Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ

của ông bà, cha mẹ với con cháu.

2. Kỹ năng:

KNBH: - Hs biết cách ứng xủ phù hợp với các quy định của pháp luật về

quyền và nghĩa vụ của bản thân trong đình .

- Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của

pháp luật .

KNS: giải quyết vấn đề, hợp tác, phát triển tình cảm

3. Thái độ:

TĐBH:- Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây

dựng gia đình hạnh phúc .

- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.

Giá trị sống: yêu thương, hạnh phúc

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao

tiếp và Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán.

b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: phiếu học tập, tài liệu

2. Học sinh: Học bài cũ, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai,

2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút

pdf67 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/11/2019 Ngày giảng: 6/11: 8A, B Tiết 14- Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ với con cháu. 2. Kỹ năng: KNBH: - Hs biết cách ứng xủ phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong đình . - Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật . KNS: giải quyết vấn đề, hợp tác, phát triển tình cảm 3. Thái độ: TĐBH:- Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc . - Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Giá trị sống: yêu thương, hạnh phúc 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán. b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: phiếu học tập, tài liệu 2. Học sinh: Học bài cũ, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Trách nhiệm của học sinh? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Gv: Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng với mỗi con người. Để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tôt bổn phận trách nhiệm của mình đối với gia đình ... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề . Gv: gọi hs đọc diễn cảm bài ca dao. I. Đặt vấn đề 1. Bài ca dao : HĐN đôi- 3 phút: Giải thích nghĩa của bài ca dao đó. HS thảo luận- Đại diện nhóm báo cáo- HS tương tác với nhau GV nhận xét, kl H: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình. H: Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào? HS trình bày ý kiến cá nhân- Tương tác với nhau. Gv : Hướng dẫn hs thảo luận các câu hỏi . Phiếu học tập: 1, Em hãy kể về những việc ông bà, cha mẹ, anh chị đã làm cho em? 2, Kể những việc em đã làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em? Hs: kể - Trao đổi trước lớp- Nhận xét GV nhận xét, bổ sung. H: Em sẽ cảm thấy như thế nào khi không có tình thương sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ? HS đọc hai mẩu truyện của phần đặt vấn đề H: Em đồng ý với cách cư xử của nhân vậy nào? Vì sao ? HSTL- Nhận xét GV nhận xét, kl: - Đồng tình với cách cư xử của nhân vật Tuấn vì cách cư xử ấy đã thể hiện tình yêu thương và nghĩa vụ chăm sóc ông bà. - Việc làm của con trai cụ Lam là không chấp nhận được. Anh ta là đứa con bất hiếu, cần lên án những người có cách cư xử như anh con trai cụ Lam. H: Qua 2 tình huống trên em rút ra được bài học gì? - Là con cháu phải kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà.. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học: H: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với con? Liên hệ với gia đình em? GV phân tích, lấy VD minh họa. 2. Truyện đọc: II. Nội dung bài học . 1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và ông bà : - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ: + Nuôi dạy con thành những công dân tốt. + Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến H: Ông bà có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với cháu?VD liên hệ HSTL- Nhận xét lẫn nhau GV nhận xét, chốt- Lấy VD minh họa *Hoạt động 3: HD HS làm bài tập Chia HS thành 3 nhóm thảo luận (3 phút) Nhóm 1 : Bài tập 3 SGK tr 33 Nhóm 2: Bài tập 4 SGKtr 33 Nhóm 3: Bài tập 5 SGK tr33 Các nhóm tranh luận và trả lời câu hỏi GV giải đáp những thắc mắc- kl đáp án đúng GV kết luận: Mỗi người trong gia đình đều có trách nhiệm và bổn phận đối với nhau. Những điều chúng ta vừa tìm ra là phù hợp với quy định của pháp luật. * Tổ chức cho HS đóng vai các tình huống bài tập 3,4,5- SGK. của con. + Không được phân biệt đối xử giữa các con. + Không ngược đãi xúc phạm con, không ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức. - Ông bà nội, ông bà ngoại: + Có quyền và nghĩa vụ trông nom chăm sóc, giáo dục cháu. + Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. III. Bài tập: Bài tập 3: Bố mẹ Chi đúng họ không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền quản lý trông nom - Chi sai vì không tôn trọng ý kiến bố mẹ - Cách ứng xử đúng là nghe lời bố mẹ không đi chơi xa. Bài tập 4: Cả Sơn và mẹ Sơn đều có lỗi - Sơn đua đòi ăn chơi - Vì cha mẹ quá nuông chiều buông lỏng quản lý, không kết hợp cùng nhà trường. Bài tập 5: - Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con cái.phảI bồi thường - Lâm vi phạm luật an toàn GT đường bộ. