Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 28+29 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu những đặc điểm về vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư¬ xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.

- Thấy đư¬ợc những khó khăn do thiên tai gây ra, hậu quả của chiến tranh, các biện pháp cần khắc phục và triển vọng phat triển của vùng trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nư¬ớc.

2. Kĩ năng:

- Đọc lư¬ợc đồ, biểu đồ khai thác kiến thức để trả lời các câu hỏi.

- Biết vận dụng tính tư¬ơng phản không gian, lãnh thổ theo hư¬ớng Bắc- Nam, Tây- Đông trong phân tích một số ván đề tự nhiên, xã hội.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.

4. Năng lực, phẩm chât:

- NL chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. GV:

- Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.

- Một số tranh ảnh về vùng Bắc Trung Bộ.

2. HS: Chuẩn bi theo hướng dẫn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 28+29 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/ 11/ 2019 Ngày giảng 9A3: 06 /11 Tiết 28 - Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu những đặc điểm về vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. - Thấy được những khó khăn do thiên tai gây ra, hậu quả của chiến tranh, các biện pháp cần khắc phục và triển vọng phat triển của vùng trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2. Kĩ năng: - Đọc lược đồ, biểu đồ khai thác kiến thức để trả lời các câu hỏi. - Biết vận dụng tính tương phản không gian, lãnh thổ theo hướng Bắc- Nam, Tây- Đông trong phân tích một số ván đề tự nhiên, xã hội. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. 4. Năng lực, phẩm chât: - NL chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề - NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ. - Một số tranh ảnh về vùng Bắc Trung Bộ. 2. HS: Chuẩn bi theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp, trực quan, ... 2. Kĩ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu nhũng thuân lợi, khó khăn trong sản xuất lương thực của ĐBSH ? ? Tại sao có thể nói ĐBSH có tiềm năng du lịch lớn ? 3. Bài mới a. KĐ: GV chiếu 1 số hình ảnh về Bắc Trung Bộ (thiên nhiên, du lịch, con người) ? Hình ảnh gợi cho em nhớ đến miền quê nào ở VN? -> Gv dẫn vào bài. b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG HĐ 1: Cá nhân – 10 phút - PP : trực quan, vấn đáp, hđ nhóm - KT : đặt câu hỏi, động não, TL nhóm - NL : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sd ngôn ngữ, tự học * GV giới thiệu vị trí, giới hạn vùng BTB trên BĐTN của vùng. - Quan sát H 23.1, xác định giới hạn lãnh thổ vùng BTB ? - Xác định vị trí của vùng trên bản đồ ? . 1 HS xác định. - Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng? - HS TL cặp đôi trả lời. GV giảng, chốt. HĐ2: Nhóm – 20 phút - PP: hoạt động nhóm - KT: mảnh ghép, giao nhiệm vụ, TL nhóm - NL: hợp tác, tự học, sd bản đồ, sáng tạo, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ GV chiếu lược đồ, hướng dẫn hs quan sát GV tổ chức thảo luận nhóm: Vòng 1:Vòng chuyên gia - Nhóm 1: đặc điểm ĐH Bắc Trung Bộ? - Nhóm 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Đồng Hới – Quảng Bình (phía đông dãy Trường Sơn), hãy rút ra nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa vào mùa hạ và mùa thu đôngcủa BTB ? - Nhóm 3 : tìm hiểu đặc điểm TNTN của Bắc Trung Bộ. - Vòng 2: vòng mảnh ghép - HS các nhóm mới báo cáo các nội dung chuyên gia, hoàn thiện PHT. - HS nhóm mới thảo luận: ? ĐKTN của BTB thích hợp pt ngành KT nào?ĐKTN và TNTN ấy có những khó khăn gì cho đời sống và sx của vùng? Hướng khắc phục? - Các nhóm mới thảo luận 3 phút. - HS nhóm 3 báo cáo, các nhóm khác nx, bổ sung. GV chốt HĐ 3: Cặp đôi – 10 Phút - PP: DH hợp đồng - KT: TL nhóm GV tổ chức cho hs báo cáo bài chuẩn bị ở nhà. Nội dung: báo cáo tình hình dân cư, xh của BTB, có minh họa bằng hình ảnh, video. - HS báo cáo, nhận xét, bổ sung. - GV chốt. GV chốt kt toàn bài. HS đọc ghi nhớ sgk I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - Giới hạn: lãnh thổ là dải đất hẹp ngang kéo dài từ dãy Tam Điệp -> Bạch Mã. - Vị trí: + Phía bắc giáp hai vùng: trung du và miền núi BB và đồng bằng sông Hồng. + Phía tây giáp Lào + Phía đông là biển Đông. + Phía nam: vùng Duyên hải NTB => Cầu nối Bắc Bộ với vùng phía Nam, là cửa ngõ các nước tiểu vùng sông Mê Công ra biển Đông và ngược lại. