I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết cách vẽ màu cho tranh đề tài gia đình.
2. Kĩ năng: Học sinh vẽ màu hoàn thiện cho bức tranh đề tài gia đình.
3. Thái độ: Yêu thương bố mẹ, ông bà, anh em và các thành viên khác
trong dòng họ hàng, dòng tộc.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù: HS năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt,
năng lực thực hành, thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tài liệu, tranh ảnh nói về gia đình.
- Tranh vẽ của họa sỹ và học sinh về đề tài gia đình.
2. Học sinh:
- Tranh ảnh nói về gia đình.
- Bài vẽ ở tiết học trước, màu vẽ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, luyện tập, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.
- KT: Thảo luận nhóm, hỏi - đáp, dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề,
phòng tranh, trình bày 1 phút.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: Kiểm tra bài vẽ hình tiết trước của HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV cho HS thi xem 1 số tranh về các đề tài gia đình sau đó yêu cầu HS
nào nhận xét đúng về màu sắc của các bức tranh học sinh đó sẽ chiến thắng.
GV giới thiệu bài học ngày hôm nay: chúng ta sẽ tìm hiểu cách tô màu cho
bức tranh về đề tài gia đình
23 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 15 đến 24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 12/11/2019 (8A1,8A2)
TIẾT 15: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết cách vẽ màu cho tranh đề tài gia đình.
2. Kĩ năng: Học sinh vẽ màu hoàn thiện cho bức tranh đề tài gia đình.
3. Thái độ: Yêu thương bố mẹ, ông bà, anh em và các thành viên khác
trong dòng họ hàng, dòng tộc.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù: HS năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt,
năng lực thực hành, thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tài liệu, tranh ảnh nói về gia đình.
- Tranh vẽ của họa sỹ và học sinh về đề tài gia đình.
2. Học sinh:
- Tranh ảnh nói về gia đình.
- Bài vẽ ở tiết học trước, màu vẽ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, luyện tập, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.
- KT: Thảo luận nhóm, hỏi - đáp, dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề,
phòng tranh, trình bày 1 phút.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: Kiểm tra bài vẽ hình tiết trước của HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV cho HS thi xem 1 số tranh về các đề tài gia đình sau đó yêu cầu HS
nào nhận xét đúng về màu sắc của các bức tranh học sinh đó sẽ chiến thắng.
GV giới thiệu bài học ngày hôm nay: chúng ta sẽ tìm hiểu cách tô màu cho
bức tranh về đề tài gia đình.
Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh
quan sát nhận xét
* HĐ nhóm bàn:
- Giáo viên cho học sinh xem những
bức tranh về gia đình của họa sĩ, HS.
H: Nhận xét về màu sắc các bức tranh ?
- Các nhóm trình bày, nhóm khac bổ
sung.
I. Quan sát, nhận xét
- GV nhận xét, chốt kiến thức
Sau khi học sinh nhận xét giáo viên cho
học sinh giới thiệu về màu sắc tranh
mình sưu tầm được trong 1 phút.
Giáo viên nhận xét kết luận.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh
cách vẽ màu
* HĐ cá nhân:
Nêu các bước vẽ màu ?
HS trả lời, nhận xét. GV chốt kiến thức
Giáo viên hướng dẫn trên đồ dùng trực
quan.
- Màu sắc thể hiện tình cảm đối với người
thân: ấm áp, tươi vui, rực rỡ.
II. Cách vẽ màu
- Vẽ màu từ bao quát đến chi tiết.
- Vẽ màu ở mảng chính trước.
- Vẽ màu có đậm nhạt.
- Màu sắc hài hòa.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV yêu cầu HS Vẽ tranh đề tài gia đình (vẽ màu)
- HS vẽ bài cá nhân, GV chú ý quan sát, gợi ý cho HS.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Giáo viên treo một số bài vẽ để học sinh nhận xét:
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
GV yêu cầu HS trình bày về bức tranh của mình.
Giáo viên kết luận.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sáng tạo tranh đề tài gia đình bằng xé dán giấy màu
- Sưu tầm tranh, ảnh, của họa sĩ về đề tài gia đình.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà tập vẽ thêm.
- Chuẩn bị bài sau vẽ tranh đề tài Ước mơ của em, cần chuẩn bị: giấy vẽ, màu,
bút chì.
