Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 13+14 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố chung của ngành dịch vụ.

2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo

b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Máy chiếu. Biểu đồ về cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta. Ảnh minh hoạ.

2. Học sinh:

- Átlát, sgk, vở ghi, vở bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi

2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là ngành CN trọng điểm? Kể tên các ngành CN trọng điểm của nước ta?

- Tại sao ngành CNCB LTTP lại trở thành ngành CN trọng điểm?

3. Bài mới

Hoạt đông 1. Khởi động

- GV chiếu 1 số hình ảnh về ngân hàng, siêu thị, cảng biển, sân bay, trung tâm thương mại, chợ,

? Quan sát những ảnh sau, cho biết đó là cảnh gì?

? Theo các em, các hoạt động này có giống với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp không? Tại sao?

- HS phát biểu.

- GV dẫn vào bài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 13+14 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 20/10/2020 Tiết 13: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết cách vẽ và nhận xét 2 dạng biểu đồ hình tròn và hình cột 2. Phẩm chất - Yêu thích tìm hiểu bộ môn II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bài tập biểu đồ hình cột, tròn. 2. Học sinh - Thước kẻ, com pa, bút chì - Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài 3. Bài mới: (1’) - GV nêu yêu cầu của tiết bài tập Hoạt động của GV - HS Nội dung * Hoạt động 1: Cá nhân/nhóm. (15’) - Gv yêu cầu Hs nhắc lại các bước vẽ biểu đồ hình tròn - HS: suy nghĩ 2p cá nhân, báo các, hs khác nhận xét - Gv: chuẩn kiến thức - GV yêu cầu Hs làm bài tập sau: - HS: Cá nhân 7 phút, học sinh chấm chéo bài nhau - GV: nhận xét Bài tập 1: Dựa vào bảng số liệu sau: Năm 1990 Tổng số ( %) 100 Cây lương thực 72,0 Cây công nghiệp 13.3 Cây ăn quả 14,7 a. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.  b. Nhận xét. Bài tập 2: Cho bảng số liệu: Cơ cấu diện tích rừng nước ta năm 2000. Đơn vị % Tổng số Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng 100 40,9 46,6 12,5 a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích rừng nước ta năm 2000. b. Nêu nhận xét ? Bài 2 sgk/ 23 Hoạt động 2: Biểu đồ hình cột Bài 2: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn) Năm Khai thác Nuôi trồng 1990 728,5 162,1 1994 1120,9 344,1 1998 1357,0 425,0 2002 1802,6 844,8 1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản nước ta thời kì 1990 - 2002 2. Nhân xét. * Các bước vẽ biểu đồ hình tròn - Bước 1: Xử lí số liệu (dạng số liệu thô), lập bảng số liệu mới - Bước 2: Vẽ biểu đồ: + Kẻ đường tròn tâm O, Bán kính R và kẻ tia 12 giờ + Vẽ xuôi theo chiều kim đồng hồ, lần lượt từng đối tượng theo thứ tự trong bảng số liệu đề ra + Điền số liệu, % vào các ô đã vẽ + Chú giải cho từng đối tượng + Viết tên biểu đồ - Bước 3: Nhận xét * Biểu đồ 1 năm, nhiều đối tượng - Nhận xét chung “ không đều, hoặc chênh lệch nhau” + Đối tượng nào cao nhất, bao nhiêu phần % + Đối tượng nào thấp nhất bao nhiêu phần % * Biểu đồ có 2 năm (2 hình tròn) - Nhận xét chung: Tăng hay giảm, tăng nhanh hay giảm nhanh, tăng liên tục hay giảm liên tục, có xu hướng biến động hoặc thay đổi + Nhận xét từng đối tượng: tăng hay giảm và có số liệu cụ thể Bài tập 1: a. Vẽ biểu đồ - Vẽ đúng biểu đồ tròn, khoa học, thẩm mĩ. (4,0 điểm) - Có biểu diễn: kí hiệu cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây, chú giải. (1,0 điểm) - Chú giải. (0,5) - Tên biểu đồ: cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây 1990. (0,5 điểm) b. Nhận xét - Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây 1990. không đồng đều: (1,0 điểm) - Nhóm cây lương thực cao nhất: 72,0% (1,0 điểm) - Nhóm cây công nghiệp thấp nhất: 13,3% (1,0 điểm) - Nhóm cây ăn quả đứng vị trí thứ 2: 14,7% (1,0 điểm) Bài 2: * Vẽ biểu đồ - Vẽ đúng biểu đồ tròn, khoa học, thẩm mĩ - Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu cơ cấu diện tích rừng (1,0) - Chú giải. (0,5) - Tên biểu đồ: cơ cấu diện tích rừng nước ta năm 2000. (0,5) * Nhận xét - Cơ cấu diện tích rừng nước ta năm 2000 không đồng đều: (1,0) + Rừng phòng hộ chiếm tỉ trọng cao nhất: 46,6% (1,0) + Rừng đặc dụng chiếm tỉ trọng thấp nhất: 12,5%.