Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 14 đến 21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS có được hiểu biết về hiểm họa HIV/AIDS từ đó nắm được cách thức và

biện pháp phòng chống.

- Hiểu về ma túy, tệ nạn xã hội và tác hại của nó

2. Kĩ năng:

- Ứng xử, hành động có hiểu biết để tránh xa các tệ nạn xã hội.

3. Thái độ:

- Đồng tình ủng hộ chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống

HIV/AIDS, tránh xa ma túy.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Giao tiếp; Hợp tác;

Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán.

b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo

đức, hành vi pháp luật

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Sổ tay phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội, tài

liệu liên quan, phiếu học tập, tranh ảnh

2. Học sinh: Học bài cũ, sưu tầm tài liệu về HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai,

2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ôn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

GV treo tranh ảnh về người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS

HS nhận xét- GV dẫn dắt vào bài

pdf27 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 14 đến 21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/11/2019 Ngày giảng: 5/11: 9A,B Tiết 14: THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA: CHỦ ĐỀ VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS, MA TÚY VÀ CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS có được hiểu biết về hiểm họa HIV/AIDS từ đó nắm được cách thức và biện pháp phòng chống. - Hiểu về ma túy, tệ nạn xã hội và tác hại của nó 2. Kĩ năng: - Ứng xử, hành động có hiểu biết để tránh xa các tệ nạn xã hội. 3. Thái độ: - Đồng tình ủng hộ chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, tránh xa ma túy. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán. b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sổ tay phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội, tài liệu liên quan, phiếu học tập, tranh ảnh 2. Học sinh: Học bài cũ, sưu tầm tài liệu về HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV treo tranh ảnh về người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS HS nhận xét- GV dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Cho HS đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi về HIV/AIDS: Hoạt động nhóm đôi- 3 phút Phiếu học tập 1: Em hãy điền ý đúng vào các phần còn trống sau đây? A, HIV là tên một loại vi rút I. Tìm hiểu về HIV/AIDS gây B, AIDS là giai đoạn . HS thảo luận- Báo cáo, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kl : A. Suy giảm miễn dịch ở người. B. Cuối của sự nhiễm HIV. Hoạt động cá nhân- 5 phút: Phiếu học tập 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng: Câu 1. HIV lây truyền qua con đường nào sau đây? A. Đường máu. B. Đường tình dục. C. Đường từ mẹ sang con. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 2. HIV/AIDS có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội? A. Ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội. B. Ảnh hưởng đến tương lai, nòi giống. C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3. Theo em, tình hình nhiễm HIV/AIDS của thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay là: A. Tăng. B. Không tăng. C. Giảm. D. Bình thường. Câu 4. Nếu bạn bè, người thân nhiễm HIV, em sẽ làm gì? A. Xa lánh ruồng bỏ. B. Để người lớn trong gia đình và xã hội quan tâm. C. Quan tâm, động viên, chăm sóc. D. Không động viên, chăm sóc. Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến HIV/AIDS? A. Kém hiểu biết, tâm sinh lí thay đổi. B. Đời sống không lành mạnh, bản thân không làm chủ. C. Kinh tế phát triển. D. Phương án A và B. Câu 6. Các đường nào sau đây không lây nhiễm HIV? A. Đường máu. B. Ăn uống, nói chuyện. C. Từ mẹ sang con. D. Đáp án A và C. HS làm việc cá nhân- Đổi kết quả GV đưa ra đáp án- HS chấm chéo lẫn nhau. Đáp án: Câu Đáp án 1 D 2 D 3 A 4 C 5 D 6 B * Hoạt động 2: Tìm hiểu về ma túy và các tệ nạn xã hội GV: Lần lượt đưa ra các câu hỏi HS: trả lời GV: NX. bổ sung 2. Tìm hiểu về ma túy và các tệ nạn xã hội HS thảo luận nhóm 4 (5 phút): H: Ma tuý ảnh hưởng đến sức khoẻ của người như thế nào? HS thảo luận- Đại diện báo cáo- HS các nhóm tương tác với nhau GV nhận xét, kết luận: Nghiện ma tuý ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nghiện, có thể dẫn đến nhiễm độc mãn tính cho cơ thể, gây ra rối loạn ở từng bộ phận, đến suy nhược toàn thân của người nghiện như: - Đối với hệ tiêu hoá, người nghiện luôn có cảm giác chán ăn, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm, thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón. - Đối