Ngày soạn: 16/11/2019
Ngày giảng: 19/11/2019 (8A1,2)
Tiết 16 - 17: VẼ TRANH:
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM (Kiểm tra học kỳ I)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Đây là bài kiểm tra cuối học kỳ nhằm đánh giá về khả năng nhận
thức và thể hiện bài vẽ về ước mơ của HS.
2. Kĩ năng: Đánh giá những kiễn thức đã tiếp thu được của HS, những biểu hiện
tình cảm, sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục, hình vẽ và màu sắc.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực biểu đạt.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực thẩm mĩ, năng lực thực hành.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Phương tiện: Chuẩn bị biểu điểm, nội dung đề bài
- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, luyện tập
2. Học sinh : Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, nội dung đề tài.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ thuật dạy học: đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV nêu yêu cầu và mục tiêu của tiết học: thực hành vẽ tranh đề tài, đánh giá
kết quả học tập của HS.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
- GV chép đề lên bảng: Em hãy vẽ một bức tranh đề tài Ước mơ của em, khổ
giấy A4.
- Tiết 1: vẽ hình, tiết 2: vẽ màu.
+ Biểu điểm:
Loai Đạt: ( 5-10 đ)
- Nội dung đề tài có sự tìm tòi sáng tạo, rõ nội dung, tranh phản ánh được: Vẽ
ước mơ là gì, hình ảnh cần thể hiện.
- Biết sắp xếp hình ảnh trong bài sao cho có chính, phụ, xa, gần, có bố cục khá
tốt.
- Hình ảnh sinh động, hồn nhiên, không sao chép.
- Màu sắc nổi bật trọng tâm, có sự phối hợp màu sắc hài hòa, tươi sáng. (Màu có
thể hoàn thành hoặc chưa hoàn thành)
Loại Chưa đạt: (Dưới 5 đ)
- Không tìm được nội dung đề tài theo yêu cầu.
- Bài chưa có bố cục hoặc bố cục quá rời rạc.
- Chưa vẽ hình hoặc hình không rõ ràng.
- Chưa vẽ màu.
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS vẽ bài cá nhân.
- GV cho HS nhận xét bài của các bạn trong lớp.
- Nhận xét quá trình kiểm tra.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV cho HS nhận xét một số bức tranh của các bạn trong lớp.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Vẽ một bức tranh đề tài mà em yêu thích.
- Sưu tầm tranh, ảnh về các đề tài cuộc sống quanh em, lao động, học tập, môi
trường, sinh hoạt, vui chơi, văn nghệ
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị cho bài 17: Vẽ trang trí: "Trang trí mặt nạ": Giấy bìa cứng, giấy màu,
keo dán, dây buộc.
- Sưu tầm các loại mặt nạ.
Ngày soạn: 30/11/2019
Ngày dạy: 3/12/2019 (8A1, 8A2)
Tiết 18: Bài 15: Vẽ trang trí
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
2. Kĩ năng: Trang trí được mặt nạ theo ý thích
3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí truyền thống của dân tộc
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác nhóm
b. Năng lực đặc thù:
Năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, năng lực
thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Sưu tầm một số mặt nạ, phóng to hình 1 số mặt nạ lên giấy, 1 số
bài vẽ mặt nạ của HS năm trước.
2. Học sinh: Dụng cụ, bìa, dây buộc, kéo, màu, sưu tầm mặt nạ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống, trò
chơi.
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, hỏi - đáp, dạy học đặt vấn đề và giải quyết
vấn đề, phong tranh.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động: GV cho HS chơi trò chơi: cả lớp nhắm mắt vào sau
đó GV cho HS sờ vào một vài chiếc mặt nạ phẳng, cong, lồi, lõm...đố các em
đây là cái gì ? Muốn làm chiếc mặt nạ như thế này thì các em làm như thế nào ?
GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh
quan sát nhận xét:
- GV giới thiệu 1 vài tranh ảnh mặt
nạ, hình mặt nạ ở SGK, HS quan sát,
tìm hiểu, trả lời.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn:
(2p)
H: Mặt nạ được dùng vào những dịp
nào ?
H: Hình dáng mặt nạ như thế nào ?
GV: Hình dáng mặt nạ được cách
điệu cao thể hiện đặc điểm nhân vật:
hiền lành, dữ tợn, hung ác, vui tính.
- Chất liệu làm mặt nạ ?
- Màu sắc ?
GV: Có thể chọn màu nóng, màu
lạnh hoặc hòa sắc nóng lạnh để thể
hiện.