(1,0) + Rừng sản xuất chiếm tỉ trọng thứ hai: 40,9%(1,0) * Hoạt động 2: Biểu đồ hình cột * Các bước vẽ - Bước 1: xử lí số liệu – tính % (chỉ xử lí khi yêu cầu đầu bài có các từ “ tỉ lệ, tỉ trọng”) - Bước 2: dựng hệ trục tọa độ gồm: + Trục đứng thể hiện cho giá trị (nghìn con, triệu ha, %...) + Trục nằm ngang thể hiện cho năm hoặc tiêu chí(nước, vùng, tỉnh, sản phẩm) * Nhận xét - Từ năm đến năm tăng hay giảm, có liên tục không Bài 2: a. Vẽ biểu đồ - Vẽ đúng biểu đồ cột ghép, khoa học, thẩm mĩ. - Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu sản lượng thủy sản, chú giải. - Tên biểu đồ: sản lượng thủy sản nước ta thời kì 1990-2002. b. Nhận xét: - Sản lượng thuỷ sản khai thác thời kì 1990 – 2002 tăng từ 728,5 lên 1802,6 nghìn tấn - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng thời kì 1990 – 2002 tăng từ 162,1lên 844,8 nghìn tấn IV. ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tiết ôn tập: ý thức thái độ học tập của HS, đánh giá cho điểm cá nhóm thảo luận. Biểu dương các cá nhân có ý thức ôn tập tốt. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Trả lời các câu hỏi bài tập trong sgk cuối mỗi bài học. Xem và rèn luyện kỹ năng vẽ và phân tích các dạng biểu đồ, các bảng số liệu qua các bài thực hành. ........................................................................ Ngày dạy: 9A. 21/10/2020 9B. 22/10/2020 Tiết 14 - Bài 13 VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố chung của ngành dịch vụ. 2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu. Biểu đồ về cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta. Ảnh minh hoạ. 2. Học sinh: - Átlát, sgk, vở ghi, vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi 2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là ngành CN trọng điểm? Kể tên các ngành CN trọng điểm của nước ta? - Tại sao ngành CNCB LTTP lại trở thành ngành CN trọng điểm? 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - GV chiếu 1 số hình ảnh về ngân hàng, siêu thị, cảng biển, sân bay, trung tâm thương mại, chợ, ? Quan sát những ảnh sau, cho biết đó là cảnh gì? ? Theo các em, các hoạt động này có giống với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp không? Tại sao? - HS phát biểu. - GV dẫn vào bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung I. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế - HS: Đọc thuật ngữ “dịch vụ”SGK/ 153, ? Dịch vụ là gì? - Quan sát sơ đồ cơ cấu ngành dịch vụ nước ta, HS thảo luận cặp đôi. 1. Cho biết ngành dịch vụ nước ta gồm những hoạt động gì? 2. Nhận xét cơ cấu ngành dịch vụ nước ta? - HS TL cặp đôi, báo cáo, nhận xét. - GV chốt. ? Ở địa phương em có loại hoạt động dịch vụ nào? Dịch vụ nào là phổ biến nhất? - HS liên hệ ? Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển thì em thấy xuất hiện thêm những hoạt động dịch vụ nào? - GV chuẩn xác 2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống - GV tổ chức thảo luận nhóm lớn ? Nêu vai trò của ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống? - GV. Sử dụng bảng phụ, tổ chức thuận luận nhóm (4 nhóm 3 phút) - Hs thảo luận nhóm, viết vào bảng phụ - Hs trình bày, nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác trên máy chiếu. - GV chiếu ảnh về các hoạt động của ngành bưu chính, giảng, nhấn mạnh: mỗi ngành dịch vụ lại có những vai trò khác nhau. ? Phân tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông trong sản xuất và đời sống? ? Nhận xét chung về vai trò của dịch vụ? 2. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta ? Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu lao động và cơ cấu GDP của nước ta? - Quan sát H 13.1. ? Tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ? ? Nhận xét? - HS các ngân hàng, khách sạn,.... - GV chiếu 1 số hình ảnh về hoạt động ở chợ vùng nông thôn, vùng núi và trung tâm thương mại ở thành thị, đồng bằng ? Nhận xét về các hoạt động dịch vụ giữa miền núi và đồng bằng, giữa các đô thị với các vùng nông thôn? ? Tại sao lại có sự chênh lệch đó? - HS thảo luận cặp đôi, trả lời. ? Từ đó cho biết các hoạt động dịch vụ phân bố ntn? Các hoạt động dịch vụ tập trung chủ yếu ở những nơi ntn? ? Kể tên 2 trung tâm dịch vụ lớn ở nước ta? - HS lên bảng xđ vị trí 2 trung tâm. ? Vì sao HN, TPHCM là những trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng? ? Vậy sự phân bố các h.