với hệ tuần hoàn, thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bi xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. - Đối với hệ hô hấp, những đối tượng hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới. - Các bệnh về da, người nghiện bị rối loạn cảm giác da nên không cảm giác thấy bẩn, họ thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa- đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh da phát triển như: ghẻ, lở, hắc lào, viêm đa não. - Đối với hệ thần kinh, người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác. H: Thế nào là: Người nghiện ma tuý? Em hãy diễn tả lại biểu hiện của người lên cơn nghiện mà em từng chứng kiến hoặc xem trên ti vi? HS cá nhân trình bày- Tương tác với nhau. GV nhận xét, chốt lại: Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. Người nghiện ma tuý có các đặc trưng sau: - Có sự ham muốn thông kìm chế được và phải sử dụng nó bất kỳ giá nào. - Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau cao hơn liều dùng trước mới có tác dụng). - Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào tác dụng của chất đó. - Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có chất ma tuý để dùng. H: Nguyên nhân nào khiến con người ta sa vào các tệ nạn xã hội? HS cá nhân trình bày- Tương tác với nhau. GV nhận xét, chốt lại: * Nguyên nhân khách quan . - Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm, còn nhiều tiêu cực trong xã hội. - Kinh tế kém phát triển. - Chính sách mở cửa trong kinh tế thị trường. - Ảnh hưởng của văn hoá đồi truỵ. - Cha mẹ nuông chiều, quản lý con cái không tốt, hoàn cảnh gia đình éo le. - Bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, khống chế. * Nguyên nhân chủ quan . - Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn ngon ,mặc đẹp - Tò mò, ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìm cảm giác mới lạ. - Do thiếu hiểu biết. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân H: Là học sinh em cần làm gì để mình không sa vào tệ nạn xã hội HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Tổ chức cho HS đóng vai, tình huống: “Một người bạn rủ em đi chơi điện tử ăn tiền”. HS tự xây dựng kịch bản và đóng vai. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Em hãy đóng vai là một người tuyên truyền viên Tuyên truyền về tác hại, cách phòng tránh HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội tại địa phương em. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - HS về nhà học bài - Ôn lại tất cả những bài đã học trong học kì 1, tiết sau ôn tập học kì 1. Trả lời những câu hỏi sau: + Tự chủ là gì? Tự chủ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người. + Thế nào là chí công vô tư? Người chí công vô tư thường có biểu hiện như thế nào? + Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Cần rèn luyện như thế nào để trở thành người năng động, sáng tạo? + Vì sao chúng ta phải phản đối chiến tranh và bảo vệ hòa bình ? + Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa gì? Ngày soạn: 12/11/2019 Ngày giảng: 12/11: 9A; 14/11: 9B TIẾT 15: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học về: + Tự chủ là gì? Tự chủ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người. + Thế nào là chí công vô tư? Người chí công vô tư thường có biểu hiện như thế nào? + Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Cần rèn luyện như thế nào để trở thành người năng động, sáng tạo? + Vì sao chúng ta phải phản đối chiến tranh và bảo vệ hòa bình ? + Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa gì? 2. Kĩ năng: - Tạo cho các em kĩ năng ôn tập, học bài và làm bài. - HS có phương pháp làm các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Hs có thái độ ôn tập nghiêm túc. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác; năng lực ngôn ngữ, khoa học b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, Sách bài tập tình huống 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo các câu hỏi; Làm các bài tập trong sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trò chơi nhanh : Chia lớp làm 3 đội chơi tiếp sức- 2 phút H : Nêu những phẩm chất đạo đức đã học ở lớp 9 từ đầu năm đến giờ ? Hết 2 phút đội nào ghi được nhiều đáp án nhất thì thắng. HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập các bài đã học. GV vấn đáp HS các câu hỏi: I. Lý thuyết HSTL- Nhận xét, bổ sung GV nhận xét, nhấn mạnh lại H: Tự chủ là gì? Tự chủ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? H: Thế nào là chí công vô tư? Người chí công vô tư thường có biểu hiện như thế nào? H: Thế nào là năng động, sáng tạo? Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Cần rèn luyện như thế nào để trở thành người năng động, sáng tạo? H: Vì sao chúng ta phải phản đối chiến tranh và bảo vệ hòa bình ? H: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa gì? Phiếu học tập 1: Cho những câu ca dao, tục ngữ sau, em hãy cho biết những câu nào nói về chí công vô tư, câu nào nói về tự chủ, câu nào nói về năng động sáng tạo? 1. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. 2. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu. 3. Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. 4. Cái khó ló cái khôn 5. Học một biết mười 6. Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 7 Non cao cũng có đường rèo Đường dẫu hiểm nghèo cũg có lối đi. 8. Đừng phá cửa, có thể mở nó nhẹ nhàng bằng chìa khóa. HS hoạt động nhóm đôi- Đổi phiếu học tập GV đưa đáp án- HS chấm chéo nhau. GV y/c HS giải thích nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn trên. Hoạt động 2: Ôn tập các dạng bài tập Phiếu học tập 2: Bài 1: Bài tập tình huống Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi 1. Tự chủ: - Khái niệm - Ý nghĩa: 2. Chí công vô tư - Khái niệm - Biểu hiện 3. Năng động, sáng tạo: - Khái niệm - Ý nghĩa - Cách rèn luyện: 4. Phân biệt sự khác nhau giữa chiến tranh và hòa bình 5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: - Khái niệm - Ý nghĩa: II. Bài tập Bài 1: phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui. Em hãy nhận xét về việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào? HS thảo luận nhóm đôi- 3 phút: Đại diện báo cáo- Các nhóm nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chốt lại: Bài 2: Bài tập tình huống: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có còn truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. Em có đồng ý với ý kiến của An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An? HS trình bày ý kiến cá nhân- Nhận xét lẫn nhau GV nhận xét, kl Nhận xét việc làm của Hằng: - Việc làm của Hằng là biểu hiện của một người không có tính tự chủ. Vì: lẽ ra Hằng chỉ nên chọn 1 bộ mà mình thích nhất, nhưng Hằng đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác. - Khuyên Hằng: + Bạn làm như vậy là không nên, làm như vậy chứng tỏ Hằng suy nghĩ không chín chắn, hành vi của Hằng là sai; + Mình phải ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, bạn cần phải biết rút kinh nghiệm, biết kiềm chế bản thân. Bài 2: - Em không đồng ý với An. - Vì: mỗi nước có một phong tục tập quán và nền văn hóa riêng. Đất nước Việt Nam có rất nhiều truyền thống đáng tự hào như: Yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động..; các truyền thống văn hóa: các tập quán tốt đẹp, cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam; về nghệ thuật có: tuồng, chèo, các làn điệu dân ca. - Em sẽ nói với An rằng: + Nước ta không phải chỉ có mỗi truyền thống đánh giặc như An nói, mà nước ta còn có rất nhiều các truyền thống như: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù, hiếu học.... - Bạn cần tích cực tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cố gắng học tập, rèn luyện tốt để kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân GV khái quát lại nội dung của bài, yêu cầu HS về học thuộc chuẩn bị thi HKI. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về: Chí công vô tư, Tự chủ, Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, Năng động, sáng tạo. HS làm việc cá nhân- Trình bày kết quả- HS cả lớp nhận xét, bổ sung GV nhận xét, đưa ra 1 số câu ca dao tục ngữ tiêu biểu và giáo dục HS. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm những tấm gương tiêu biểu về các phẩm chất tốt đẹp đã học, cho biết em học tập được ở họ điều gì? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học thuộc bài, ôn lại tất cả bài tập tình huống cuối mỗi bài - Làm đề cương ôn tập theo các câu hỏi đã ôn, chuẩn bị tiết sau thi HKI Ngày soạn: 21/11/2019 Ngày giảng: 23/11: 9A,B Tiết 17: Thực hành - Ngoại khóa CHỦ ĐỀ VỀ QUYỀN TRẺ EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Giúp HS nắm được một số quyền và những qui định về quyền trẻ em. 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng giải quyết các tình huống. 3. Thái độ - Nghiên túc, có thái độ bảo vệ quyền trẻ em 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếpvà Hợp tác b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật II. CHUẨN BỊ: 1. Gv: - Nghiên cứu SGK, SGV, giáo án. - Các bức tranh về tai nạn giao thông - Một số biến báo hiệu giao thông 2. Hs: - Học thuộc bài cũ; Chuẩn bị bài theo yêu cầu tiết trước III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV treo tranh ảnh về trẻ em được đi học, trẻ em được tiêm phòng, trẻ em bị đánh đập HS nhận xét- GV dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Những quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc a. Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... b. Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. c. Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật... d. Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. 3. Luyện tập Bài 1: Cho học sinh đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng với những việc làm thực hiện quyền trẻ em,đánh dấu (-) vào ô trống tương ứng với những việc phạm vi quyền trẻ em. - Nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi  - Y tế xã, phường, thị trấn tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em  - Nhà nước phát động phong trào nuôi con bằng sữa mẹ  - Con đã 6 tuổi nhưng cha, mẹ không cho đi học bắt ở nhà lao động thêm 3 năm nữa.  - Tập trung trẻ từ 10-12 tuổi đi đánh giày và thu một nửa số tiền của các em. - Đánh đập trẻ em bị giam giữ - Buôn bán trẻ em qua biên giới Bài tập 2: Vợ chồng anh Lai có hai cháu: Cháu Cương 9 tuổi, cháu Hiền 7 tuổi. Cả hai cháu đều chưa được đến trường học. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã cùng một số cô giáo ở trường Tiểu học thường xuyên đến vận động, khuyên anh chị Lai cho hai cháu đi học nhưng anh Lai không nghe và nói để các cháu ở nhà lao động giúp đỡ gia đình thêm mấy năm nữa cũng chẳng sao. Mà gia đình anh chị có phải thuộc diện quá khó khăn đâu. Khổ thân hai cháu nhỏ bị bố mẹ bắt ở nhà không cho đi học. Hỏi: Anh Lai suy nghĩ như vậy có đúng không và không cho con mình đi học thì có vi phạm pháp luật không? Hay đấy là quyền của anh chị? Trả lời: Anh Lai suy nghĩ như vậy là hoàn toàn sai, vì công việc nhà nông bao giờ chẳng nhiều, nếu cứ để các cháu ở nhà giúp đỡ gia đình thì ở đến bao giờ? Dù còn nhiều việc nhà, việc đồng ruộng thì cũng phải để con mình đi học chứ. Hơn nữa, không cho hai cháu đi học là vi phạm pháp luật đấy. Điều 8 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học quy định: "Cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học". Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng đều quy định cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con mình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Cha mẹ không có quyền giữ con ở nhà không cho đi học khi con mình đang ở độ tuổi đi học. Pháp luật không cho cha mẹ quyền ấy. Trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập của trẻ em thì trách nhiệm của cha mẹ là rất lớn: vừa là trách nhiệm pháp lý, vừa là trách nhiệm đạo đức của bậc sinh thành. Anh Lai phải cho hai con của mình đi học ngay, không được chờ đợi gì thêm nữa. Bài tập 3: Hoạt động trải nghiệm: GV tổ chức cho HS đóng vai tình huống sau: Tình huống: “Chị Hiền mở quán bán hàng ăn uống, giải khát tại thị trấn. Quán của chị em rất đông khách, không chỉ có người lớn mà còn có cả một số trẻ em 14-15 tuổi. Bọn trẻ đến quán chị uống rượu, hút thuốc. Chị Hiền rất chiều chúng, cho bạn trẻ nợ dần nhiều lần mới phải trả tiền rượu, thuốc. Tối thứ bảy vừa rồi, trong lúc bọn trẻ đang uống rượu ở quán chị Hiền thì ông chủ tịch thị trấn cho công an đến lập biên bản, phạt chị 200.000đ” Hỏi: Việc ông chủ tịch thị trấn cho công an đến phạt tiền đối với chị Hiền là đúng hai sai? GV chia lớp làm 3 nhóm- các nhóm thảo luận, viết kịch bản, phân vai, lên đóng vai trước lớp- Các nhóm nhận xét lẫn nhau GV nhận xét, kl cách xử lý tình huống: Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và tinh thần nên việc các em uống rượu không chỉ làm tổn hại đến sức khoẻ, đến sự phát triển bình thường mà còn ảnh hương lớn đến sự hình thành nhân cách của các em. Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã ban hành các quy định pháp luật ngăn cấm việc lôi kéo, dụ dỗ trẻ em uống tượu, hút thuốc và trừng trị nghiêm khắc các hành vi này. Chị Hiền đã có hành vi bán rượu, thuộc lá cho trẻ, xúi giục, tạo điều kiện cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không nghĩ đến tác hại của hành vi này. Chị đã vi phạm khoản 2 điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: "Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ", đồng thời vi phạm điểm c, khoản 1 Điều 25 Nghị định 49/ CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Hành vi vi phạm của chị Hiền cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này chị phải chịu hình thức phạt tiền là đúng. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân H: Em hãy cho biết các nhóm quyền của trẻ em theo Công ước Liên Hợp Quốc? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Tổ chức cho HS đóng vai, tình huống: Gần nhà em có em bé hơn 6 tuổi rồi bố mẹ không cho đi hoc” GV chia lớp làm 3 nhóm Các nhóm thảo luận- xây dựng kịch bản, cách xử lý tình huống và lên đóng trước cả lớp- Các nhóm nhận xét lẫn nhau. