Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 15+16 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo

b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam, lược đồ mạng lưới giao thông.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài, trả lời theo câu hỏi tìm hiểu bài sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi

2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên các ngành dịch vụ và sự phân bố của chúng?

- Tại sao Hà Nội và TP.HCM là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta?

Đáp án:

- Là 2 đầu mối giao thụng vận tải, viễn thông lớn nhất nước.

- Tập trung nhiều trường đại học lớn, cỏc viện nghiên cứu, cỏc bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.

- Là 2 trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước.

- Các DV quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống cũng luôn dẫn đầu.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 15+16 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9A. 27/10/2020 9B. 27/10/2020 Tiết 15 - Bài 14 GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam, lược đồ mạng lưới giao thông. 2. Học sinh: - Đọc trước bài, trả lời theo câu hỏi tìm hiểu bài sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi 2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các ngành dịch vụ và sự phân bố của chúng? - Tại sao Hà Nội và TP.HCM là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta? Đáp án: - Là 2 đầu mối giao thụng vận tải, viễn thông lớn nhất nước. - Tập trung nhiều trường đại học lớn, cỏc viện nghiên cứu, cỏc bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. - Là 2 trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước. - Các DV quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống cũng luôn dẫn đầu. 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS 3 dạy thi nhanh: Tròn chơi „Ai nhanh hơn”. - Yêu cầu: Nêu tên các hoạt động dịch vụ của nước ta mà em biết? - HS các nhóm thi viết tên các hoạt động DV mà mình biết. - GV giới thiệu: Trong cơ cấu ngành DV, GTVT và BCVT là hoạt động DV sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng, đóng góp 10,2 % GDP của ngành. Trong sự phát triển chung của đất nước, các hoạt động DV này ngày càng ptriển và có chỗ đứng vững chắc. Bài học hnay -> tìm hiểu cụ thể về ý nghĩa và đặc điểm phát triển của 2 hoạt động DV này. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Giao thông vận tải Cả lớp (7 phút) - GV: GTVT là ngành sx quan trọng đứng thứ 4 sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, nông nghiệp. Là ngành không sx ra của cải vật chất nhưng được ví như mạch máu trong cơ thể. - HS đọc thông tin sgk/51+52+ thực tế ? Tại sao nói khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì gtvt phải được chú trọng phát triển và đi trước 1 bước? Vậy GTVT có ý nghĩa gì? I. Giao thông vận tải 1. Ý nghĩa - Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước. Nhờ GTVT mà nhiều vùng khó khăn có cơ hội để phát triển. 2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình. Nhóm (25 phút) - Quan sát biểu đồ cơ cấu H14.1cho biết ? Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá tại sao? (đường bộ) ? Loại hình vận tải nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao?(ngành hàng không tăng gấp 3 lần) ? Hãy xác định các tuyến đường bộ xuất phát từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ? Xác định tuyến đường sắt chính? Các sân bay Quốc tế và các cảng biển lớn trên bản đồ? ? Kể tên các cây cầu mới bắc trên các sông lớn mà em biết?( cầu Tân đệ , Mỹ thuận... ? Qua đó em có nhận xét gì về sự phát triển và phân bố các tuyến đường giao thông vận tải ở nước ta? - GV: ngoài các hệ thống đường trên còn 1 số tuyến đường đặc biệt như: đường ống dẫn dầu, khí, đường dây tải điện... - GV: BCVT là chìa khoá của sự phát triển và tiến bộ của việc chống nguy cơ bị tụt hậu trong sự cạch tranh khốc liệt của thị trường. Sự phát triển của ngành BCVT đã tác động góp phần đưa VN hoà nhập với thế giới và khu vực. 2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình - Có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao. - Các loại hình giao thông vận tải: a. Đường bộ: Chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất. + Các tuyến quan trọng: QL 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau, QL số 5, QL 18, đường Hồ Chí Minh ... b. Đường sắt: tổng chiều dài 2632 km, luôn được cải tiến kĩ thuật. + Các tuyến quan trọng: đường sắt thống nhất Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh. c. Đường sông: mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và lưu vực vận tải sông Hồng. d. Đường biển: gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh. + Tên ba cảng biển lớn nhất cả