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. * ĐK tự nhiên: N1 : Địa hình: Từ T sang Đ có các dạng địa hình: núi, gò đồi, đồng bằng, biển, đảo. Thuận lợi: vùng đồi gò phía Tây phát triển nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, đồng bằng-Thanh-Nghệ-Tĩnh sản xuất lương thực. Vùng đầm phá ven biển nuôi trồng thủy sản, vùng nước trên biển là ngư trường rộng. . Khó khăn: Đồng bằng hẹp, ít màu mỡ, à ĐH BTB đa dạng, phân hóa theo chiều đông – tây. N2: Khí hậu : + Mùa hạ: mưa ít, nhiệt độ cao + Mùa thu đông: mưa nhiều, nhiệu độ thấp hơn(dưới 25 độ C) NN: Dãy Trường Sơn bắc chắn gió nên tạo ra hiệu ứng Phơn. à Khí hậu BTB có sự phân hóa đông –tây và theo mùa. - Khó khăn : bão, gió Lào, cát bay, cát lấn Bp: trồng rừng ven biển chống gió, bão,... N3: TN rừng, khoáng sản, du lịch: + Rừng, KS: tập trung ở p.bắc dãy Hoành Sơn. + Tài nguyên du lịch phát triển phía Nam dãy Hoành Sơn. ĐKTN chủ yếu gây ra những khó khăn cho sản xuất, đời sống. TNTN tạo điều kiện phát triển CN khai khoáng và du lịch. III. Đặc điểm dân cư - xã hội. - Dân số: 10,3 triệu người (2002) - Địa bàn cư trú của 25 dân tộc. - Dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Đông và phía Tây của vùng. NN: Do ảnh hưởng của địa hình dãy Trường Sơn Bắc => Trình độ ptriển KT còn chậm, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. c. Luyện tập: - Xác định vị trí và giới hạn của vùng BTB? - ĐK tự nhiên ở BTB có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế- xã hội? - Nêu những biện pháp khắc phục khó khăn về ĐKTN của vùng. Gv: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho hs. d. Vận dụng: - Địa phương em chịu ảnh hưởng của loại gió nào? Tác động ấy có gì giống và khác với tác động của gió Lào ở BTB? e. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Sưu tầm ảnh về các dân tộc sống ở BTB. Tìm hiểu thêm về tình hình dân cư BTB trong mùa mưa bão. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học kỹ bài, tìm hiểu sưu tầm tư liệu và giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. - Chuẩn bị bài: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp): Tình hình p.triển kinh tế, các TT kinh tế ******************************* Ngày soạn: 02/ 11/ 2019 Ngày giảng:9A3: 08/ 11 Tiết 29 - Bài 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (TIẾP) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - HS hiểu được so với các vùng kinh tế trong nước, BTB tuy còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn. - Biết một số loại tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là rừng; chương trình trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước góp phần giảm nhẹ thiên tai và BVMT. 2. Về kĩ năng: - Biết đọc lược đồ, biểu đồ khai thác kiến thức để trả lời các câu hỏi. 3. Về thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực HS: - NL chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề - NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ. - Một số tranh ảnh về vùng Bắc Trung Bộ. 2. HS: Chuẩn bi theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: trực quan, gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm, 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những thuận lợi và khó khăn do ĐKTN đem lại cho BTB? 3. Bài mới a. KĐ: Là vùng nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, trên hành lang kinh tế quốc gia hướng Bắc Nam và hướng Đông Tây, sự phát triển kinh tế của BTB đó xứng với tiềm năng tự nhiên và kinh tế chưa? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài học hôm nay. b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG HĐ 1: Nhóm – 30 phút - PP : gợi mở vđáp, trực quan, hđ nhóm - KT : đặt câu hỏi, động não, TL nhóm - Quan sát H24.1 : ? N.xét bình quân lương thực có hạt (lúa, ngô) của vùng thời kì 1995-2002 ? ? So sánh BQLT đầu người của vùng với cả nước ? ? Nguyên nhân nào làm cho BQLT của vùng tăng ? ? Tsao BQLT của BTB tăng đáng kể mà vẫn thấp hơn mức TB của cả nước ? ? Sx lt gặp nhiều kk như vậy thì đâu là thế mạnh trong ngành NN vùng BTB ? * Sử dụng lược đồ kinh tế vùng ? Dựa vào lược đồ, hãy nêu sự phân bố sx nông nghiệp của BTB ? ? Đặc điểm địa hình có tác động ntn đến hướng phát triển sx NN của BTB ? . Hs nêu lại đ.