Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (Thời sơ – trung kì trung đại) - Tạ Văn Tuấn

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức :

 Giúp học sinh nắm được .

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu, cơ cấu xã hội.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến” và đặc trưng nền kinh tế lãnh địa.

- Hiểu thành thị trung đại xuất hiện như thế nào; Sự khác nhau giữa kinh tế trong thành thị Trung đại với kinh tế lãnh địa .

 2. Tư tưởng :

 Học sinh thấy đượcsự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người. Chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến .

 3. Kỹ năng

- Biết xác định vị trí các nước phong kiến trên bản đồ.

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy ro sự chuyển biến từ xã hội xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

 II. Thiết bị – tài liệu:

- Bản đồ châu Âu thời kỳ phong kiến.

- Tranh ảnh, tư liệu mô tả về các hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.

- Thuật ngữ “lãnh chúa” , “lãnh địa”, “nông nô”

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (Thời sơ – trung kì trung đại) - Tạ Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 NS: 4/9/07 Tiết 1 ND: 6/10/07 PHẤN I: KHÁI QUÁN LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Xà HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU ( THỜI SƠ – TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI ) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được . - Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu, cơ cấu xã hội. - Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến” và đặc trưng nền kinh tế lãnh địa. - Hiểu thành thị trung đại xuất hiện như thế nào; Sự khác nhau giữa kinh tế trong thành thị Trung đại với kinh tế lãnh địa . 2. Tư tưởng : Học sinh thấy đượcsự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người. Chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến . 3. Kỹ năng - Biết xác định vị trí các nước phong kiến trên bản đồ. - Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy ro õsự chuyển biến từ xã hội xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. II. Thiết bị – tài liệu: Bản đồ châu Âu thời kỳ phong kiến. Tranh ảnh, tư liệu mô tả về các hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại. Thuật ngữ “lãnh chúa” , “lãnh địa”, “nông nô” III. Tiến trình dạy học: *.Kiểm tra bài cũ : Gv kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập của học sinh. * Bài mới a. Giới thiệu bài: Lịch sử xạ hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kỳ cổ đại. Sang lớp 7, các em sẽ học nối tiếp một thời kỳ mới – Thời kỳ trung đại. Trong bài học đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về “Sự hình thành và phát triển của xạ hội phong kiến ở Châu Ââu”. b.hoạt động dạy học: -GV gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức phần lịch sử thế giới cổ đại ở các nước Phương Tây: + Thời gian hình thành: đầu thiên niên kỷ I TCN + Địa điểm : Trên hai bán đảo (Ban căng, Italia) . +Tên 2 quốc gia : Hy Lạp và Rôma. Đến cuối thế kỷ V, các quốc gia cổ đại phương Tây bước vào giai đoạn bị suy yếu. - Học sinh đọc đoạn 1,2 ,3 / Sgk. -H: Khi tràn vào lãnh thổ đế quốc Rô ma, người Giéc man đã làm gì? HS trả lời – GV chốt ý đúng. -H:Những việc làm đó có tác động như thế nào đến xã hội châu Aâu? -HS thảo luận: Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại? (+ Lãnh chúa : Xuất thân từ những quí tộc, có quyền thế, tước vị, giàu có ( chủ nô ). + Nông nô: Nô lệ và nông dân.) GV giảng về mối quan hệ giữa nông nô và lãnh chúa: Đây là quan hệ nông nô phụ thuộc lãnh chúa , chứng tỏ quan hệ sản xuất mới được hình thành. Đó là quan hệ sản xuất phong kiến. -HS đọc mục 2 / Tr.3,4 /Sgk và quan sát H. 1 /Tr.4/ Sgk . –Gv cho hs thảo luận: Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của các lãnh chúa chúa trong lãnh địa? - HS thảo luận đại diện trình bày kết quả thảo luận, h cònlại theo dõi nhận xét. GV :Lãnh chúa thường sống trong những lâu đài rất kiên cố, nguy nga, tráng lệ ( H. 1) và thường sống ở những vùng trung tâm