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân GV khái quát lại nội dung của bài HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng GV đọc truyện: “ Cha tôi”- Sách bài tập tình huống GDCD 8 Những chi tiết nào cho thấy người cha đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con? Em có nhận xét gì về suy nghĩ của người con? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Nêu những việc làm tốt và chưa tốt của gia đình em hoặc gia đình khác về giáo dục con cái? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài, làm bài tập 1,2 SGK - Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ; giữa anh chị em trong gia đình với nhau. - Liên hệ ở gia đình em, hàng xóm em về nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình. Ngày soạn: 10/11/2019 Ngày giảng: 12/11: 8A; 13/11: 8B Tiết 15- Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (tiếp). I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ; anh chị em trong gia đình với nhau. 2. Kỹ năng: - KNBH: Hs biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong đình. - KNS: Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật. 3. Thái độ: - TĐBH: Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc; Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em - Giá trị sống: hạnh phúc, yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán. b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: phiếu học tập, tài liệu 2. Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với con? 3. Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung * HĐ 1: Tìm hiểu tiếp phần nội dung bài học GV: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách H: Con cháu trong gia đình có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với ông bà, cha mẹ? VD minh họa II. Nội dung bài học: 2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ: - Con cháu có bổn phận yêu H: Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì với nhau? VD minh họa *HĐ2: HD HS làm bài tập Bài 6: GV đọc yêu cầu bài tập HS trình bày cách cư xử GV nhận xét, kl Phiếu học tập: Tình huống: Nam 13 tuổi là cháu nội của ông bà An. Bố mẹ Nam bị tai nạn qua đời, ông nội Nam muốn đón Nam về nuôi nhưng bà nội Nam lại không đồng ý. Theo em, ai đúng? Ai sai? GV chia HS lớp thành 3 nhóm, tổ chức trò chơi sắm vai tình hống HS TLN bàn (3phút)- Đ.diện trình bày- Nhận xét. GV nhận xét, kl Trò chơi tiếp sức- 5 phút: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình, anh chị em trong gia đình. Chia lớp thành 3 đội- Đội nào ghi được nhiều câu và đúng nhất thì thắng. quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà - Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà. Đặc biệt khi cha mẹ ông bà ốm đau gìa yếu nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi xúc phạm cha mẹ ông bà. 3. Anh chị em có bổn phận: thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ . III. Bài tập Bài 6: Cách cư xử : - Ngăn cản không cho bất hoà nghiêm trọng hơn. - Khuyên hai bên thật bình tĩnh, giải thích khuyên bảo để thấy được đúng sai. - Ông An đúng, vì ông bà có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành niên nếu cháu không có người nuôi dưỡng. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân GV khái quát lại nội dung của bài HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Lấy VD về những trường hợp con cháu có hành vi bạc đãi, sai đối với ông bà, cha mẹ. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, câu truyện hay nói về công lao của cha mẹ đối với con cái. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học thuộc bài, làm các bài tập còn lại trong SGK. - Ôn lại tất cả những bài đã học từ đầu năm. - Xem lại tất cả các bài tập ở cuối mỗi bài, tiết sau ôn tập HKI Ngày soạn: 17/11/2019 Ngày giảng: 19/11: 8A,B Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Củng cố lại các kiến thức đã đã học trong học kì 1 2. Thái độ: - Có ý thức vận dụng những kiến thức đó trong cuộc sống. Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 3. Kĩ năng - Hs có kỹ năng tổng hợp hệ thống hóa một cách chính xác, khoa học các kiến thức cần nhớ, chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác; năng lực ngôn ngữ, khoa học b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, Sách bài tập tình huống 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo các câu hỏi; Làm các bài tập trong sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trò chơi nhanh : Chia lớp làm 3 đội chơi tiếp sức- 2 phút H : Nêu những phẩm chất đạo đức đã học ở lớp 8 từ đầu năm đến giờ ? Hết 2 phút đội nào ghi được nhiều đáp án nhất thì thắng. HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập phần lý thuyết . GV HD học sinh kẻ bảng thống kê lại những chuẩn mực đạo đức, quy định PL đã học theo mẫu sau: Tên bài Khái niệm Ý nghĩa Trách nhiệm HS- Cách RL I. Lý thuyết 1. Tôn trọng lẽ phải 2. Liêm khiết 3.Giữ chữ tín 4. Pháp luật -Kỷ luật : 5. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh 6. Tôn trọng và học hỏi Tôn trọng lẽ phải Liêm khiết Giữ chữ tín ..... HS làm việc cá nhân GV HD học sinh thống kê vào bảng- Y/C hs về nhà hoàn thiện TLN- 3 phút: Nhóm 1: Thế nào là lao động tự giác và lao động sáng tạo? Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo như thế nào? Nhóm 2: Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ? Nhóm 3: Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa gì? Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng nếp sống ở cộng đồng văn hóa dân cư? HS thảo luận- Đại diện báo cáo- Nhận xét lẫn nhau GV nhận xét, chốt Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs luyện tập . Tình huống: Lan bị ốm phải nghỉ học. Vân hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Lan lấy vở và giúp Lan ghi bài ở lớp. Nhưng Vân đã không thực hiện được với lí do Vân dạy muộn, không kịp đến nhà Lan trước khi đến trường. a. Em hãy nhận xét hành vi của Vân? b. Em sẽ khuyên Vân như thế nào? * Tổ chức trò chơi: Tiếp sức GV chia lớp thành 3 nhóm- Thảo luận 3 phút: Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về các phẩm chất đã học. GV thông qua thể lệ trò chơi: khi cô giáo hô trò chơi bắt đầu mỗi bạn 3 đội sẽ chạy lên bảng ghi ra 1 câu ca dao, tục ngữ, ghi xong chạy về để bạn tiếp theo lên, cứ như vậy. Hết 3 phút, đội nào ghi được các dân tộc khác 7. Xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng dân cư 8. Tự lập là 9. Lao động tự giác, sáng tạo 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. II. Bài tập a. Nhận xét về hành vi của Vân: - Hành vi của Vân thể hiện không biết giữ chữ tín (không giữ lời hứa) vì lí do mà Vân đưa ra không chính đáng. - Hành vi đó làm giảm sút lòng tin của các bạn và cô giáo đối với Vân. b. Khuyên Vân như sau: - Khi mình đã nhận lời, hứa hẹn điều gì đó thì phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện cho bằng được. Có như vậy mới giữ được lòng tin của mọi người đối với mình. - Vân nên xin lỗi cô giáo và các bạn, tiếp tục thực hiện lời hứa (nếu Lan vẫn ốm) nhiều câu ca dao, tục ngữ nhất và đúng sẽ thắng và giữ đúng lời hứa trong những lần khác. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân GV khái quát lại nội dung của bài, yêu cầu HS về học thuộc chuẩn bị thi HKI. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về: Tôn trọng người khác, Liêm Khiết, Tự lập, Lao động tự giác và sáng tạo HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm những tấm gương tiêu biểu về các phẩm chất tốt đẹp đã học, cho biết em học tập được ở họ điều gì? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học thuộc bài, ôn lại tất cả bài tập tình huống cuối mỗi bài - Làm đề cương ôn tập theo các câu hỏi đã ôn, chuẩn bị tiết sau thi HKI Ngày kiểm tra: /12/2019: 8A,B Tiết 17: KIỂM TRA HỌC KÌ I (Đề- Đáp án nhận từ tổ khảo thí nhà trường) Ngày soạn: 23/11/2019 Ngày giảng: 25/11: 8A; 27/11: 8B Tiết 18: THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Cũng cố, bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và TNTN (Nguyên nhân, tác hại, biện pháp). 2. Kĩ năng: - HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, biết cách ứng xử trước những tình huống đó. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, ủng hộ những việc làm bảo vệ môi trường và lên án, phê phán những việc làm ngược lại. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và Hợp tác b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Các câu hỏi, tình huống và đáp án. 2. Học sinh: Một cây hoa có trang trí đẹp mắt, chai nhựa, túi nilon. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV treo tranh ảnh về ô nhiễm môi trường HS nhận xét- GV dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐỘNG 1: TLN- 5 phút: Nêu thực trạng môi trường ở địa phương? Nguyên nhân ô nhiễm môi trường? HS thảo luận, báo cáo Các nhóm nhận xét bổ sung. GV chốt lại. 1. Tìm hiểu thực trạng môi trường ở địa phương- Nguyên nhân: - Môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm. Nguyên nhân: - Ý thức kém của người dân, HĐN đôi- 3 phút: Theo em cần có biện pháp gì để bảo vệ môi trường. HS trình bày ý kiến cá nhân GV nhận xét, kl *HĐỘNG 2: HS: Chuẩn bị và trưng bày một cây hoa có gắn các câu hỏi và tình huống. GV: Chọn 3 HS làm giám khảo (ban giám khảo chuẩn bị phần đáp án của các câu hỏi và tình huống do GV hướng dẫn). GV: Chọn 1 HS làm người dẫn chương trình. * Cách chơi: - Người dẫn chương trình điều khiển cuộc chơi. - HS lần lượt xung phong lên hái hoa, trả lời câu hỏi, xử lí tình huống hoặc sắm vai theo tình huống. - Ban giám khảo nhận xét, bổ sung, đánh giá, khen thưởng bạn có câu trả lời đúng, hay. vốn hiểu biết còn hạn chế. - Tình trạng chặt phá rừng. - Quản lý của Nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. 2. Biện pháp: - Nâng cao ý thức của người dân - Tuyên truyền, giáo dục vai trò của môi trường đối với đời sống con người. - Tái chế phế liệu. - Xử lí rác thải đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilon 3. Tổ chức trò chơi hái hoa. . Các câu hỏi: 1. Bạn hãy kể một vài việc làm của con người ảnh hưởng xấu đến môi trường? 2. Hãy kể những hoạt động về bảo vệ môi trường mà bạn và nhà trường đã tham gia? 3. Vì sao nói: rừng là vệ sĩ của loài người. 4. Theo bạn, phá rừng nguy hiểm như thế nào?. 5. Vì sao trong thành phố, sân trường không thể thiếu cây xanh, hoa cỏ?. 6. Vì sao cần yêu mến, bảo vệ các loài chim?. 7. Vì sao khi ăn trái cây phải rửa thật sạch?. 8. Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề bảo vệ môi trường. 9. Bạn hiểu thế nào về câu tục ngữ: Rừng vàng, biển bạc. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Vì sao phải bảo vệ môi trường? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng GV chia lớp thành 3 nhóm hoạt động trải nghiệm- 15 phút: - GV Hướng dẫn HS: + Tái chế những chai lọ, phế liệu thành những vật dụng: lọ cắm hoa, lọ để bút,... + Thiết kế trang phục từ vỏ bao, túi nilon, giấy báo, ô dù hỏng,... HS làm việc theo nhóm, tái chế phế liệu mà nhóm đã chuẩn bị. Hết thời gian, HS các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình, trình diễn thời trang do nhóm thiết kế - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm, trao thưởng nhóm có nhiều sản phẩm hay, đẹp. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Em hãy đóng vai là một người tuyên truyền viên Tuyên truyền vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người, tuyên truyền người dân bản em giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Về nhà tiếp tục tái chế những phế liệu thành những vật dụng có ích. - Chuẩn bị bài phòng chống Tệ nạn xã hội + Đọc phần đặt vấn đề, trả lời câu hỏi, Liên hệ bản thân cần làm gì để mình không sa vào tệ nạn xã hội. Ngày soạn: 30/12/2019 Ngày giảng: 31/12: 8A,B Tiết 19- Bài 13 : PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI I. MỤC TIÊU : 1. Về kiến thức : - Thế nào là tệ nạn xã hội . 2. Về kỹ năng: * KNBH: Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội * KNS: Suy nghĩ tích cực, kiểm soát tình cảm, giải quyết vấn đề 3. Về thái độ: * TĐBH: Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôI kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội; * Giá trị sống: Giá trị giản dị, giá trị tự do 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và Hợp tác b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sgk, Stk, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài. 2. Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà . III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm 2. Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GTB: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thức thách lớn đó là các tệ nạn xã hội, tệ nạn nguy hiểm là ma tuý, cờ bạc, mại dâm, ba tệ nạn này đang làm băng hoại những giá trị đạo đức của xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng.... