ Tăng Phú… II. Tác phẩm “Số đỏ” 2. Tóm tắt: - Số đỏ tiếp tục mỉm cười với Xuân. Hắn được cô Tuyết say đắm, rồi được cả nhà Cố Hồng biết ơn, kính trọng, nhất là khi hắn phạm “hai cái tội” là (quyến rũ cô Tuyết, nói xấu Hoàng Hôn) lại lập được một “cái ơn to” (góp phần làm cụ Tổ mau chết). II. Tác phẩm “Số đỏ” 2. Tóm tắt: - Đỉnh điểm của cái “số đỏ” mà Xuân đạt tới là: sau một trận đấu quần vợt thua, hắn được suy tôn anh hùng cứu quốc, được thưởng huân chương, được mời vào hội “khai trí tiến đức” và chính thức được gia đình cụ Cố Hồng quyết định gả con gái út là cô Tuyết. II. Tác phẩm “Số đỏ” 3. Giá trị tác phẩm a) Lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại. Tác phẩm có giá trị gì về mặt nội dung và nghệ thuật? II. Tác phẩm “Số đỏ” 3. Giá trị tác phẩm b) Nghệ thuật viết văn già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo. => “Số đỏ” là một cuốn tiểu thuyết trào phúng có ý nghĩa phê phán sâu sắc. B - Đoạn trích “hạnh phúc củamột tang gia” I- Vị trí đoạn trích Đoạn trích là toàn bộ Chương XV của tác phẩm “Số đỏ”. Em hãy cho biết đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm “Số đỏ”? B - Đoạn trích “hạnh phúc củamột tang gia” II. Tìm hiểu nhan đề của đoạn trích Nhan đề gợi ra một nghịch lý: Hạnh phúc là trạng thái vui sướng khi hoàn toàn đạt được ước nguyện. Tang gia: gia đình có tang. Hạnh phúc của một tang gia: những niềm vui sướng, hạnh phúc của những thành viên trong gia đình khi nhà có tang (có người chết). Nhan đề của đoạn trích gợi ra nghịch lý gì? II. Tìm hiểu nhan đề của đoạn trích Vậy có hạnh phúc trong tang gia là một điều phi lý nhưng lại có thật 2. Nhan đề vừa lạ, gây sự chú ý vừa phản ánh chính xác về một sự thật hài hước. Vậy em có nhận xét gì về cách đặt nhan đề cho đoạn trích của tác giả? củng cố Hãy hệ thống lại kiến thức vừa học: 1.Tác giả Vũ Trọng Phụng 2. Tác phẩm “Số đỏ” 3. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”. Dặn dò Tìm những hành vi, giọng điệu trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.

File đính kèm:

  • pptHP 1 tang gia.ppt