Đề kiểm tra trực tuyến môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1 Chí công vô tư là

A. phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị.

B. giải quyết công việc theo lẽ phải.

C. xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

D. phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị; là giải quyết công việc theo lẽ phải; là xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Câu 2 Người chí công vô tư là người

A. luôn làm cho mọi người phải nể phục mình.

B. luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng.

C. luôn im lặng trước các hành động vụ lợi cá nhân.

D. luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, theo sự công bằng.

Câu 3. Người chí công vô tư sẽ

A. làm cho mọi người không nể phục mình.

B. đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng.

C. mang lại lợi ích cho cá nhân.

D. nhận được sự tán dương, ca ngợi của những người xung quanh.

 

docx7 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trực tuyến môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND Quận Long Biên Trường THCS Sài Đồng Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA MÔN: GDCD 9 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1 Chí công vô tư là A. phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị. B. giải quyết công việc theo lẽ phải. C. xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. D. phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị; là giải quyết công việc theo lẽ phải; là xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Câu 2 Người chí công vô tư là người A. luôn làm cho mọi người phải nể phục mình. B. luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng. C. luôn im lặng trước các hành động vụ lợi cá nhân. D. luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, theo sự công bằng. Câu 3. Người chí công vô tư sẽ A. làm cho mọi người không nể phục mình. B. đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng. C. mang lại lợi ích cho cá nhân. D. nhận được sự tán dương, ca ngợi của những người xung quanh. Câu 4 Em tán thành với quan điểm nào sau đây về chí công vô tư? A. Những người có chức có quyền mới cần chí công vô tư. B. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình. C. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm. D. Học sinh nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư. Câu 5 Câu nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” của Bác Hồ thể hiện phẩm chất đạo đức gì? A. Tự chủ. B. Chí công vô tư. C. Dân chủ. D. Kỉ luật. Câu 6 Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Chiếm đoạt tài sản của nhà nước. B. Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại. C. Lấy đất công bán thu lợi riêng. D. Trù dập những người tốt. Câu 7 Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Quân pháp bất vị thân. B. Cái khó ló cái khôn. C. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 8 Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư? A. Trong các cuộc bình bầu, H hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình. B. H chỉ chăm lo việc học của mình, còn các công việc của lớp thì không quan tâm. C. Đến lớp thấy đã muộn mà chưa có ai làm vệ sinh lớp, A tự quét dọn để kịp giờ vào học. D. V hay bao che khuyết điểm cho N vì N hay cho V nhìn bài khi kiểm tra. Câu 9 Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình. Nếu em là bạn của Quân, em sẽ: A. Đồng tình với việc làm của Quân. B. Báo cho thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp về việc làm của Quân. C. Không quan tâm đến việc làm của Quân vì không ảnh hưởng đến mình. D. Khuyên nhủ Quân không nên làm như vậy và trao đổi với thầy (cô) chủ nhiệm để nhắc nhở Quân. Câu 10 Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em. Trong trường hợp đó, em nên làm gì? A. Im lặng, không nói gì, sợ mất long ông Ba. B. Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền về việc làm của ông Ba. C. Lờ đi, coi như không biết vì không lien quan đến mình. D. Khuyên ông Ba dừng những việc làm sai trái đó nếu không sẽ tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. Câu 11 Tự chủ là A. làm chủ bản thân. B. kiểm soát được người khác. C. làm chủ được công việc. D. luôn hành động theo ý mình. Câu 12 Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tính tự chủ? A. Luôn có thái độ bình tĩnh tự tin. B. Luôn làm chủ được những suy, tình cảm và hành vi. C. Luôn biết tự điều chỉnh hành vi của mình. D. Luôn hành động theo ý mình. Câu 13 Hành vi nào dưới đây thể hiện đức tính tự chủ? A. Bạn T luôn hành động theo ý mình. B. Bạn A không tiếp thu sự góp ý của người khác. C. Bạn H luôn biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân. D. Bạn B luôn nóng nảy trong giao tiếp và hành động. Câu 14 Câu ca dao dưới đây nói đến phẩm chất đạo đức nào? “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.” A. Tôn trọng người khác. B. Tự chủ. C. Tự trọng. D. Tự lập. Câu 15 T là học sinh lớp 9, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thấy các bạn trong lớp được bố mẹ mua cho xe đạp điện để đi học, T đòi bố mẹ mua bằng được một chiếc xe đạp điện mới. Theo em, nhận xét nào dưới đây đúng nhất về thái độ và việc làm của T? A. T là người suy nghĩ kỹ trước khi hành động. B. T là người có thái độ bình tĩnh, tự tin. C. T là người không làm chủ được suy nghĩ, hành vi của mình. D. T là người biết điều chỉnh hành vi của mình. Câu 16 Sắp đến kì thi vào Trung học phổ thông, M đang ở nhà học bài một mình thì có 5 bạn cùng lớp đến rủ M đi chơi game ở quán net gần nhà. Trong trường hợp này, M nên chọn cách ứng xử nào dưới đây là phù hợp nhất? A. M đi cùng các bạn. B. M không đi và khuyên các bạn cùng ở lại ôn bài. C. M tỏ thái độ bực tức với các bạn. D. M mặc kệ các bạn và không đi. Câu 17 Bạn A là học sinh lớp 9, là học sinh giỏi xuất sắc của trường. Với lí do bận học nên bạn A từ chối tham gia mọi hoạt động tập thể của trường, lớp. Cách giải quyết công việc của bạn A không thể hiện phẩm chất nào dưới đây? A. Chí công vô tư. B. Tôn trọng người khác. C. Tiết kiệm. D. Tư chủ. Câu 18 Biết ý kiến của bạn T là đúng nhưng lại bị đa số các bạn phản đối, nếu là bạn của T, em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào dưới đây? A. Hùa theo ý kiến của số đông để không bị ghét. B. Khuyên bạn T lần sau không nên đưa ra ý kiến. C. Phân tích để các bạn thấy ý kiến của T đúng. D. Im lặng không nói gì vì không liên quan đến mình. Câu 19 Để rèn luyện tính tự chủ, học sinh cần có thái độ nào dưới đây? A. Bình tĩnh, tự tin. B. Năng động, sang tạo. C. Dân chủ, kỉ luật. D. Khoan dung, độ lượng. Câu 20 Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của tự chủ? A.Dao động khi gặp khó khăn. B. Biết cư xử có đạo đức, văn hóa. C. Thay đổi lập trường trước đám đông. D. Chạy theo những cám dỗ cuộc sống. Câu 21. Sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc được gọi là hôn nhân. B. thành hôn. C. kết hợp. D. vu quy. Câu 22. Cơ sở quan trọng của hôn nhân là tiền bạc. B. tình yêu chân chính. C. pháp luật. D. kế hoạch hóa gia đình. Câu 23. Theo quy định của pháp luật hiện hành, độ tuổi nào dưới đây được phép kết hôn? A. Nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi. B. Nam 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi. C. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên. D. Nam đủ 20 tuổi, nữ 18 tuổi. Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta? A. Tự nguyện, tiến bộ. B. Vợ chồng bình đẳng. C. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. D. Một vợ, một chồng. Câu 25. Nam, nữ không đăng kí kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì A. vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng. B. vẫn được coi là vợ chồng và được pháp luật bảo vệ. C. không được pháp luật công nhận là vợ chồng. D. là vợ, chồng của nhau theo quy định của pháp luật. Câu 26. Đối với những công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam thì việc đăng kí kết hôn sẽ được tiến hành tại A. tòa án nhân dân các huyện, thành phố. B. viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố. C. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn. D. cơ quan công an nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn. Câu 27. Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, trường hợp nào dưới đây không được thừa nhận là hôn nhân? A. Kết hôn với người vợ thứ hai, sau khi li hôn người vợ thứ nhất. B. Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau. C. Kết hôn giữa một người Kinh và một người Ê đê đều mang quốc tịch Việt Nam. D. Kết hôn giữa một cô dâu Việt Nam và một chú rể Hàn Quốc. Câu 28. Anh A 20 tuổi, chị B 16 tuổi tự nguyện yêu nhau và quyết định lấy nhau. Được sự cho phép của hai bên gia đình, anh A và chị B đã tổ chức đám cưới và về chung sống với nhau. Theo em, pháp luật có thừa nhận quan hệ vợ chồng của anh A và chị B thế nào? A. Thừa nhận và tạo điều kiện cho họ sống hạnh phúc, vì họ tự nguyện yêu nhau. B. Thừa nhận, vì họ đã tổ chức lễ cưới, dưới sự vun vén của 2 bên gia đình. C. Thừa nhận, vì họ đủ tuổi và đã sống chung với nhau. D. Không thừa nhận, vì họ tự ý về sống chung với nhau, chưa đăng kí kết hôn Câu 29. Chị H và anh B đã cưới và chung sống với nhau hơn 10 năm. Con trai của anh chị đã 10 tuổi, nhưng anh chị vẫn chưa đăng kí kết hôn. Cách đây một năm, anh B đã gặp và có quan hệ tình cảm với chị C cùng cơ quan. Sau đó, anh B và chị C đã tiến hành đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng theo quy định của pháp luật hiện hành? Chi H là vợ chính thức của anh B. Cả chị H và chị C đều không phải là vợ chính thức của anh B. Nếu xảy ra tranh chấp giữa chị H và C, pháp luật không bảo vệ quyền và lợi ích của chị H. Nếu xảy ra tranh chấp giữa chị H và C, pháp luật không bảo vệ quyền và lợi ích của chị C. Câu 30. Anh A là kĩ sư kết hôn với chị B là công nhân môi trường đô thị. Mỗi khi vợ chồng mâu thuẫn, anh luôn chê bai, coi thường nghề nghiệp của vợ. Hành vi của anh A là vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam. quyền tự do ngôn luận. quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lý xã hội. Câu 31. Anh A và chị B là con chú bác ruột, nhưng họ yêu nhau quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn không ai có quyền ngăn cản. Nếu là em của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? Nói với bố mẹ, phản đối quyết định của anh A và chị B. Đồng ý với quyết định của anh A và chị B. Khuyên anh A chị B không lấy nhau vì vi phạm pháp luật. Khuyên anh A chị B lấy nhau và chuyển đi nơi khác sinh sống. Câu 32. Hiện nay trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ con. Nếu được chứng kiến tình trạng đó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? Không nói gì, vì đó là việc của gia đình người ta. Khuyên người vợ phải biết nhẫn nhịn. Dùng điện thoại ghi lại hình ảnh chia sẻ lên mạng xã hội để lên án. Báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết. Câu 33. Pháp luật nước ta cấm kết hôn trong trường hợp nào sau đây? Người bị mất năng lực hành vi dân sự. Người đang làm việc ở nước ngoài. Người bị bệnh HIV/AIDS. Người không có việc làm. Câu 34. Nội dung nào sau đây không thuộc nguyên tắc của chế độ hôn nhân ở Việt Nam? Hôn nhân tự nguyện , tiến bộ. Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Hôn nhân do cha mẹ sắp đặt. Hôn nhân giữa những công dân cùng tôn giáo.. Câu 35. Anh B đã có gia đình nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác. Theo em anh B đã vi phạm quy định nào của pháp luật về hôn nhân trong các phương án dưới đây ? Bình đẳng trong hôn nhân. Tự nguyện trong hôn nhân. Đang có vợ hoặc chồng. D. Có họ trong phạm vi 3 đời. Câu 36.M 16 tuổi bị bố mẹ ép nghỉ học để gả cho anh T cùng xóm. Nếu là M em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ cho bản thân một cách tốt nhất? Tuân theo quyết định của bố mẹ vì cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Bỏ nhà đi khi nào sự việc lắng xuống thì trở về. Phản đối một cách quyết liệt và gây áp lực để bố mẹ từ bỏ ý định. Nhờ sự can thiệp của thầy cô và người thân để bố em hiểu ra. Câu 37: Hôn nhân được hình thành trên cơ sở tình yêu chân chính và được A. gia đình bảo đảm B. pháp luật thừa nhận C. bạn bè ủng hộ D. chính quyền địa phương công nhận Câu 38: Nơi thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn là A. Tòa án B. Ủy ban nhân dân xã, phường. C. đăng kí ở Tỉnh, Thành phố. D. trước bàn thờ gia tiên, ông bà, cha mẹ và có người ngoài làm chứng. Câu 39: Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây? A. Trung thực, chân thành từ hai phía B. Ghen tuông, giận hờn vô cớ. C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. D. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau Câu 40: M vừa học xong lớp 9, nhưng M yêu anh H hơn M 2 tuổi. Hai người thường trốn học, rủ nhau đi chơi. Nếu em là bạn cùng lớp với M, em sẽ A. nói chuyện của M cho bạn bè trong lớp biết. B. không quan tâm, vì đó là việc riêng của bạn M, không liên quan đến mình. C. báo cho bố mẹ của M và thầy cô biết để khuyên can bạn. D. im lặng, tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_truc_tuyen_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_de_so_1_t.docx
Giáo án liên quan