Hoạt động2: Hướng dẫn học sinh
cách tạo dáng và trang trí mặt nạ
* HĐ cá nhân:
H: Nêu các bước tạo dáng mặt nạ ?
GV chốt kiến thức
I. Quan sát nhận xét:
- Dùng: Các ngày vui, lễ hội, hoá trang
- Hình dáng: phong phú, hình tròn, trái
xoan, ôvan, mặt người, mặt thú...
- Chất liệu: bìa cứng, giấy, nhựa, nan
tre
- Màu sắc: quan trọng, thể hiện đặc tính
của mặt nạ.
II. Cách vẽ:
1. Tạo dáng:
- Chọn loại mặt nạ
- Tìm hình dáng chung
- Kẻ trục cho cân đối
H: Nêu các bước trang trí mặt nạ ?
GV: Màu sắc thể hiện đặc tính nhân
vật:
- Màu xanh trắng: hiền lành, tốt bụng
- Màu da cam, đen: sự nham hiểm,
dữ tợn
- Cách vẽ màu: vẽ đều màu, kín các
mảng hình trên mặt nạ.
GV minh họa lên bảng cho HS các
bước tạo dáng va trang trí.
GV cho HS xem một số bài tạo dáng
và trang trí mặt nạ của HS năm trước.
2. Trang trí:
- Tìm mảng trang trí
- Vẽ màu: chọn màu sắc phù hợp với
nhân vật.
Hoạt động 3: Luyện tập
* HĐ nhóm: 6 nhóm
- Tạo dáng và trang trí 1 mặt nạ theo ý thích, chất liệu: bìa cứng
Tỷ lệ: tương ứng với khuôn mặt người
- GV quan sát, hướng dẫn HS
Hoạt động 4: vận dụng
- GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tự làm mặt nạ bằng giấy bìa hoặc chai nhựa, nan tre theo ý thích.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Hoàn thành hình bài vẽ, nếu chưa xong.
- Chuẩn bị hình bài vẽ cho tiết sau tiếp tục vẽ màu.
Ngày soạn: 29/12/2019
Ngày dạy: 31/12/2019 (8A2)
Tiết 19: Bài 15: Vẽ trang trí
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
2. Kĩ năng: Trang trí được mặt nạ theo ý thích
3. Thái độ: HS yêu quý nghệ thuật truyền thống
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
HS có năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, thẩm
mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Phương tiện: Sưu tầm một vài mặt nạ, một số bài vẽ mặt nạ của HS năm trước,
phiếu học tập.
2. Học sinh: Dụng cụ, bìa cứng, giấy màu, keo dán.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ thuật dạy học: hỏi - đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, phòng tranh.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ tiết trước của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV tổ chức cho các nhóm tự lên trưng bày mặt nạ đã sưu tầm được, các tổ tự
nhận xét; về số lượng, hình thức, chất liệu.
GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh quan
sát nhận xét:
GV cho HS thảo luận nhóm 4 (3p)
- Nhận xét về màu sắc các hình mặt nạ ?
- Màu sắc thể hiện đặc tính gì của các hình
mặt nạ ?
Các nhóm trình bày, nhận xét, GV nhận xét,
kết luận.
GV: Có thể chọn màu nóng, màu lạnh hoặc
hòa sắc nóng lạnh để thể hiện. Màu sắc:
quan trọng, thể hiện đặc tính của mặt nạ.
- Màu xanh trắng: hiền lành, tốt bụng
- Màu da cam, đen: sự nham hiểm, dữ tợn
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách
trang trí mặt nạ
* HĐ nhóm bàn:
GV cho HS đọc thông tin trong Sgk trong 1
phút, rồi thảo luận cặp đôi)
- Nêu các bước trang trí mặt nạ ?
GV chốt: Cách vẽ màu: vẽ đều màu, kín các
mảng hình trên mặt nạ.
I. Quan sát nhận xét:
- Màu sắc: Nhẹ nhàng, thể hiện tính
cách hiền lành.
- Màu rực rỡ, tương phản: Thể hiện tính
dữ tợn.
- Thể hiện theo gam màu nóng và màu
lạnh.
II. Cách vẽ:
Trang trí:
- Tìm mảng trang trí
- Vẽ màu: chọn màu sắc phù hợp với
nhân vật.
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.
- Cho HS nhận xét một số bài trang trí mặt nạ của HS khóa trước: đường nét,
màu sắc, hình vẽ.
