Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 20: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo

b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu.

4. Tích hợp môi trường: Mục II.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên miền núi Bắc Bộ và ĐBSH, tranh ảnh về vùng TD&MNBB.

- Máy chiếu

2. Học sinh: Đọc trước bài, phân tích lược đồ sgk và trả lời câu hỏi

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi

2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS

3. Bài mới

Hoạt đông 1. Khởi động

- GV chiếu lược đồ 7 vùng kinh tế nước ta (lược đồ câm). Yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí từng vùng kinh tế. GV giới thiệu vùng TDMNBB.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 20: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9A. 10/11/2020 9B. 10/11/2020 Tiết 20 - Bài 17 VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội 2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu. 4. Tích hợp môi trường: Mục II. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên miền núi Bắc Bộ và ĐBSH, tranh ảnh về vùng TD&MNBB. - Máy chiếu 2. Học sinh: Đọc trước bài, phân tích lược đồ sgk và trả lời câu hỏi III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi 2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - GV chiếu lược đồ 7 vùng kinh tế nước ta (lược đồ câm). Yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí từng vùng kinh tế. GV giới thiệu vùng TDMNBB. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ nước ta - Lược đồ miền núi Bắc Bộ và ĐBSH - GV tổ chức cho hs thảo luận cặp đôi: ? Dựa vào kênh chữ sgk và lược đồ hãy giới thiệu vị trí và giới hạn lãnh thổ của TDMNBB? - HS thảo luận 5 phút – Hs báo kết quả - HS 1 cặp lên bảng giới thiệu vị trí và giới hạn lãnh thổ của vùng. - GV nhận xét, chốt kiến thức, chỉ bản đồ. - GV nhận xét, bổ sung: (Gồm: Diện tích vùng, vị trí tiếp giáp, giới hạn lãnh thổ đất liền và các đảo, đọc tên các tỉnh trong 2 tiểu vùng) * GV sử dụng kĩ thuật động não: ? Vị trí và giới hạn của vùng tạo ra thuận lợi và khó khăn gì đối với tự nhiên và việc phát triển KTXH của vùng? - HS phát biểu tích cực. - Chốt, chuyển ý 2. Tìm hiểu đk tự nhiên và TNTN vùng TDMNBB - GV chiếu lược đồ TN vùng TDMNBB, hướng dẫn HS quan sát, phân tích. - GV tổ chức thảo luận nhóm: Nhóm 1,2: Quan sát và phân tích lược đồ, nêu đặc điểm địa hình, khoáng sản của TDMNBB? Xác định vị trí các mỏ khoáng sản? Nhóm 3,4: Liên hệ kiến thức địa lí 8 + kênh chữ sgk, nêu đặc điểm khí hậu, đất đai của TDMNBB? Nhóm 5,6: Phân tích lược đồ nêu đặc điểm sông ngòi và tài nguyên biển của TDMNBB? Xác định vị trí các con sông có tiềm năng thủy điện của vùng? - Các nhóm thảo luận 3 phút, ghi kết quả thảo luận ra giấy A0. - Đại diện nhóm báo cáolược đồ. - HS nx, bổ sung. GV nh ận xét, chốt. - GV mở rộng: Than chiếm 99,9% cả nước, quặng sắt 38.7%, afatit 100%, boxit 30%, đá vôi 50%, thủy điện 56%... ? Qua trình bày, nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và TNTN của TDMNBB? ? Theo em, yếu tố tự nhiên nào của vùng chi phối các điều kiện tự nhiên còn lại? - HS quan sát, đọc bảng 17.1 sgk/63 ? Dựa bảng 17.1 nêu sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa 2 tiểu vùng TB, ĐB? ? Thiên nhiên 2 tiểu vùng khác nhau như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH của 2 tiểu vùng ntn? - GV: ĐKTN khác nhau dẫn đến mỗi tiểu vùng có 1 thế mạnh riêng để phát triển kinh tế. - GV chiếu 1 số tranh ảnh về những khó khăn của vùng. ? Quan sát ảnh, hãy nêu những khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất và đời sống của người dân vùng TDMNBB? - GV chiếu video lũ quét ở TDMNBB. ? Em có suy nghĩ gì qua đoạn video trên? ? Từ đây, em thấy, muốn phát triển kinh tế, TDMNBB cần phải chú ý điều gì? - Gv nhấn mạnh, liên hệ: TN rừng không chỉ cú ý nghĩa quan trọng với sự pt KT của vùng mà những khu rừng đầu nguồn còn có vai trò rất quan trọng đối với việc ngăn lũ, điều hòa dòng chảy. 3. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng TDMNBB - GV chiếu bảng dân số các vùng của nước ta. ? Cho biết số dân của vùng TDMNBB? So với dân số các vùng khác? - GV: TDMNBB là vùng có diện tích lớn nhất cả nước song dân cư còn thưa thớt. - GV chiếu ảnh các dân tộc sống ở vùng. ? Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của những dân tộc nào? ? Dựa bảng 17.2 hãy so sánh các chỉ số của 2 tiểu vùng với nhau? của 2 tiểu vùng so với cả nước? ? Từ đó em có nhận xét ntn về trình độ phát triển giữa vùng TB và ĐB? ? Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em thấy hiện nay, đời sống dân cư của vùng ntn? ? Tại sao Trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 6 nhóm: ? Đặc điểm dân cư – xã hội đã tạo ra thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển của vùng? - HS các nhóm thảo luận, báo cáo. - Gv nx, chốt. - GV chiếu ảnh sinh hoạt của người dân vùng TDMNBB, liên hệ. I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - TDMNBB là vùng lãnh thổ phía bắc của tổ quốc, diện tích: 100.965km2, chiếm 30,7 % so với cả nước. -> Là vùng rộng lớn nhất cả nước - TDMNBB tiếp giáp với: + Phía Bắc: Giáp Trung Quốc (Điểm cực bắc Lũng Cú, Đồng văn tỉnh Hà Giang: 23o 27’ B) + Phía Tây: Giáp Lào (A-pa-chải, huyện Mường Tè, Lai Châu.) + Phía Đông Nam: Là vịnh Bắc Bộ (có vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long) + Phía Nam: Giáp vùng ĐBSH và BTB - > Ý nghĩa: - Thuận lợi: + Tạo cho khu vực có mùa đông lạnh, tài nguyên sinh vật đa dạng. + Có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa với nam Trung Quốc, Thượng Lào, Đồng bằng Sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. - Khó khăn: Là vùng địa đầu của tổ quốc, vùng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ biên giới quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình: + Miền núi Bắc bộ: Chủ yếu là địa hình núi cao, phía Tây Bắc bị cắt xẻ sâu, phía ĐB núi trung bình. + Miền TDBắc bộ (vùng chuyển tiếp giữa MNBắc bộ với ĐBSH): Địa hình dạng đồi bát úp, xen kẽ thung lũng bằng phẳng. - Khoáng sản: Than, sắt, chì, kẽm, bô xít, apatit, đá xây dựng,... - Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh nhất cả nước. - Đất: chủ yếu là đất feralit - Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc, có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước (do sông ngắn, dốc,...) - Biển: vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng thủy sản, du lịch -> ĐKTN và TNTN phong phú, đa dạng. - Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình. ĐKTN Tây bắc Đông bắc Độ cao Núi cao, cắt xẻ sâu Núi thấp và núi trung bình. Hướng núi TB-ĐN Cánh cung Khí hậu Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh Thế mạnh kinh tế Thủy điện, trồng rừng, cây CN lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn Khai thác k/sản, du lịch, nhiệt điện, trồng rừng, cây CN, dược liệu, cây ôn đới, cận nhiệt, phát triển kinh tế biển. -> Thiên nhiên 2 tiểu vùng có sự khác biệt -> tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành. * Khó khăn: + Địa hình chia cắt, trở ngại trong việc giao thông. + Khí hậu thất thường. + Khoáng sản có trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp. + Tài nguyên rừng cạn kiệt, chất lượng môi trường bị giảm sút. + Xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, -> Phát triển kinh tế cần đi đôi với BVMT và TNTN. III. Đặc điểm dân cư, xã hội * Đặc điểm: - Dân số: 11,5 triệu người, chiếm 14,4% cả nước - Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông, Tày, Nùng. Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương. + Mật độ dân số: ĐB > Tây Bắc (thấp so cả nước) + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số: Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc và cả nước. + Tỉ lệ người lớn biết chữ: ĐB > TB + Tuổi thọ trung bình: Thấp hơn ĐB, cả nước + Tỉ lệ dân thành thị: ĐB > TB - Trình độ dân cư - xã hội có sự chênh lệch giữa 2 tiểu vùng. - Nhờ công cuộc đổi mới, đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện. - Vì: TDBB nằm liền kề đồng bằng sông Hồng có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, nhiều cơ sở CN, địa bàn trồng cây CN, chăn nuôi, nguồn đất lớn, GTVT dễ dàng, khí hậu không quá khắc nghiệt tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư sinh sống. MNBB ko có điều kiện như trên, GTVT khó khăn, thời tiết thất thường, đất hạn hẹp, TNTN cạn kiệt, thị trường kém phát triển. * Thuận lợi: - Đa dạng về văn hóa. - Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây CN, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt) * Khó khăn: - Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế. - Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Hoạt động 3. Luyện tập Câu 1: Sự khác nhau cơ bản của tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc là: a. Độ cao b. Hướng núi c. Khí hậu d. Cả 3 yếu tố trên. Câu 2: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng là: a. Đồng b. Sắt c. Đá vôi d. Than đá. Câu 4: Những chỉ số phát triển nào ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc? a. Mật độ dân số b. Tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo c. Thu nhập và tỷ lệ biết chữ d. Tuổi thọ, tỷ lệ thị dân. Hoạt động 4. Vận dụng - Hãy tìm hiểu trên báo đài thông tin về 1 số dân tộc thiểu số sống ở TDMNBB, nhận biết đặc điểm và tìm ảnh về trang phục, văn hóa, tập quán sinh hoạt của họ, ghi và ghim ảnh vào sổ tích lũy, trao đổi với bạn bè. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm những khó khăn trở ngại của người dân vùng TDMNBB, nhất là các bạn HS. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - HS nắm vững nội dung bài học. Làm bài tập 3 sgk/65. - Chuẩn bị bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiếp) + Đọc, phân tích lược đồ. + Đọc SGK, trả lời câu hỏi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_20_vung_trung_du_mien_nui_bac_bo_n.doc
Giáo án liên quan