Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 5: Pháp luật và kỉ luật + Kiểm tra 15 phút - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là phỏp luật, kỉ luật.

2. Phẩm chất: Khoan dung, tự chủ, tự tin.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù: Nhận thức, giải quyết tình huống, đánh giá và điều chỉnh hành vi, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, GA, phiếu học tập, Nội quy của nhà trường, phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra 15 phút – Phụ lục

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

? Em hãy kể những quy định khi tham gia giao thông hoặc nội quy lớp em.

- Từ tình huống, GV dẫn vào bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 5: Pháp luật và kỉ luật + Kiểm tra 15 phút - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A. 05/10/2020 8B. 07/10/2020 Tiết 5 - Bài 5 PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT KIỂM TRA 15 PHÚT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là phỏp luật, kỉ luật. 2. Phẩm chất: Khoan dung, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Nhận thức, giải quyết tình huống, đánh giá và điều chỉnh hành vi, hợp tác... II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGV, GA, phiếu học tập, Nội quy của nhà trường, phiếu học tập... 2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 15 phút – Phụ lục 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động ? Em hãy kể những quy định khi tham gia giao thông hoặc nội quy lớp em. - Từ tình huống, GV dẫn vào bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt 1.Tìm hiểu tình huống: - Yêu cầu HS đọc mục đặt vấn đề. - HS chia nhóm thảo luận theo chủ đề sau: Nhóm 1: Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào? - Vũ xuân Trường và đồng bọn tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên Thái Lan, Lào, Việt Nam. - Lợi dụng phương tiện công an. Mua chuộc cán bộ nhà nước. - Chúng buôn bán thuốc phiện, hê rô in, mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước tiếp tay che dấu tội ác. Nhóm 2: Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả như thế nào? - Chúng gây ra cái chết trắng cho nhiều thế hệ của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước khác, gây thoái hoá giống nòi. * Hậu quả: Tốn tiền của. Gia đình tan nát, hủy hoại nhân cách con người. - Cán bộ thoái hóa biến chất. Cán bộ ngành công an cũng vi phạm. * Chúng bị chừng phạt: 22 bị cáo với nhiều tội danh: 8 án tử hình, 6 án tù trung thân, 2 án 20 năm tù giam, số còn lại từ 1 đến 9 năm tù giam và bị phạt tiền tịch thu tài sản. Nhóm 3: Để chống lại âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì? - Để chống lại bọn tội phạm có hiệu quả các chiến sĩ cần phải liêm chính, chí công vô tư, cảnh giác trước những cám dỗ, mua chuộc của chúng. Luôn trau dồi phẩm chất đạo đức của người công an nhân dân để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. - Phẩm chất của chiến sĩ công an: Dũng cảm mưu trí, vượt qua khó khăn trở ngại. Vô tư trong sạch, tôn trọng pháp luật, có tính kỉ luật. Nhóm 4: Người học sinh có cần tính kỷ luật và tôn trọng pháp luât không? Tại sao? Hãy nêu một ví dụ cụ - Học sinh rất cần có tính kỷ luật và pháp luật vì kỷ luật và pháp luật là những chuẩn mực xã hội mà học sinh phải thực hiện hàng ngày. VD: + Kỷ luật: Tuân theo những nội qui của nhà trường, của tập thể lớp... + Pháp luật: Thực hiện tốt luật an toàn giao thông, tuân theo những qui định của pháp luật. thể? - Học sinh trình bày đáp án thảo luận. - Các nhóm nhận xét bổ xung. - Giáo viên nhận xét. ? Qua tình huống trên em rút ra bài học gì cho bản thân, đối với học sinh chúng ta có cần rèn luyện tính pháp luật và kỉ luật không? 2. Tìm hiểu nội dung bài học: ? Em hiểu pháp luật là gì? Ví dụ? * BT tình huống: Theo luật nghĩa vụ quân sự Nam 18 tuổi không mắc bệnh như thần kinh ... Thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự. ? Nếu 1 người nào đó không tham gia NVQS thì sao? ? Em hãy nêu nội quy của lớp, của trường em? ? Đó là quy định do ai đặt ra? ? Mục đích của việc đề ra các nội quy đó? ? Kể thêm những nội quy khác mà em biết? - HS. Đó là kỷ luật ? Vậy kỷ luật là gì? Ví dụ? - GV chốt NDBH 2. I. Đặt vấn đề: 1.Tìm hiểu tình huống: 2. Nhận xét: 3. Bài học: - Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. - Tránh xa tệ nạn ma túy. - Giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Có nếp sống lành mạnh. II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: - Pháp luật là nguyên tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, bảo đảm thực hiện bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Kỷ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm bảo đảm sự thống nhất hành động, sự chặt chẽ của mọi người. - Kỷ luật được xây dựng trên cơ sở qui định của pháp luật, không được trái với pháp luật. Hoạt động 3. Luyện tập * TL cặp đôi (3 phút) ? Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao? - Đại diện HS TB – HS khác NX, bs. - GV NX, chốt KT. ? Nội quy của nhà trường, của cơ quan có thể coi là pháp luật được không? vì sao? * Bài tập1 (sgk15): - Pháp luật cần cho tất cả mọi người, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động. * Bài tập 2 (sgk15): - Nội quy của nhà trường của cơ quan không coi là pháp luật mà là kỉ luật. -> Vì nó không do nhà nước ban hành Nhà nước ko giám sát. Hoạt động 4. Vận dụng ? Kể những việc em đã làm để thực hiện nội quy của lớp? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu những tấm gương học sinh trường em thực hiện tốt kỉ luật của trường, lớp. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học bài, Làm bài tập 4. Tìm nguyên nhân gây tai nạn giao thông thuộc về ý thức người tham gia giao thông và nêu biện pháp khắc phục. - Chuẩn bị tiết 6. Đọc và tìm hiểu về: Mối quan hệ, ý nghĩa, rèn luyên pháp luật, kỉ luật. VI. PHỤ LỤC: (Kiểm tra 15 phút). a. Đề bài: ? Giữ chữ tín là gì? Vì sao phải giữ chữ tín? Nêu cách rèn luyện phẩm chất giữ chữ tín? Cho một ví dụ về việc giữ chữ tín? b. Hướng dẫn chấm: Câu Nội dung Điểm - Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. - Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. - Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. - Ví dụ: Bạn Lan đến phiên trực nhật nhưng bạn bị đau chân. Vì vậy bạn đã nhờ em trực nhật giúp. Mặc dù bận rất nhiều việc nhưng em vẫn cố gắng đến lớp sớm để giúp đỡ bạn theo đúng lời hứa của mình. (Học sinh có thể lấy những ví dụ khác). 2,5 2,5 2,5 2,5 Người ra đề Người duyệt Tòng Thị Quyên

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_5_phap_luat_va_ki_luat.doc
Giáo án liên quan