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện hình mặt nạ của nhóm đã thực hiện từ tiết 1.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm hoàn thành
Hoạt động 4: Vận dụng
- Gv cho các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm, các nhóm nhận xét lẫn nhau
- GV nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tự làm mặt nạ bằng giấy bìa hoặc chai nhựa, nan tre theo ý thích.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Chuẩn bị bài 25: Vẽ chân dung: quan sát khuôn mặt người ở các lứa tuổi khác
nhau, màu, giấy, chì
- Đọc trước bài trong SGK, nắm được tỉ lệ khuôn mặt người.
- Sưu tầm tranh chân dung.
Ngày soạn: 4/1/2020
Ngày dạy: 6/1/2020
Tiết 20: Bài 19: Vẽ theo mẫu
VẼ CHÂN DUNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết được các nét cơ bản về tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt
người.
2. Kĩ năng: Hiểu được sự biểu hiện tình cảm trên nét mặt.
Tập vẽ được chân dung.
3. Thái độ: Yêu thích vẻ đẹp của tranh chân dung và tỉ lệ khuôn mặt người.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý,
hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
Năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Hình minh họa tỷ lệ khuôn mặt người, một số ảnh chân dung.
2. Học sinh: Ảnh chân dung, dụng cụ học tập.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống, trò
chơi
- Kĩ thuật dạy học: hỏi - đáp, dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Chấm và nhận xét một số bài vẽ trang trí mặt nạ.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: bịt mắt vẽ các bộ phận vào hình khuôn mặt có
sẵn trong 1 phút, ai vẽ đúng hơn vào vị trí khuôn mặt sẽ chiến thắng (2 HS lên
bảng)
GV giới thiệu bài: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm trên
khuôn mặt người và tập vẽ chân dung.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan
sát nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh
chân dung, hướng dẫn HS nghiên cứu
SGK, cho HS thảo luận nhóm bàn.
- Nêu sự khác nhau của tranh và ảnh ?
- Thế nào là tranh chân dung ?
- Đặc điểm các nét mặt ?
- Trạng thái tình cảm trong tranh ?
GV hướng dẫn cho các nhóm thảo luận,
bổ sung, GV chốt kiến thức.
Giáo viên giới thiệu một số tranh chân
dung của họa sĩ.
I. Quan sát, nhận xét:
+ Ảnh chân dung là sản phẩm được chụp
bằng máy ảnh
+ Tranh chân dung là tác phẩm hội họa do
họa sỹ vẽ
- Tranh chân dung là tranh vẽ về một con
người cụ thể nào đó.
- Có thể vẽ chân dung bán thân, toàn thân,
chân dung nhiều người.
- Thể hiện tình cảm: vui, buồn, bình thản,
tự lự...
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
Giáo viên kết kuận:
+ Có nhiều loại tranh chân dung.
+Vẽ phải chú ý đến nét mặt và sự biểu
hiện tình cảm của qua nét mặt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh
cách vẽ tranh.
Giáo viên hướng dẫn HS quan sát tranh.
HS thảo luận cặp đôi.
- Nêu các bước vẽ chân dung ?
II. Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ phác hình dáng khuôn mặt.
Bước 2: Tìm tỷ lệ các bộ phận.
Bước 3: Vẽ chi tiết.
Hoạt động 3: Luyện tập
Cho HS nhận xét 1 số bài vẽ của bạn về hình dáng, tỷ lệ các bộ phận trên khuôn
mặt.
GV biểu dương những HS có bài làm tốt
GV nhận xét giờ học
Hoạt động 4: Vận dụng
- Vẽ chân dung bạn
- HS vẽ bài cá nhân
- GV quan sát, hướng dẫn HS
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Quan sát khuôn mặt người thân, tập vẽ
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Làm bài tập Sgk
- Đọc trước bàì 19 vẽ chân dung bạn, chuẩn bị bài sau: màu, bút chì, vở vẽ.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 21: VẼ THEO MẪU:
VẼ CHÂN DUNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh nắm vững các bước vẽ tranh chân dung.
2. Kĩ năng: Học sinh vẽ được chân dung bạn mình theo cảm nhận riêng.
3. Thái độ: Học sinh nhận ra vẻ đẹp trên khuôn mặt của mỗi người.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý,
hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
Năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh chân dung.
- Hình minh họa cách vẽ tranh chân dung.
