Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 41: Nước đại việt thời Lê Sơ (1428-1537) (Mục I) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bộ máy chính quyền thời Lê sơ, so sánh với thời Trần.

-Tổ chức quân đội thời Lê sơ, so sánh với quân đội nhà Trần.

- Nội dung bộ luật Hồng Đức.

2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất:

- Hình thành ở học sinh phẩm chất yêu nước; nhân ái, chăm chỉ (Ham học, chăm

làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi

trường sống)

3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự lực, tự học, tự hoàn thiện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS tích cực, chủ động trao đổi, tương tác, chia sẻ với

bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện, làm rõ điểm giống và

khác nhau về tổ chức bộ máy, quân sự, pháp luật của thời Lê Sơ so với thời Lý-Trần

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử

+ Nhận diện được tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ, quân sự và tên, nội dung, bộ

luật Hồng Đức

+ Tái hiện và trình bày được nội dung bài học dưới hình thức nói hoặc viết, trình bày

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Giải thích được các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra, so sánh sự tương

đồng và khác biệt giữa bộ máy chính quyền, luật pháp thời Lê Sơ với thời Lý-Trần

+ Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về bộ máy chính quyền,

quân sự, điểm tiến bộ, điểm mới trong bộ luật Hồng Đức

- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học

+ Sau bài học rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải

những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu

những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí

thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 41: Nước đại việt thời Lê Sơ (1428-1537) (Mục I) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2020 Ngày dạy: 14/01/2020-7A56 Tiết 41 - Bài 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 -1537) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Bộ máy chính quyền thời Lê sơ, so sánh với thời Trần. -Tổ chức quân đội thời Lê sơ, so sánh với quân đội nhà Trần. - Nội dung bộ luật Hồng Đức. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: - Hình thành ở học sinh phẩm chất yêu nước; nhân ái, chăm chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống) 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS tích cực, chủ động trao đổi, tương tác, chia sẻ với bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện, làm rõ điểm giống và khác nhau về tổ chức bộ máy, quân sự, pháp luật của thời Lê Sơ so với thời Lý-Trần b) Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử + Nhận diện được tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ, quân sự và tên, nội dung, bộ luật Hồng Đức + Tái hiện và trình bày được nội dung bài học dưới hình thức nói hoặc viết, trình bày - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: + Giải thích được các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra, so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa bộ máy chính quyền, luật pháp thời Lê Sơ với thời Lý-Trần + Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về bộ máy chính quyền, quân sự, điểm tiến bộ, điểm mới trong bộ luật Hồng Đức - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học + Sau bài học rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiễn cứu nội dung bài học - Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. - Phiếu học tập 2. Học sinh: - Học bài cũ: thuộc nguyên nhân, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh giá công lao của Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Chuẩn bị bài mới: Đọc nghiên cứu thông tin sgk+trả lời trước các câu hỏi - Hoàn thành phiếu học tập vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền Lê Sơ III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, PP nhóm, trực quan.... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A5: ...../32; 7A6: ...../34 2. Kiểm tra bài cũ H: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV cho hs xem một số tranh ảnh về các di tích dưới thời Lê ....GV dẫn dắt vào bài Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh lâu dài và gian khổ nhưng thắng lợi vẽ vang, đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở ra triều đại mới trong lịch sử Việt Nam - thời Lê sơ, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. Sử sách thường gọi là nước Đại Việt thời Lê sơ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những nội dung này. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV-HS Nội dung - Yêu cầu hs đọc mục I/sgk, sử dụng sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước gv giao về nhà thực hiện thực hiện yêu cầu. - HĐN6 (7’): hoàn thành phiếu học tập. ? Trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền? Nhận xét điểm khác so với nước Đại việt thời Trần? - Các nhóm đổi chéo kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung cho nhau. - GV chốt sơ đồ bộ máy chính quyền/ bảng phụ-các nhóm đối chiếu, chấm điểm chéo. -> Hoàn chỉnh hơn, đầy đủ hơn: Ở triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương. Ở các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ hơn, bộ máy chính quyền cấp xã chặt chẽ hơn... HS đọc SGK-HĐ nhóm bàn (3’) H: Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào? - Liên hệ với thời Lí, giải thích chế độ “Ngụ binh ư nông” H: Tại sao trong hoàn cảnh lúc đó chế 1. Tổ chức bộ máy chính quyền - Tổ chức bộ máy chính quyền: Đứng đầu triều đình là vua, vua nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. - Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Triều đình gồm 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Có một số cơ quan: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài. - Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông cả nước chia thành 5 đạo, thời Thánh Tông chia làm 13 đạo, đứng đầu mỗi đạo là ba ti phụ trách 3 mặt của đạo. Dưới đạo là Phủ, châu, huyện và xã. 2. Tổ chức quân đội - Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. - Quân đội có hai bộ phận: Quân ở triều đình và quân ở các địa phương. Bao gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh. độ ngụ binh ư nông lại là tối ưu? HS đọc đoạn in nhỏ trong SGK. H: Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên? - Ý thức, thái độ kiên quyết bảo vệ, giữ gìn biên cương, lãnh thổ của TQ - Kỹ thuật động não (1’): HĐ cá nhân trả lời nhanh câu hỏi: H: Vì sao thời Lê, nhà nước quan tâm đến luật pháp ? Giảng: Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Hồng Đức đây là bộ luật lớn nhất có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta . H: Nội dung chính của bộ luật? H: Luật Hồng Đức có gì mới ? - Quyền lợi và địa vị của người phụ nữ được tôn trọng. 3. Pháp luật - Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức. * Nội dung: - Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc. - Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. - Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Bảo vệ người phụ nữ. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (Đã thực hiện ở mục 2): So sánh bộ máy nhà nước HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: Đánh giá về những đóng góp của Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật? - Lê Thánh Tông là người có đóng góp chủ yếu vào việc làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và ngày càng chặt chẽ hơn. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo (Thực hiện ở nhà) - Về luật pháp nhà nước Lê sơ và Lý-Trần có điểm gì giống và khác nhau? - Chứng minh rằng bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý-Trần? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài nắm vững bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, nội dung bộ luật Hồng Đức - Chuẩn bị bài mới phần: II. Tình hình kinh tế, chính trị + Đọc, nghiên cứu nội dung sgk: Nắm được những biện pháp về kinh tế nông nghiệp, tình hình thủ công nghiệp thương nghiệp thời Lê Sơ. + Đọc phần chữ nhỏ + Trả lời các câu hỏi cuối mục, cuối bài

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_41_nuoc_dai_viet_thoi_le_so_1428.pdf