Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 13: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng.

2. Phẩm chất: Yêu gia đình, làng xóm, yêu quê hương, đất nước, nhân ái.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- SGK, SGV, GA, TLTK, phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

- GV kể câu chuyện “ Chuyện xảy ra trên đường phố”

? Em có suy nghĩ gì về cậu thanh niên?

- Cách cư xử của người thanh niên thiếu văn hóa -> Chúng ta cần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 13: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A. /12/2020 8B. /12/2020 Tiết 13 - Bài 9 GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng. 2. Phẩm chất: Yêu gia đình, làng xóm, yêu quê hương, đất nước, nhân ái. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - SGK, SGV, GA, TLTK, phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - GV kể câu chuyện “ Chuyện xảy ra trên đường phố” ? Em có suy nghĩ gì về cậu thanh niên? - Cách cư xử của người thanh niên thiếu văn hóa -> Chúng ta cần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Đặt vấn đề * TL nhóm: 5 nhóm (3 phút). ? Ở mục 1 đã nêu những hiện tượng tiêu cực nào? ? Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân? - ĐD HS TB - HS khác NX, bổ sung. - GV NX, chốt KT. Học sinh đọc phần 2: ? Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hóa? ? Những thay đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người dân và cả cộng đồng? ? Qua đó, em rút ra bài học nào cho mình ? 2. Nội dung bài học ? Qua phần đặt vấn đề, em cho biết: Cộng đồng dân cư là gì? - GV chốt NDBH 1 (sgk23) ? Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? - GV chốt NDBH 2 (sgk23) - Tích PL và MT: cho HS tìm hiểu về luật HNGĐ 2000 và luật BVMT 2005 * Bài tập bổ sung. ? Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hóa ở khu dân cư? ? Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư có ý nghĩa gì? * GV chốt NDBH 3 (sgk23) ? Em hãy kể những tấm gương tích cực tham gia các phong trào xây dựng thôn xóm văn minh ở địa phương em? - VD: Bác trưởng thôn luôn kêu gọi mọi người đấu tranh bài trừ mê tín dị đoan... * Chơi trò chơi sắm vai: - Cho tình huống: Cô Mai có con đến tuổi đi học (6 tuổi) nhưng cô vẫn chưa cho đi với lí do bé không cần học, để lớn chút nữa mới cho đi. ? Em sẽ làm gì giúp cô Mai hiểu? - HS phân vai diễn - HS khác NX, bs. - GV NX, khen HS diễn tốt. ? Công dân, học sinh cần phải làm? * GV chốt NDBH 4 (sgk23) * Tích PL và MT: Cần tham gia các hoạt động tuyên truyền PL về HNGĐ và bảo vệ MT, phòng chống các tệ nạn XH. * BT tình huống: ? Em sẽ làm gì nếu thấy: 1. Ông Bắc đổ rác ra đường. 2. Anh Hùng đi xe lạng lách đánh võng. 3. Ông Bình uống rượu bia và làm ầm ĩ cả xóm. - TL: Nhắc nhở, khuyên bảo để họ hiểu, cần có cách cư xử có văn hóa, đúng mực để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. I . Đặt vấn đề 1. Hiện tượng tiêu cực + Hiện tượng tảo hôn. + Dựng vợ gả chồng sớm để có người làm. + Người chết hoặc gia súc chết thì mời thầy mo, thầy cúng phù phép trừ ma. + Uống rượu say, đánh bạc * Ảnh hưởng: - Các em đi lấy vợ, lấy chồng phải xa gia đình sớm. - Có con không được đi học. - Nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau cuộc sống dang dở. - Sinh ra đói nghèo. - Nhiều người chết vì bị đối xử tồi tệ. 2. Làng Hinh. - Vệ sinh sạch sẽ. - Dùng nước giếng sạch. - Con ốm đau đến trạm xá. - Trẻ em đủ tuổi được đến trường. - Phổ cập giáo dục xóa mù chữ. - Đòan kết tương trợ giúp đỡ nhau. - An ninh giữ vững xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu. ’Người dân yên tâm sản xuất làm ăn kinh tế. - Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. => Cần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm a, Cộng đồng dân cư Là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ.... * NDBH 1 (sgk23) b, Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh... * NDBH 2 (sgk23) - Các gia đình giúp nhau làm kinh tế . - Tham gia xóa đói giảm nghèo. - Động viên con em đến trường. - Giữ gìn vệ sinh. - Phòng chống tệ nạn xã hội. - Thực hiện KHHGĐ. - Có nếp sống văn minh. 2. Ý nghĩa - Làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc. - Phát huy truyền thống dân tộc. * NDBH 3 (sgk23) - Giải thích cho cô Mai hiểu cho trẻ em đến trường học đúng tuổi quy định là rất quan trọng.... 3. Trách nhiệm của công dân, HS - Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội - Tránh xa các tệ nạn xã hội - Ngoan ngoãn, lễ phép. - Chăm chỉ học tập. * NDBH 4 (sgk23) Hoạt động 3. Luyện tập * TL cặp đôi: 2 phút ? Lựa chọn hành vi đúng? - ĐD HS TB - HS khác NX, BS. - GV NX, chốt KT. ? Nêu những hành vi góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư ? * Bài tập 2: Việc làm đúng a, c, d, đ, g, i, k, o. Việc làm sai b, c, h, l, n, m. * Bài tập 4: - Thực hiện đường lối chính sách của Đảng. - Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. - Nâng cao dân trí - Giữ vệ sinh môi trường - Thực hiện an toàn giao thông. Hoạt động 4. Vận dụng ? Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh đường làng ngõ xóm nơi em ở và thời gian, kết quả thực hiện? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Kể những câu chuyện, tấm gương người tốt việc tốt ở địa phương em góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học bài cũ: Nắm chắc nd bài học - Làm các bài tập còn lại sgk - Chuẩn bị bài mới: “Tự lập”. + Đọc mục ĐVĐ + Tìm hiểu tự lập là gì? ý nghĩa của tự lập? + Liên hệ bản thân ............................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_13_gop_phan_xay_dung_ne.doc
Giáo án liên quan