trong lãnh địa. Họ không bao giờ phải lao động nhưng có quyền bóc lột nông nô bằng tô thuế và đối xử tàn nhẫn với nông nô. -H: Bị lãnh chúa bóc lột và đối xử tàn nhẫn, theo em, người nông nô sẽ có phản ứng như thế nào? -GV: Đó cũng chính là quy luật tất yếu của lịch sử “có áp bức sẽ có đấu tranh”, “Tức nước , vỡ bờ” Nông nô nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống lãnh chúa. HS đọc đoạn 1, 2 / SGK. -H: Hãy nêu đặc điểm kinh tế chính của nền kinh tế lãnh địa ? ( + Lãnh địa là 1 đơn vị kinh tế biệt lập tự sản tự tiêu, kép kín, không trao đổi với bên ngoài. + Nền tảng kinh tế chính : nông nghiệp. Ngoài ra, còn có các nghề thủ công.) -GV: Đến cuối thế kỉ XI, các thành thị trung đại xuất hiện. -HS đọc “ Nhưng từ cuối gọi là các thành thị trung đại” / mục 3 / Tr. 5/ SGK. -GV giải thích “ Thành thị” – là các nơi mà tại đó diễn ra các hoạt động giao lưu , buôn bán, tập trung đông dân cư. -H: Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? H: Những ai sống trong thành thị? Họ làm những nghề gì? -GV giảng: Họ sản xuất ra các sản phẩm thủ công và buôn bán, trao đổi hàng hoá.Để các hoạt động sản xuất và buôn bán, trao đổi hàng hoá diễn ra thuận lợi, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa ngày càng cao hơn, nhiều hơn họ cùng nhau lập ra các phường hội và thương hội để cùng sản xuất , buôn bán “ Buôn có bạn, bán có phường”. Hàng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm. -GV lưu ý HS : những tổ chức này không có trong các lãnh địa. - HS quan sát H.2, nêu nội dung và nhận xét? ( Việc trao đổi, buôn bán tại các thành thị diễn ra tấp nập). -HS thảo luận: Thành thị ra đời có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu? Giải thích vì sao? -GV: + Kinh tế : Sự ra đời củathành thị phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. + Chính trị: Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền , xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, tạo điều kiện thống nhất quốc gia. - Sự ra đời của thành thị trung đại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu. - GV kết luận. 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu  u - Cuối thế kỷ V, người Giéc - man tràn xuống, tiêu diệt các quốc gia cổ đại Phương Tây. + Lập nhiều vương quốc mới + Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma chia cho nhau. + Phong tước vị cho tướng lĩnh và quí tộc . XHPK ở Châu Âu hình thành có hai giai cấp cơ bản : Lãnh chúa và Nông nô. 2. Lãnh địa phong kiến: Lãnh địa phong kiến:là những khu đất rộng lớn mà quý tộc chiếm được, trong đó có lâu đài thành quách, đồng cỏ, chuồng trại , đất đai -Lãnh chúa: đứng đầu lãnh địa, sống xa hoa, đối xử tàn nhẫn với nông nô. - Nông nô nhiều lần nổi dậy đấu tranh. 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại *Nguyên nhân xuất hiện: Cuối thế kỉ XI, sản phẩm thủ công ngày càng nhiều nhu cầu trao đổi , buôn bán và lập xưởng sản xuất thị trấn ra đời thành thị xuất hiện. -Cư dân chủ yếu: Thọ thủ công và thương nhân. Vai trò của thành thị: + Kinh tế : Bước đầu xây dựng nền kinh tế hàng hoá. + Chính trị: Thúc đẩy XHPK Châu Âu phát triển. 4. Củng cố bài học: a. Bài tập 1 .Nền kinh tế thành thị có gì khác với nền kinh tế lãnh địa? Kinh tế lãnh địa Kinh tế thành thị -Trong lãnh địa, kinh tế mang tính tự cung tự cấp, khép kín, không trao đổi với bên ngoài. -Nền tảng kinh tế: Nông nghiệp. - Trong thành thị , đã có sự buôn bán, trao đổi. -Nền tảng kinh tế: TCN và thương nghiệp. b. kết luận - Sự hình thành xã hội phong kiến Châu Âu hoàn toàn phù hợp với quy luật của xã hội loài người. - Đặc trưng cơ bản của các lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị biệt lập. Đây là biểu hiện phân quyền trong xã hội phong kiến Châu Âu Sự xuất hiện thành thị la øyêú tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá Châu Âu phát triển. 5. Dặn dò: - Học nội dung bài học. - Chuẩn bị bài 2. Tìm hiểu về các cuộc phát kiến địa lí lớn; Quan sát H3, H4, H5, nắm nội dung chủ yêú.

File đính kèm:

  • docbai_giang_lich_su_lop_7_bai_1_su_hinh_thanh_va_phat_trien_cu.doc
Giáo án liên quan