động dịch vụ phụ thuộc vào những nhân tố nào? - Tổng kết toàn bài I. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế 1. Cơ cấu ngành dịch vụ - Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. - Gồm: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng. dịch vụ tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao nhất. -> Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng, phức tạp. - Khi kinh tế phát triển: + Xây dựng đường, trường, trạm ở nông thôn. + Trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa các nước. + Nước ngoài đầu tư xây khách sạn, vui chơi. -> Cơ cấu DV càng đa dạng hơn khi KT p.triển 2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống - Đối với sản xuất: + Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành kinh tế. + Tiêu thụ sản phẩm, tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong và ngoài nước. - Đối với đời sống: + Đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống + Tạo ra nhiều việc làm và nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sống nhân dân. - Vai trò của ngành BCV T: (Cung cấp, vận chuyển thông tin, bán hàng, quảng cáo, cứu hộ, thư từ, bưu phẩm, điện báo) - Đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống và sản xuất. II. Đăc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta 1. Đặc điểm phát triển - Dịch vụ phát triển khá nhanh. Năm 2002 chiếm 25% lao động, 38,5% trong cơ cấu GDP nước ta. - Chủ yếu là dịch vụ tiêu dùng (51%), dịch vụ sản xuất còn chiếm tỉ trọng nhỏ (26,8%). -> Các nhóm dịch vụ phát triển không đồng đều. 2. Đặc điểm phân bố - Có sự chênh lệch giữa miền núi - đồng bằng, nông thôn - thành thị - Nguyên nhân: Do sự chênh lệch về đi tự nhiên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, và đặc biệt là chênh lệch về số dân, thu nhập của nhân dân... - Phân bố không đồng đều, tập trung ở nơi đông dân và kinh tế phát triển. - Trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. - Nguyên nhân: + Đây là hai đầu mối GTVT, viễn thông lớn nhất cả nước. + Ở đây tập trung nhiều trường đại học,các viện nghiên cứu,các bệnh viện chuyên khoa hang đầu. Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước. Ngoài ra ở đây còn tập trung các loại dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hóa, nghệ thuật, ăn uống cũng luôn dẫn đầu cả nước. - Sự phân bố các hoạt động dịch vụ phụ thuộc vào 2 nhân tố: Sự tập trung dân cư và sự phát triển của kinh tế. - Ghi nhớ SGK Hoạt động 3. Luyện tập ? Em hãy hoàn chỉnh sơ đồ: Cơ cấu các ngành dịch vụ nước ta? ? Bối cảnh kinh tế hiện nay (sự mở rộng hợp tác quốc tế) ả/hưởng ntn đến ngành dịch vụ? Dịch vụ Dịch vụ tiêu dùng - Thương nghiệp - Khách sạn - Dịch vụ cá nhân , và công cộng Dịch vụ sản xuất - Giao thông vận tải - Tài chính tín dụng - Kinh doanh tài sản, tư vấn Dịch vụ công cộng - Khoa học công nghệ - Quản lí nhà nước, đoàn thể . - Hoạt động dịch vụ ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển và hội nhập và nền kinh tế thế giới. Hoạt động 4. Vận dụng - Quan sát, tìm hiểu những hoạt động dịch vụ ở địa phương em (trường học, giao thông, y tế, hoạt động thương mại, bưu điện,) Ghi chép lại những gì em quan sát được. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm về ngành dịch vụ của nước ta. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Hiểu và thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. + Nghiên cứu SGK + Quan sát các tranh ảnh, lược đồ, bản đồ + Trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. + Tìm hiểu được nước ta có đủ các loại hình GTVT, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao. .............................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_1314_nam_hoc_2020_2021_tong_thi_qu.doc
Giáo án liên quan