nước: Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. e. Đường hàng không: hàng không Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hoá. + Ba đầu mối chính trong nước và quốc tế: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất). đ. Đường ống: Vận tải đường ống ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí. 3. Bưu chính viễn thông. Cá nhân (10 phút) ? Cho biết các lọai hình dịch vụ của ngành bưu chính viễn thông? (Điện thoại điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, bưu phẩm, thư từ...) ? Những tiến bộ của bưu chính viễn thông gần đây là gì? (Chuyển phát nhanh, điện hoa, internet... ? Chỉ tiêu đặc trưng cho sự phát triển viễn thông ở VN là gì? (mật độ điện thoại). ? Cho biết tình hình phát triển mạng lưới BCVT đã tác động tới đời sống kinh tế - xã hội nước ta ntn? Đặc biệt là sự phát triển của Internet? II. Bưu chính viễn thông - Bưu chính có những bước phát triển mạnh mẽ: mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp, các dịch vụ mới như mua hàng qua mạng, khai thác dữ liệu qua Internet... - Viễn thông phát triển nhanh và hiện đại: Mật độ điện thoại tăng rất nhanh, tốc độ tăng lớn hơn mức tăng trưởng của kinh tế nói chung, đứng thứ hai thế gới. Hoạt động 3. Luyện tập - Nêu đặc điểm ngành GTVT? Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất? - Xác định tên bản đồ: Các tuyến đường chính, cảng chính sân bay và các trung tâm thông tin liên lạc chính ở nước ta? Hoạt động 4. Vận dụng - Tìm hiểu hoạt động giao thông vận tải đường bộ và đường thủy tại địa phương. - Ghi chép lại những gì em tìm hiểu được. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc thêm trên internet về các loại hình bưu chính viễn thông của nước ta, tình hình hoạt động của dịch vụ mạng internet, cáp quang của nước ta. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Chuẩn bị: Thương mại và du lịch: đọc sgk, phân tích kênh hình, TL câu hỏi tìm hiểu bài. Ngày dạy: 9A. 28/10/2020 9B. 29/10/2020 Tiết 16 - Bài 15 THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại và du lịch 2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Biểu đồ hình 15.1/sgk/56. phóng to. - Bản đồ giao thông và du lịch Việt Nam. - Tranh ảnh về hoạt động thương mại, du lịch Việt Nam. 2. Học sinh: - Đọc trước bài, trả lời theo câu hỏi tìm hiểu bài sgk, Atlat. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi 2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - GV cho quan sát 2 ảnh: chợ Bến Thành, Vịnh Hạ Long. - Em biết gì về chức năng của 2 địa điểm này? - Qua thực tế, em biết gì về tình hình pt ngành TM và DL nước ta? - GV giới thiệu bài mới. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV HS Nội dung 1. Tìm hiểu ngành thương mại ? Ngành thương mại nước ta gồm những hoạt động nào? - GV cho HS hoạt động nhóm - GV chia lớp làm 4 nhóm, phát PHT, tổ chức thảo luận 2 vấn đề: Nhóm 1,2: Dựa vào kênh chữ sgk, hình 15.1, nhận xét tình hình phát triển và phân bố của hoạt động nội thương của nước ta từ khi đổi mới? Nhóm 3,4: Dựa vào mục 2/sgk/58, H15.6, H15.7, nhận xét tình hình phát triển và phân bố của hoạt động ngoại thương? - Gợi ý nhóm 3,4: ? Nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu, kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực? ? Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của nước ta? ? Thị trường xuất khẩu chủ yếu? - HS: các nhóm nhận phiếu HT, thảo luận 3 phút, nhóm trưởng tóm lược các ý kiến, thư kí ghi kết quả thảo luận. - Hs trình bày kết quả thảo luận, thu phiếu HT. GV nxét, chốt kthức bằng bảng phụ. I. Thương mại - Cơ cấu: Gồm 2 ngành -> Nội thương -> Ngoại thương Tình hình phát triển Phân bố Nội thương - Cả nước là một thị trường thống nhất. - Nhiều thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt là kinh tế tư nhân. - Hàng hoá dồi dào tự do lưu thông. - Ngày càng nhiều các siêu thị, các TTTM lớn. -> Phát triển mạnh mẽ. - Tập trung ở ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL. - Hà Nội và TP HCM là 2 trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. - Kém phát triển ở Tây Nguyên -> Không đồng đều giữa các vùng Ngoại thương - Phát triển và mở rộng các mặt hàng, các thị trường xuất nhập khẩu. VN ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới: Asean, Apec, WTO, - Cán cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối vào năm 1992, sau đó tiếp tục nhập siêu. - Xuất khẩu chủ yếu: Sản phẩm N-L-TS, khoáng sản, sản phẩm CN nhẹ và tiểu thủ CN. VD: gạo, cà phê, cá basa, tôm sú, than đá, dầu khí, dệt may, mây tre đan,... - Nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên liệu nhiên liệu và 1 số mặt hàng tiêu dùng. Giá trị nhập khẩu tăng khá nhanh (số liệu Atlat) - Gần đây kim ngạch xuất khẩu nước ta đã tiến tới cân bằng. - Hiện nay nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực châu á - Thái Bình Dương, châu Âu, Bắc Mĩ. -> Là hoạt động KT đối ngoại quan trọng nhất của nước ta - GV cho hs quan sát các hình: 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.7 sgk. - HS quan sát hình, thấy được bộ mặt ngành nội thương nước ta; thấy đc hình ảnh mặt hàng thủy sản XK của nước ta. ? Tại sao HN và TPHCM lại là 2 TT thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước? Còn Tây Nguyên lại kém pt nhất? - HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. ? Tại sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á - TBD? - HS thảo luận cặp đôi trả lời. ? Em có nhận xét ntn về vai trò của nội và ngoại thương đối với nền KT đất nước? ? Rút ra đánh giá chung về ngành thương mại nước ta ? GV chuyển ý. 2. Tìm hiểu ngành du lịch ? Vai trò của ngành du lịch? - GV chiếu clip về các tài nguyên du lịch VN (1 phút), tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” - GV phổ biến luật chơi: 2 đội thi tìm đâu là các tài nguyên du lịch tự nhiên, đâu là tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta có trong clip - HS 2 nhóm phát hiện, ghi đáp án vào phiếu. - Hết thời gian GV thu phiếu 2 nhóm, nx, chốt kt chấm điểm. * Bản đồ du lịch. ? Hãy giới thiệu một tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn mà em biết? - HS đứng trước lớp, chỉ bản đồ địa danh du lịch mà mình biết, giới thiệu về địa danh đó. - GV cho HS xem video về di sản thiên nhiên TG Hạ Long, giới thiệu. ? Nhận xét chung về tiềm năng du lịch nước ta? ? Nêu sự phát triển của du lịch Việt Nam trong những năm gần đây? ? Đâu là hạn chế của ngành DL nước ta? ? Chúng ta đã và sẽ làm gì góp phần phát triển du lịch Việt Nam? - HS liên hệ, phát biểu. (Bình chọn cho Hạ Long, Hang Sơn Đoòng. Giới thiệu, quảng bá cho du lịch, bảo vệ môi trường, thân thiện, lịch sự,...) - Đánh giá về ngành DL nước ta? - HN và HCM là 2 TT thương mại, DV lớn nhất cả nước vì: Có dân số đông, nhiều chợ lớnaantrung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ tư vấn, tài chính, dịch vụ sản xuất đầu tư,... - Nước ta buôn bán chủ yếu với khu vực Châu á – TBD vì: + Gần nước ta về mặt địa lí. + Các mối quan hệ có tính truyền thống. + Gần gũi về văn hóa -> tươn đồng về thị hiếu tiêu dùng -> dễ xâm nhập thị trường. + Tiêu chuẩn hàng hoá không cao phù hợp với trình độ còn thấp của VN. + Là khu vực đông dân, tốc độ pt kinh tế nhanh. - Thương mại có vai trò điều sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, tạo thị trường thống nhất trong cả nước, cầu nối giữa trung tâm trong và ngoài nước -> thúc đẩy nền kinh tế đất nước. à Hoạt động nội thương và ngoại thương phát triển đa dạng, mạng lưới lưu thông hàng hóa rộng khắp cả nước. Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng. II. Du lịch 1. Vai trò - Mở rộng giao lưu với thế giới. - Cải thiện đời sống nhân dân. 2. Tiềm năng và tình hình phát triển a. Tiềm năng * Tài nguyên du lịch tự nhiên - Phong cảnh đẹp: Hạ Long, Hoa Lư, SaPa, Đà Lạt. - Bãi tắm tốt: Trà Cổ, Đồ Sơn, Thiên Cầm, Cửa Lò, Vân Phong. - Khí hậu tốt: Khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Động vật quý: Các sân chim Nam Bộ, 27 vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên * Tài nguyên du lịch nhân văn - Các công trình kiến trúc: Chùa Tây Phương, phố cổ Hà Nội, toà thánh Tây Ninh, cố đô Huế. - Lễ hội dân gian: Chùa Hương, Hội đền Hùng, Chọi trâu Đồ Sơn. - Di tích lịch sử: Cố đô Huế, Hội An, tháp Chàm, Mĩ Sơn, hội trường Ba Đình. - Làng nghề truyền thống : Lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng. - Văn hóa dân gian: Hát đối đáp, quan họcác món ăn dân tộc độc đáo => Nước ta có tiềm năng lớn về du lịch. b. Tình hình phát triển  - Khách du lịch trong nước và quốc tế ngày càng tăng. - Đang có nhiều chiến lược để đầu tư phát triển. - Hạn chế: Chưa có tính chuyên nghiệp cao, chất lượng còn hạn chế, môi trường, cơ sở vật chất, tư tưởng ăn sổi ở thì của người kinh doanh dịch vụ du lịch,... * Ghi nhớ/SGK Hoạt động 3. Luyện tập - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy khái quát bài học. Hoạt động 4. Vận dụng - Em hãy tìm hiểu và ghi vào sổ tích lũy những địa danh du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn có ở thành phố Hưng Yên. - Khuyến khích HS chụp ảnh 1 số cảnh quan du lịch của thành phố, dán vào sổ tích lũy. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm thông tin trên internet về tình hình phát triển của ngành thương mại và du lịch của nước ta hiện nay, đặc biệt tìm hiểu những khó khăn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài: Thực hành: vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ câu kinh tế. Chuẩn bị bút mầu, thước kẻ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_1516_nam_hoc_2020_2021_tong_thi_qu.doc
Giáo án liên quan