2. Học sinh:
- Tranh ảnh chân dung.
- Đồ dùng vẽ của học sinh: giấy vẽ, bút chì.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV tổ chức cho HS chơi trồ chơi “Bịt mắt vẽ mặt người”
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh
quan sát nhận xét.
* HĐ nhóm 4 (3p)
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh
chân dung và đặt câu hỏi.
H: Nhận xét về màu sắc các bức tranh
?
H: Trong tranh chân dung, màu sắc thể
hiện điều gì ?
- Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ
sung.
- GV kết kuận: màu sắc thể hiện nội
tâm của nhân vật, cần hài hòa, có đậm
nhạt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh
cách vẽ màu.
* HĐ cặp đôi (2P)
GV cho HS quan sát tranh các bước
vẽ xếp lộn xộn, yêu cầu các nhóm
quan sát và sắp xếp lại các bước vẽ.
Giáo viên hướng dẫn bằng hình minh
họa và lưu ý học sinh: vẽ chân dung
cũng tiến hành như bài vẽ theo mẫu,
vẽ bao quát trước vẽ chi tiết sau.
I. Quan sát, nhận xét:
- Tranh có hòa sắc, đậm nhạt.
- Màu sắc tranh thể hiện tình cảm, tâm
trạng của của nhân vật.
II. Cách vẽ màu:
Bước 1: Hoàn thiện hình vẽ.
Bước 2: Vẽ phác màu toàn bộ tranh.
Bước 3: Diễn tả đậm nhạt của bài vẽ.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Vẽ chân dung bạn, người thân trong gia đình em.
- Vẽ hình dáng khuôn mặt , tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Cho HS nhận xét 1 số bài vẽ của bạn về hình dáng khuôn mặt, tỷ lệ các bộ
phận trên khuôn mặt, bài vẽ đã nắm bắt được thần thái của khuôn mặt chưa.
- GV nhận xét bổ sung, cho điểm, biểu dương những bài vẽ tốt.
- GV nhận xét giờ học.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Quan sát, nhận xét khuôn mặt người thân và tìm ra đặc điểm riêng của mỗi
người.
- Sưu tầm tranh ảnh chân dung.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc trước bài: Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương tây từ cuối thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 22: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT:
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI
PHƯƠNG TÂY CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của mỹ thuật hiện
đại phương Tây.
2. Kĩ năng: Bước đầu làm quen với một số trường phái hội họa hiện đại như:
trường phái Ấn tượng, Dã thú, Lập thể
3. Thái độ: Học sinh thấy được sự đóng góp của các nhạc sỹ cho nền mỹ thuật
thế giới.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực
thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh, tư liệu mỹ thuật phương Tây giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX.
2. Học sinh:
- Tranh ảnh sưu tầm ở báo chí
- Đọc trước bài trong Sgk.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: Giáo viên không kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV chiếu hình ảnh, giới thiệu: Mĩ thuật Phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX, hình thành một số trường phái hội họa mới: Ấn tượng, Dã thú, Lập thể, với
những phong cách mới, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nền Mĩ thuật
nhân loại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về đặc điểm của các
trường phái hội họa này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
- Giáo viên chia học sinh thành 3
nhóm, phát phiếu học tập.
+ Nhóm 1: Trường phái hội họa Ấn
tượng.
+ Nhóm 2: Trường phái hội họa Dã thú.
+ Nhóm 3: Trường phái hội họa Lập thể.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu
Trường phái hội họa Ấn tượng.
Nhóm 1:
Giáo viên bổ sung (chiếu hình ảnh)
Người ta lấy tên “Ấn tượng” từ bức
I. Trường phái hội họa
Ấn tượng.
- Các họa sỹ trẻ không chấp nhận lối
vẽ kinh điển “khuôn vàng thước ngọc”
của các họa sỹ lớp trước.
- Họ vẽ người và ảnh thực bên ngoài, rồi
tranh cùng tên “Ấn tượng mặt trời mọc”
của họa sỹ Mô - nê tại cuộc triển lãm trẻ
ở Pa - ri năm 1874 đặt tên cho trường
phái mới này.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu
trường phái hội họa Dã thú.
Nhóm 2:
Giáo viên kết luận: (Chiếu hình ảnh)
Trường phái hội họa “Dã thú” sử
dụng phép giản ước và cách dùng
màu nguyên sắc với hy vọng sáng tạo
ra một nền hội họa mới. Tranh của họ
có ảnh hưởng tới các hoạ sỹ của thế
hệ sau này.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu
trường phái hội họa Dã thú.
