Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 9: Bài luyện tập 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Học sinh ôn lại 1 số khái niệm cơ bản của hóa học như: chất, chất tinh khiết, hỗn

hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học và phân tử.

- Hiểu thêm được nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt nào

và đặc điểm của những loại hạt đó.

2. Phẩm chất

- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực

tính toán.

- Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Nội dung bài tập cho học sinh.

2. Học sinh.

- Ôn lại kiến thức chương I

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Nêu khái niệm đơn chất, hợp chất, cho ví dụ?

- Tính phân tử khối các hợp chất sau: khí mêtan (phân tử gồm 1C và 4 H), axit

Nitric (phân tử gồm 1H, 1N và 3O)?

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 9: Bài luyện tập 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8C 05/10/2020 8B 06/10/2020 8A 07/10/2020 8D 08/10/2020 Tiết 9 - Bài 8: BÀI LUYỆN TẬP 1 I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Học sinh ôn lại 1 số khái niệm cơ bản của hóa học như: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học và phân tử. - Hiểu thêm được nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt nào và đặc điểm của những loại hạt đó. 2. Phẩm chất - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 3. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán. - Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên. - Nội dung bài tập cho học sinh. 2. Học sinh. - Ôn lại kiến thức chương I III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu khái niệm đơn chất, hợp chất, cho ví dụ? - Tính phân tử khối các hợp chất sau: khí mêtan (phân tử gồm 1C và 4 H), axit Nitric (phân tử gồm 1H, 1N và 3O)? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai nhanh hơn Luật chơi: - Gv cho 4 hs tham gia - Trong vòng 2 phút hoàn thành nhanh bài tập. - Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn, đúng hơn sẽ giành phần thắng. Câu hỏi: Hs1: Chất tinh khiết là gì? Lấy 3 ví dụ? Hs2: Hỗn hợp là gì? Lấy 3 ví dụ? Hs3: Đơn chất là gì? Lấy 3 ví dụ? Hs4: Hợp chất là gì? Lấy 3 ví dụ? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi - Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Gv treo tranh vẽ sơ đồ các khái niệm Yêu cầu hs n/c SGK, sơ đồ trên hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: - Nguyên liệu tạo nên vật thể là gì? - Chất tạo nên từ đâu? - Chất được chia thành mấy nhóm? - Đơn chất là gì? Có mấy loại đơn chất? - Hợp chất là gì? Có mấy nhóm? KT trình bày 1 phút - Yêu cầu hs lên trình bày mối quan hệ giữa các khái niệm trong sơ đồ Gv nhận xét và chốt kết luận. Hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Những tính chất của chất. ? Nguyên tử là gì? Cấu tạo gồm những loại hạt nào. ? Thế nào là nguyên tử khối . ? Thế nào phân tử khối. ? Cách tính phân tử khối. ? Để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta dùng những cách nào và căn cứ vào đâu. Gv NX chốt lại kiến thức cho học sinh. I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm: Vật thể (tự nhiên và nhân tạo) Chất (tạo nên tử nguyên tố hố học) Đơn chất Hợp chất Tạo nên tử 1 Ntố Tạo nên tử 2 Ntố K loại – P kim HC Vơ cơ – HC H Cơ II. Tổng kết về chất – nguyên tử – phân tử. - HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời các câu hỏi. Hoạt động 3: Luyện tập. Bài tập 1: Trang 30 - GV hướng dẫn học sinh làm bài. - GV cung cấp thêm cho HS thông tin về Dnước = 1g/cm3. Để tách chất ra khỏi hỗn hợp cần so sánh khối lượng riêng của các chất. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn làm bài tập 1b. - Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chốt lại kiến thức. Giải. + Dùng nam châm để hút hết sắt riêng. + Còn gỗ và nhôm thả vào nước. Nhôm nặng hơn nước nên chìm xuống, gỗ nhẹ hơn nước nên nổi lên. Ta sẽ tách được nhôm và gỗ. Bài tập 3: Trang 31 - GV yêu cầu HS đọc bài và hướng dẫ HS làm. ? Để xác định phân tử khối của hợp chất A đó phải tính gì trước. ? Tính phân tử khối của A bằng cách nào. - Cá nhân HS làm và lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chữa bài. Giải. - Vì hợp chất A nặng hơn phân tử hiđro 31 lần  PTK của A = 31 lần PTK của hiđro. - Phân tử khối của A = 31 x 2 = 62 đvC Mà PTK của A = 2PTK của X + PTK của Oxi  62 = 2 . X + 16  X = 2 1662− = 23 Vậy X là Na Hoạt động 4: Vận dụng. Bt: Phân tử 1 hợp chất gồm 1 B, 4 H và nặng bằng nguyên tử oxi . Tìm phân tử khối của B. cho biết tên và kí hiệu của B ? Gợi ý: - NTK của oxi là: 16 đ.v.C - Khối lượng của 4H là: 4 đ.v.C - Mà: PTK của hợp chất =1B + 4H =16 đ.v.C NTK của B là: 16-4=12 đ.v.C Vậy B là cacbon ( C ) HĐ5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. Ôn lại các kiến thức đã luyện tập, soạn trước bài 9 V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. Hoàn thiện các bài tập còn lại SGK Ôn lại kí hiệu hoá học

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_9_bai_luyen_tap_1_nam_hoc_2020_20.pdf
Giáo án liên quan