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Hoạt động trải nghiệm: Em hãy đóng vai là một người tuyên truyền viên Tuyên truyền về các quyền của trẻ em tại địa phương em để tất cả mọi người được biết. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - HS về nhà học bài - Chuẩn bị giờ tới học chủ đề Giáo dục môi trường: Thực trạng môi trường hiện nay ở địa phương, nguyên nhân ô nhiễm môi trường, các biện pháp khắc phục. - Chuẩn bị phế liệu, tiết sau tái chế phế liệu, thiết kế trang phục từ phế liệu. Ngày soạn: 23/11/2019 Ngày giảng: 26/11: 9A,B Tiết 18: THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Cũng cố, bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và TNTN (Nguyên nhân, tác hại, biện pháp). 2. Kĩ năng: - HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, biết cách ứng xử trước những tình huống đó. - Tái chế những phế liệu thành vật dụng có ích. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, ủng hộ những việc làm bảo vệ môi trường và lên án, phê phán những việc làm ngược lại. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và Hợp tác b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Các câu hỏi, tình huống và đáp án. 2. Học sinh: Một cây hoa có trang trí đẹp mắt, chai nhựa, túi nilon. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV treo tranh ảnh về ô nhiễm môi trường HS nhận xét- GV dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐỘNG 1: TLN- 5 phút: Nêu thực trạng môi trường ở địa phương? Nguyên nhân ô nhiễm môi trường? HS thảo luận, báo cáo Các nhóm nhận xét bổ sung. GV chốt lại. 1. Tìm hiểu thực trạng môi trường ở địa phương- Nguyên nhân: - Môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm. Nguyên nhân: HĐN đôi- 3 phút: Theo em cần có biện pháp gì để bảo vệ môi trường. HS trình bày ý kiến cá nhân GV nhận xét, kl *HĐỘNG 2: HS: Chuẩn bị và trưng bày một cây hoa có gắn các câu hỏi và tình huống. GV: Chọn 3 HS làm giám khảo (ban giám khảo chuẩn bị phần đáp án của các câu hỏi và tình huống do GV hướng dẫn). GV: Chọn 1 HS làm người dẫn chương trình. * Cách chơi: - Người dẫn chương trình điều khiển cuộc chơi. - HS lần lượt xung phong lên hái hoa, trả lời câu hỏi, xử lí tình huống hoặc sắm vai theo tình huống. - Ban giám khảo nhận xét, bổ sung, đánh giá, khen thưởng bạn có câu trả lời đúng, hay. - Ý thức kém của người dân, vốn hiểu biết còn hạn chế. - Tình trạng chặt phá rừng. - Quản lý của Nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. 2. Biện pháp: - Nâng cao ý thức của người dân - Tuyên truyền, giáo dục vai trò của môi trường đối với đời sống con người. - Tái chế phế liệu. - Xử lí rác thải đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilon 3. Tổ chức trò chơi hái hoa. . Các câu hỏi: 1. Bạn hãy kể một vài việc làm của con người ảnh hưởng xấu đến môi trường? 2. Hãy kể những hoạt động về bảo vệ môi trường mà bạn và nhà trường đã tham gia? 3. Vì sao nói: rừng là vệ sĩ của loài người. 4. Theo bạn, phá rừng nguy hiểm như thế nào?. 5. Vì sao trong thành phố, sân trường không thể thiếu cây xanh, hoa cỏ?. 6. Vì sao cần yêu mến, bảo vệ các loài chim?. 7. Vì sao khi ăn trái cây phải rửa thật sạch?. 8. Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề bảo vệ môi trường. 9. Bạn hiểu thế nào về câu tục ngữ: Rừng vàng, biển bạc. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Vì sao phải bảo vệ môi trường? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng GV chia lớp thành 3 nhóm hoạt động trải nghiệm- 15 phút: - GV Hướng dẫn HS: + Tái chế những chai lọ, phế liệu thành những vật dụng: lọ cắm hoa, lọ để bút,... + Thiết kế trang phục từ vỏ bao, túi nilon, giấy báo, ô dù hỏng,... HS làm việc theo nhóm, tái chế phế liệu mà nhóm đã chuẩn bị. Hết thời gian, HS các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình, trình diễn thời trang do nhóm thiết kế - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm, trao thưởng nhóm có nhiều sản phẩm hay, đẹp. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Em hãy đóng vai là một người tuyên truyền viên Tuyên truyền vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người, tuyên truyền người dân bản em giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Về nhà tiếp tục tái chế những phế liệu thành những vật dụng có ích. - Chuẩn bị bài phòng chống Tệ nạn xã hội + Đọc phần đặt vấn đề, trả lời câu hỏi, Liên hệ bản thân cần làm gì để mình không sa vào tệ nạn xã hội. Ngày soạn: 31/12/2020 Ngày dạy: 2/1: 9A; 4/1: 9B Tiết 19: Bài 11 TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_14_den_21_nam_hoc_2019.pdf
Giáo án liên quan