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề . Gv: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề. *Thảo luận nhóm- 5 phút theo các câu hỏi: Nhóm 1: Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không? Vì sao? Em sẽ làm gì nếu các bạn trong lớp em cũng I. Đặt vấn đề . chơi như vậy? Nhóm 2: Theo em P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không? Và phạm tội gì ? Họ sẽ bị xử lý như thế nào? Nhóm 3: Qua 3 ví dụ trên, em rút ra được những bài học gì? Theo em cờ bạc, ma tuý, mại dâm có liên quan đến nhau không? Tại sao? HSTL - đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình - Nhóm khác bổ sung. Gv : Nhận xét, kết luận: Nhóm 1: Ý kiến của An là đúng Vì lúc đầu là chơi ít tiền, sau đó quen ham mê sẽ chơi nhiều. Mà hành vi chơi bài bằng tiền là hành vi đánh bạc, hành vi vi phạm pháp luật. Nếu các bạn ở lớp chơi em sẽ ngăn cản, nếu không được sẽ nhờ cô giáo can thiệp. Nhóm 2: H và P vi phạm pháp luật về tội cờ bạc nghiện hút (chứ không phải chỉ là vi phạm đạo đức) Bà Tâm vi phạp pháp luật về tội tổ chức bán ma tuý . Bà Tâm, P và H sẽ bị pháp luật xử lí theo quy định theo quy định. Nhóm 3: - Không chơi bài ăn tiền dù là ít - Không ham mê cờ bạc. - Không nghe kẻ xấu để nghiện hút. - 3 tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm là bạn đồng hành với nhau. Ma tuý mại dâm trực tiếp dẫn đến HIV/AIDS. H: Theo em những nguyên nhân nào khiến con người sa vào các tệ nạn xẫ hội? - Lười nhác ham chơi. - Cha mẹ nuông chiều . - Hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái. - Bạn bè xấu rủ rê lôi kéo - Bị dụ dỗ, ép buộc, khống chế. Do thiếu hiểu biết. H: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? Em có biện pháp gì giữ mình không sa vào các tệ nạn xh? HSTL GV: Nguyên nhân chính là do con người thiếu hiểu biết, thiếu tính tự chủ . H: Trách nhiệm phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai ? - Của bản thân, gia đình, xã hội . Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học H: Thế nào là tệ nạn xã hội? VD? GV y/c HS cả lớp lấy mỗi người 2 VD HS trao đổi kết quả lẫn nhau- Nhận xét H: Trong các tệ nạn xã hội thì tệ nạn xã hội nào là nguy hiểm nhất? - Nguy hiểm nhất là tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. GV phân tích, lấy VD. II. Nội dung bài học . 1. Khái niệm - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Thế nào là tệ nạn xã hội? VD? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Liên hệ ở địa phương mình có các tệ nạn xã hội gì? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo HS đóng vai tình huống: Em đang học bài thì có bạn rủ đi đánh điện tử. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với mỗi người? - Pháp luật nước ta quy định như thế nào để phòng, chống các tệ nạn xã hội? - Trách nhiệm của học sinh? Ngày soạn: 5/1/2020 Ngày giảng: 4/1: 8A,B Tiết 20- Bài 13 : PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (tiếp) I. MỤC TIÊU : 1. Về kiến thức : Hs hiểu : - Tác hại của TNXH - Một số quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống TNXH và ý nghĩa của nó - Trách nhiệm của công dân nói chung, học sinh nói riêng trong việc phòng, chống TNXH và biện pháp phòng tránh. 2. Về kỹ năng : * KNBH: - Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội ; - Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân * KNS: Suy nghĩ tích cực, kiểm soát tình cảm, giải quyết vấn đề 3. Về thái độ: TĐBH: - Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật; - Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôI kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội; - Ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội. * Giá trị sống: Giá trị giản dị, giá trị tự do 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và Hợp tác, ngôn ngữ, b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật II. CHUẨN BỊ : 1. GV: Sgk,Stk, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài. 2. HS: chuẩn bị bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra H: Tệ nạn xã hội là gì? Kể 4 tệ nạn xã hội? Theo em, tệ nạn xã hội nào là nguy hiểm nhất? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV dẫn dắt tiết 1 vào tiết 2 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV-HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu tiếp phần nội dung bài học. II. Nội dung bài học: 2. Tác hại của TNXH TLN- 3 phút: Cho biết tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn (Nhóm 1,3,5)? Đối với gia đình (nhóm 2,4,6)? Đối với cộng đồng và toàn xã hội (nhóm 7,8)? * Tác hại của tệ nạn xh : - Đối với bản thân : + Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết + Sa sút tinh thần, huỷ hoại đạo đức con người. + Vi phạm pháp luật - Đối với gia đình: + Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vạt chất tinh thân của gia đình. + Gia đình bị tan vỡ. -

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_14_den_35_nam_hoc_2019.pdf
Giáo án liên quan