Nhóm 3:
Giáo viên kết luận: (chiếu hình ảnh)
Có công sáng lập ra khuynh hướng
hội họa “Lập thể” là họa sỹ Brăc - cơ
và Pi - cát - xô họ chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của các họa sỹ Hậu Ấn
tượng.
vẽ thêm cảnh đằng sau theo cách nghĩ
của họ.
- Trường phái hội họa “Ấn tượng” chia
làm 2 giai đoạn là Tân và Hậu Ấn
tượng
- Các họa sỹ rất chú trọng ánh sáng.
(đặc biệt là ánh sáng mặt trời).
- Nội dung: cảnh sinh hoạt của con
người và phong cảnh thiên nhiên với
bảng màu tươi sáng.
- Một số tác phẩm tiêu biểu như: “Bữa ăn
trên cỏ” (Ma-nê); “Nhà thờ lớn Ru-văng”
(Mô-nê); “Phòng ăn”(Xi-nhắc); “Hoa
hướng dương” (Van-Gốc)...
II. Trường phái hội họa Dã thú.
- Năm 1905, trong cuộc triển lãm
“Mùa thu” ở Pa-ri của các họa sỹ trẻ,
một phòng tranh đầy màu sắc rực rỡ
đến chói mắt.“Dã thú” được đặt tên
cho trường phái hội hoạ mới này.
- Mối quan tâm chủ yếu của trường
phái này là màu sắc: những mảng màu
nguyên chất gay gắt, những đường
viền mạnh bạo, dứt khoát.
III. Trường phái hội họa Lập thể:
- Ra đời tại Pháp năm 1907, tiếp theo
trường phái Dã thú..
- Các họa sỹ dựa trên các bản phác
hình, hình học để diễn tả tất cả: cảnh
vật, dung mạo con người, nhà
cửacác họa sỹ tìm ra các hình thể cơ
bản nhất, bản chất nhất của sự vật. Đó
là hiện thực mà người ta chỉ cảm thấy và
nhận biết chúng.
Hoạt động 3: Luyện tập
* HĐ cá nhân:
H: Kể tên các trường phái hội họa hiện đại Phương Tây ?
H: Nêu đặc điểm chính của tranh trường phái hội họa ấn tượng ?
H: Nêu đặc điểm của trường phái hội họa Lập thể ?
Hoạt động 4: Vận dụng
* HĐ cá nhân:
H: Hãy kể tên một số họa sỹ tiêu biểu của các trường phái hội họa Ấn tượng, Dã
thú, Lập thể ?
H: Nêu một số đặc điểm riêng của các trường phái hội họa Ấn tượng, Dã thú,
Lập thể ?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm các tranh phiên bản của các trường phái hội họa hiện đại Phương tây.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc trước bài: Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn
tượng.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 23: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT:
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh hiểu biết thêm về trường phái hội họa Ấn tượng.
2. Kĩ năng: Học sinh nhận biết được sự đa dạng trong nghệ thuật hội họa
của trường phái Ấn tượng.
3. Thái độ: Biết tôn trọng nền văn hóa nghệ thuật cổ của nhân loại.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bảng phụ.
- Sưu tầm tranh phiên bản của các họa sỹ giới thiệu trong bài.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài trong sách giáo khoa
- Tranh ảnh sưu tầm được.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt,
năng lực thẩm mĩ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: Nêu đặc điểm tranh trường phái hội họa Ấn tượng ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
* GV giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu
một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng phương
tây.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận
theo 4 nhóm.
- Nhóm 1: Họa sỹ Clôt Mô-nê và tác
phẩm: Ấn tượng mặt trời mọc.
1. Họa sỹ Clôt Mô-nê:
Ông sinh năm 1840, mất năm 1962. Ông
là họa sỹ tiêu biểu nhất của hội họa Ấn
tượng. Tác phẩm: Ấn tượng mặt trời
mọc.
- Giáo viên bổ sung.
Nhìn kỹ sẽ thấy trong sự mờ ảo của hậu
cảnh, một vầng màu da cam ánh lên qua
lớp sương mù dày đặc. Cảnh vật thiên
nhiên lúc mặt trời mọc như còn mờ hơi
sương, đang từ từ bừng sáng.
- Nhóm 2: Họa sỹ Ê-du-
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_8_tiet_15_den_24_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf