Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 10: Thực hành ngoại khóa tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là hoạt động chính trị-xã hội.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị-xã hội.

2. Phẩm chất: Khoan dung, tự chủ, tự tin.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- SGK + SGV, bút dạ, phiếu học tập, tranh ảnh, clíp.

- Tình huống, những câu chuyện. liên quan.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là tình bạn?

? Ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

- Tổ chức cho HS thi: ? Kể tên các hoạt động em tham gia ở trường, ở địa phương.

- GV phổ biến luật chơi: 2 đội (mỗi đội 5 em).

? Những hoạt động trên mang lại lợi ích gì cho mỗi người -> GV dẫn vào bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 10: Thực hành ngoại khóa tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A. 13/11/2020 8B. 12/11/2020 Tiết 10 - Bài 7 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là hoạt động chính trị-xã hội. - Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị-xã hội. 2. Phẩm chất: Khoan dung, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - SGK + SGV, bút dạ, phiếu học tập, tranh ảnh, clíp... - Tình huống, những câu chuyện... liên quan. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là tình bạn? ? Ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - Tổ chức cho HS thi: ? Kể tên các hoạt động em tham gia ở trường, ở địa phương. - GV phổ biến luật chơi: 2 đội (mỗi đội 5 em). ? Những hoạt động trên mang lại lợi ích gì cho mỗi người -> GV dẫn vào bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Đặt vấn đề - GV. Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề - GV cho HS thảo luận thảo luận theo cặp bàn (3) - HS thảo luận - đại diện báo cáo- nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét – bổ sung ? Em đồng tình hay không đồng ý với quan niệm nào? Vì sao? - GV chia HS 6 nhóm thảo luận (5) + Nhóm 1,2: Kể các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? + Nhóm 3,4: Kể các hoạt động em tham gia trong các tổ chức chính trị, đoàn thể? + Nhóm 5,6: Kể các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội? - HS trưng bày kết quả các nhóm báo cáo - GV chốt kiến thức. ? Em có nhận xét gì về các hoạt động trên? 2. Nội dung bài học ? Qua phần đặt vấn đề, em cho biết hoạt động chính trị - xã hội là gì? - GV chốt NDBH 1 - Cho HS quan sát tranh. ? Nêu nội dung và ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội đó? ? Ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị xã hội? - GV chốt NDBH 2 - GV cho HS chơi trò chơi sắm vai: - Tình huống: Ngày 20/11, cả lớp tham gia văn nghệ. Riêng Hùng không tham gia và bảo không thích. ? Nếu là bạn của Hùng, em sẽ làm gì? - Đại diện HS lên diễn - HS khác NX, bổ sung. - GV nhận xét. ? Qua tình huống, em cần có thái độ ntn? ? Học sinh cần làm gì? - GV chốt NDBH 3 I. Đặt vấn đề - Không đồng ý với quan điểm 1 vì nếu chỉ lo học tập văn hoá, tiếp thu KHKT, rèn kĩ năng lao động thì sẽ phát triển không toàn diện. Chỉ biết chăm lo lợi ích cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng - Đồng ý với quan điểm 2, học văn hoá tốt, rèn luyện kĩ năng lao động tốt , biết tích cực tham gia công tác chính trị- xã hội sẽ trở thành người phát triển toàn diện, có tình cảm biết yêu thương tất cả mọi người, có trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng. Hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước Hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể Hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội - Tham gia sản xuất của cải vật chất - Tham gia chống chiến tranh, khủng bố - Tham gia các hoạt động của đội thiếu niên - Tham gia hoạt động Đoàn - Hoạt động từ thiện - Hoạt động nhân đạo - Xoá đói giảm nghèo -> Phong phú, mang lại lợi ích cho cá nhân và xã hội. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm - Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội, là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người. - NDBH 1(sgk18) 2. Ý nghĩa - Hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội * NDBH 2(sgk18) - Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. - Khuyên các bạn và mọi người cùng tham gia... 3. Cách rèn luyện - HS cần tham gia các hoạt động chính trị xã hội để hình thành phát triển thía độ tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực gia tiếp, ứng xử, năng lực tổ chức, quản lí, năng lực hợp tác. * NDBH 3(sgk18) Hoạt động 3. Luyện tập - Gọi HS đọc bài 1. ? Những hoạt động nào thuộc loại HĐ chính trị - xã hội? Vì sao? * Thảo luận nhóm: 4 nhóm (3 phút). ? Biểu hiện nào thể hiện sự tích cực và biểu hiên không tích cực trong tham gia các hoạt động chính trị-xã hội? - Đại diện HS TB – HS khác NX, bổ sung. - GV NX, chốt kiến thức. III. Bài tập * Bài 1 (sgk19) - Đáp án: d, e,g,h,i,k,l,m,n. - Vì đây đều là những hoạt động góp phần giữ gìn, bảo vệ an ninh đất nước... * Bài 2 - Tích cực: a,b,g,i,k,l. - Không tích cực: Còn lại. Hoạt động 4. Vận dụng - GV cho HS ra thực hiện việc làm sạch môi trường: Nhặt rác xung quanh trường học (5 phút) - Bố chí cho HS thăm gia đình thương binh, siệt sĩ. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương em? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học NDBH. Làm BT trong SGK19 - Chuẩn bị: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. + Đọc kĩ phần đặt vấn đề + Trả lời câu hỏi phần gợi ý + Tìm những hành vi thể hiện sự tôn trọng học hỏi các dân tộc khác. ............................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_10_thuc_hanh_ngoai_khoa.doc
Giáo án liên quan