đ địa hình: từ T sang Đ các tỉnh đều có núi, gò đồi, đồng bằng ? QS H24.3 hãy xđ các vùng nông lâm kết hợp ? ? Hiện nay, BTB đã tiến hành xây dựng, pt mô hình N-L kết hợp ntn? ? Tác dụng của mô hình này? *Tích môi trường: (KT động não) - Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở BTB? - GVKL, mở rộng về hình thức N-L kết hợp, giáo dục yt bảo vệ MT cho hs hiện nay nhà nước đang triển khai dự án trồng 5 triệu ha rừng trên phạm vi toàn quốc, riêng với Bắc Trung Bộ chương trình trồng rừng kết hợp pt hệ thống thủy lợi được coi là chương trình trọng điểm - Nhận xét khái quát về tình hình và giá trị SXNN của vùng? * Thảo luận nhóm (4 nhóm) - Dựa vào H24.2, lược đồ hình 24.3, hãy: ? Trình bày tình hình phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ?(Giá trị sx CN, cơ cấu ngành CN, CN trọng điểm, tỉ trọng ngành CN, các TTCN) - Các nhóm TL, hoàn thiện PHT, cử đại diện trình bày -> các nhóm nx, bổ sung. - GV nhận xét, chốt, thu PHT các nhóm. - Theo em, tình hình ptriển sx CN của vùng đã xứng với tiềm năng chưa ? Vì sao? - Đâu là khó khăn trong sx CN của vùng? ? QS H24.3 và lược đồ, XĐ vị trí các quốc lộ 1A, 7,8,9, tuyến đường sắt thống nhất. ? Qua đó nx về tình hình ptriển ngành dịch vụ vận tải của BTB ? * KT động não: ? Nêu tầm quan trọng của những tuyến đường này? * Cho HS quan sát 1 số tranh ảnh về các địa điểm du lịch. ? Em nhận ra điểm du lịch nổi tiếng nào ở BTB qua những bức ảnh này? HS kể tên. ? Nxét tình hình p.triển du lịch ở BTB? HĐ 2: Cá nhân – 5 phút - PP: trực quan, vấn đáp, sd tranh ảnh ? XĐ trên H24.3 những TTKT lớn của vùng & những ngành công nghiệp chủ yếu của các TTKT này ? GV chiếu hình ảnh về các TTCN của vùng. Giới thiệu. GV khái quát nội dung bài học. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp - Bình quân lương thực: ngày càng tăng, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình cả nước à chỉ đủ ăn, không có lt dự trữ. - do đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất. - do diện tích đất canh tác ít; đất xấu; nhiều thiên tai * Nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, khai thác và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh NN của vùng. * Phân bố: + Vùng duyên hải sản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày. + Vùng gò đồi phía tây: cây ăn quả cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò. + Vùng ven biển: Nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản. - Sx NN phát triển theo hướng nông - lâm kết hợp. - Chương trình trồng rừng, XD hồ chứa nước đang được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp -> Nhằm phát triển NN, giảm nhẹ thiên tai. * ý nghĩa của trồng rừng ở BTB: giúp chống xói mòn đất, chống lũ quét, hạn chế nạn cát lấn, cát bay, hạn chế tác động của gió Lào, phát triển NN.) => SXNN gặp nhiều khó khăn, giá trị sx NN còn chưa cao. 2. Công nghiệp. - Giá trị sx CN ngày một tăng (số liệu) - Gồm: CN sx vật liệu XD, CN khai khoáng, CN chế biển lâm sản, CN dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa & nhỏ... Trong đó sx vlxd và khai khoáng là 2 ngành CN trọng điểm của vùng. (do giàu khoáng sản, đặc biệt là đá vôi.) à Cơ cấu ngành CN đa dạng - Tỉ trọng ngành CN: % ( ) - Phân bố: Các ngành CN phân bố ở hầu khắp các địa phương, tập trung mạnh nhất ở các đô thị ven biển. Các TTCN: Thanh Hóa, Vinh, TT Huế à CN phát triển chưa xứng với tiềm năng. - Khó khăn : cơ sở hạ tầng yếu kém, hậu quả của chiến tranh,... 3. Dịch vụ - Dịch vụ vận tải của vùng ptriển với nhiều loại hình: đg bộ, đg sắt, đg thủy, đg biển. - ý nghĩa: Là địa bàn trung chuyển khối lượng lớn hàng hoá & hành khách giữa hai miền B-N, từ trung Lào , ĐB Thái Lan ra biển Đông & ngược lại. - Dlịch có nhiều thế mạnh, đang bắt đầu phát triển, số lượng du khách ngày càng tăng. V. Các trung tâm kinh tế - Thanh Hoá, Vinh, Huế là các TTKT quan trọng của vùng. c. Luyện tập: ? Nêu những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở BTB? ? Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở BTB? ? Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của BTB? - GV hướng dẫn HS làm BT phần luyện tập sgk. - HS làm BT 3 vào vở. d. Vận dụng: - Vẽ sơ đồ tư duy về tình hình phát triển kinh tế của vùng BTB ra giấy A4. - Dán sơ đồ tư duy này vào sổ tích lũy. e. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Xem Atlat địa lí VN, tập phân tích tình hình kinh tế (từng ngành) của BTB dựa vào Atlat hoàn toàn. - Sưu tầm tranh ảnh các khu du lịch vùng BTB. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Chuẩn bị bài: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Đọc SGK, kênh hình trong bài và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tuan_14_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs_m.doc
Giáo án liên quan