Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 34: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- So sánh được diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Trung du

miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, viết báo cáo về tình hình sản xuất, phân bố

và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: chè, cà phê.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác ,

năng lực sử dụng bản đồ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

b. Năng lực đặc thù: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó;

Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; trung thực.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên.

2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Dạy học nhóm, xác định bản đồ, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản

xuất nông - lâm nghiệp?

- Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 34: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 30/12/2019 Tiết 34 - Bài 30: THỰC HÀNH SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - So sánh được diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. - Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, viết báo cáo về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: chè, cà phê. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác , năng lực sử dụng bản đồ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. b. Năng lực đặc thù: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên. 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, xác định bản đồ, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp? - Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cá nhân (15 phút) - Phương pháp: Dạy học trực quan, nhóm - Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, đặt câu hỏi. - GV. Treo lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên - HS đọc yêu cầu bài tập SGK. Bài tập 1: Phân tích bảng số liệu thống kê. 1. Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng: - Cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả 2 vùng: Chè, Cà fê. => Vì cả 2 vùng đều có diện tích đất feralit đồi núi và cao nguyên rộng lớn - Dựa vào bảng 30.1 + Kiến thức đã học: + Nhóm chẵn: + Nêu tổng diện tích và tên 1 số cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng? + Những cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên? Tại sao? + Nhóm lẻ: + Kể tên các cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả 2 vùng? + Những cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở trung du và miền núi Bắc Bộ? Tại sao? - GV gợi ý: HS phải dựa vào đặc điểm sinh thái của các cây công nghiệp phù hợp với từng loại đất, nước, khí hậu từng vùng để giải thích. - HS các nhóm báo cáo -> nhận xét -> bổ xung. - GV đánh giá, chuẩn kiến thức -> bổ xung -> mở rộng. + Cả 2 vùng đều trồng được 1 số loại cây công nghiệp lâu năm, nhưng tỉ trọng diện tích trồng cây công nghiệp của Tây Nguyên vẫn lớn hơn vùng núi và trung du Bắc Bộ (9,1 lần). * Hoạt động 2: cặp/nhóm(15 phút) + Dựa vào số liệu cụ thể hãy so sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà fê ở 2 vùng? + Giải thích tại sao lại có sự chênh lệch như vậy? - GV gợi ý : Giải thích dựa vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây cà fê và cây chè. + Kể tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Tây Nguyên? (Cà fê Trung Nguyên: nhưng đã bị 1 công ty nước ngoài nhanh chân hơn giành mất thương hiệu trên thị trường thế giới => Chúng ta đã đấu tranh giành lại thương hiệu này.) + Kể tên các thương hiệu chè nổi tiếng ở vùng núi và trung du Bắc Bộ? (Chè Mộc Châu - Sơn La, chè Tân rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây công nghiệp. - Cây công nghiệp chỉ trồng được ở Tây Nguyên: Cao su, Điều, Hồ tiêu. => Vì về sinh thái 3 loại cây này thích hợp với nền nhiệt độ cao từ 25 -> 300C, cần nhiều ánh sáng, phát triển tốt trên đất đỏ badan. Tây Nguyên là nơi có đủ các điều kiện trên. - Cây công nghiệp chỉ trồng được ở trung du miền núi Bắc Bộ: Hồi, Quế, Sơn. => Vì 3 loại cây trên thích hợp với khí hậu cận nhiệt và ôn đới trên núi cao, nhiệt độ thích hợp thường < 200C. Vùng núi và trung du Bắc Bộ là nơi có các điều kiện trên. 2. So sánh: * Cây cà phê: - Tây Nguyên : Chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích và sản lượng: + Diện tích: 480800ha chiếm 85,1% so với cả nước + Sản lượng: 761600 tấn chiếm 90,6% so với cả nước - Miền núi và trung du Bắc Bộ: mới chỉ trồng thử nghiệm trên quy mô nhỏ. => Vì cây cà fê: Không chịu được sương muối, cần có lượng mưa tương đối lớn từ 1500 -> 2000mm. Độ ẩm không khí 78 -> 80%, không chịu được gió mạnh. Đặc biệt thích hợp với đất đỏ badan, có tầng mùn dày, tơi xốp, thoát nước và khí hậu cận xích đạo ổn định, có 1 mùa khô thuận lợi để phơi sấy bảo quản sản phẩm. Cương - Thái Nguyên, chè San - Hà giang, chè Tuyết - Tam Đường - Lai Châu. + Kể tên các thị trường xuất khẩu cà fê và chè của 2 vùng? - Thị trường xuất khẩu chè: Các nước EU, Nga, Đài Loan, Mĩ, Nhật, Anh, Pakixtan, Hàn Quốc - Thị trường xuất khẩu cà fê: Nhật Bản, CHLB Đức. - VN là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ sau Braxin. Thị trường xuất khẩu cà phê tương đối rộng lớn: Các nước nhập khẩu nhiều cà fê của VN là Nhật Bản, CHLB Đức - Chè của nước ta đã được công nhận thương hiệu chè Việt, xuất khẩu sang nhiều nước EU,Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc * Hoạt động 3: Nhóm (10 phút) Dựa vào kết quả bài tập 1 + bảng 30.1 + sự hiểu biết : + Hãy viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong 2 cây công nghiệp: chè, cà phê. - GV chia lớp làm 2 nhóm: + Nửa lớp bên phải: viết về cây cà phê. + Nửa lớp bên trái viết về cây chè. - GV: Gọi 2 HS khá trình bày bài viết trước lớp. - Các HS khác nhận xét -> bổ sung. Chính vì vậy cây cà fê được trồng nhiều ở Tây Nguyên với sản phẩm nổi tiếng là cà fê Buôn Ma Thuật, Cà fê Trung nguyên. * Cây chè: - Miền núi và trung du Bắc Bộ: chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích và sản lượng + Diện tích: 67600ha chiếm 68,8% so với cả nước. + Sản lượng: 47000 tấn chiếm 27,1% so với cả nước - Tây Nguyên: Tỉ trọng thấp hơn. => Vì cây chè: Thường thích hợp với đất feralit hình thành trên núi đá vôi. Nhiệt độ ôn hòa từ 15 -> 200C, lượng mưa từ 1500 -> 2000mm. Độ cao thích hợp nhất là 500 -> 1000m. Do vậy chè được trồng nhiều từ Nghệ An trở ra. Sản phẩm chè nổi tiếng là: Tân Cương (Thái Nguyên), Suối Giàng (Yên Bái), Chè San (Hà Giang). Bài tập 2: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của 1 trong 2 cây công nghiệp: cà fê hoặc chè. (HS tự hoàn thiện, trong khoảng 15 phút) Hoạt động 4. Vận dụng (3p) - Nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS trong tiết thực hành. - Thu bài viết báo cáo của HS chấm điểm. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng (2p) - Hiểu và thuộc nội dung bài học. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Hoàn thiện bài thực hành 30 sách bài tập bản đồ thực hành. - Về học bài cũ. - Chuẩn bị tiết 35. Ôn tập học kì I (Ôn tập phần địa lí dân cư, kinh tế).

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_34_thuc_hanh_so_sanh_tinh_hinh_san.pdf
Giáo án liên quan