Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 35: Ôn tập học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hệ thống, củng cố, khắc sâu kiến thức địa lí đã học trong HK I.

- Củng cố kiến thức cơ bản về thành phần nhân văn của môi trường, đặc điểm các môi

trường và hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường.

2. Kĩ năng:

- Củng cố các kĩ năng : đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu.

3. Thái độ:

- Yêu thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

-Tự giác và có ý thức ôn luyện.

4. Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng

bản đồ .

b. Năng lực đặc thù: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm .

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: PT: Máy chiếu

2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài, địa lí các châu.

- Sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập

thực hành

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (Trong giờ)

3. Bài mới: GV giới thiệu

Hoạt động 1. Khởi động

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: 3. Bài mới: Vào bài:

pdf10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 35: Ôn tập học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 02/12/2019 Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hệ thống, củng cố, khắc sâu kiến thức địa lí đã học trong HK I. - Củng cố kiến thức cơ bản về thành phần nhân văn của môi trường, đặc điểm các môi trường và hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường. 2. Kĩ năng: - Củng cố các kĩ năng : đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu. 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. -Tự giác và có ý thức ôn luyện. 4. Năng lực, phẩm chất: a. Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng bản đồ ... b. Năng lực đặc thù: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: PT: Máy chiếu 2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài, địa lí các châu. - Sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Trong giờ) 3. Bài mới: GV giới thiệu Hoạt động 1. Khởi động Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: 3. Bài mới: Vào bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HĐ1. Kiến thức cơ bản: - PP: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ. - Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ - GV tổ chức thảo luận nhóm, giao nv trong phiếu học tập(10p) - Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung I. Lý thuyết: - GV chốt nội dung trên bảng - GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức từ tiết 1 đến tiết 32. Câu 1. Trình bày đặc điểm thiên nhiên Châu phi: khí hậu, địa hình, khoáng sản. Câu 2. Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi? Câu 3. Trình bày đặc điểm nông nghiệp Châu Phi? Câu 1. - Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí hậu nóng, khô vào bậc hất thế giới. Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Châu Phi. + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. + Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến. - Địa hình tương đối đơn giản: - Toàn bộ Châu Phi là khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên, xen các bồn địa thấp. + Hướng nghiêng chính: đông nam – tây Bắc. - Khoáng sản: Phong phú, nhiều kim loại quý hiếm (vàng, kim cương, uranium....) Câu 2. - Dân cư châu Phi phân bố rất không đều: + Không có người sinh sống: rừng rậm xích đạo, hoang mạc Xahara, Calahari.. + Dân cư tập trung đông: duyên hải, ven vịnh Ghinê, thung lũng sông Nin. Giải thích: - Ở vùng duyên hải, ven vịnh Ghinê, thung lũng sông Nin có khí hậu, giao thông thuận lợi nên dân cư đông đúc. - Rừng rậm xích đạo, hoang mạc: khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn nên dân cư thưa thớt. Câu 3: a. Ngành trồng trọt: - Có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khẩu và ngành trồng cây lương thực. + Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hóa, quy mô lớn nhằm mục đích xuất khẩu. Cây công nghiệp: ca cao, cà phê, cọ dầu, lạc, cao su, bông, thuốc lá, chè,... + Cây ăn quả: Nho, cam, chanh, ô liu Câu 4: Dân cư trên thế giới thường phân bố ở những khu vực nào? Tại sao? Câu 5: So sánh sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống? - GV hướng dẫn HS về ôn tập thêm ở tiết 12, 25. 1. Dân số là gì? Tháp tuổi cho ta biết điều gì? 2. Nêu những nguyên nhân chính dẫn đến sự di dân ở đới nóng? Hậu quả của di dân tự do? Nêu biện pháp khắc phục? 3. Có mấy kiểu quần cư, nêu đặc điểm của các kiểu quần cư? Gồm 2 kiểu quần cư: 4. Nêu vị trí đặc điểm khí hậu xích đạo ẩm? 5. Nêu vị trí đặc điểm khí hậu nhiệt đới? trồng nhiều ở môi trường địa trung Hải + Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt, kĩ thuật canh tác lạc hậu, thiếu phân bón, sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu. Kê, lúa mì, ngô,... b. Ngành chăn nuôi: - Kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến. Câu 4: - Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. - Những khu vực đông dân là: + Những thung lũng và đồng bằng hạ lưu của các con sông lớn như Hoàng Hà, Sông Ấn, sông Nin,... + Những khu vực có kinh tế phát triển của các châu lục như Tây Âu, Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Braxin, Tây Phi. - Nguyên nhân: Những khu vực kể trên có điều kiện sinh sống và đi lại thuận lợi cho con người. - Ngược lại ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc... khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt Câu 5: - Quần cư nông thôn: + Có mật độ dân số thấp + Làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước + Dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Quần cư thành thị: + Có mật độ dân số cao + Dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ + Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt (dẫn chứng). 6. Nêu vị trí đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa? 7. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa? 8. Hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? Nêu đặc điểm của khí hậu hoang mạc 9 . Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí? Hậu quả ra sao? Biện pháp khắc phục 10. Nêu vị trí, đặc điểm của môi trường đới lạnh? Để khai tác tốt kinh tế ở đới lạnh cần giải quyết vấn đề gì? 11. Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào năm 2000, hai nước sau đây có lượng khí thải độc hại trung bình cao nhất thế giới: - Hoa kì: 20 tấn/năm/người - Pháp: 6 tấn/năm/người a) Hãy thể hiện số liệu trên bằng biểu đồ hình cột b) Tính tổng lượng khí thải của từng nước, cho biết số dân của của hai nước như sau - Hoa Kì: 281. 421. 000 người - Pháp: 59. 330. 000 người Hoạt động 3. Luyện tập: - GV cho HS làm bài tập. - GV nhận xét, bổ sung II. Bài tập: Câu 1: Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét? Tên nước Diện tích (km2) Dân số (triệu người) Việt Nam Trung Quốc In-đô-nê-xi-a 329314 9597000 1919000 78,7 1273,3 206,1 Hướng dẫn trả lời - Công thức tính mật độ dân số ở một nơi: Dân số (người)/Diện tích (km2) = Mật độ dân số (người/km2) Tên nước Mật độ dân số Việt Nam Trung Quốc In-đô-nê-xi-a - Nhận xét: Mật độ dân số giữa các nước không đồng đều (dẫn chứng cụ thể) Câu 2. Cho bảng số liệu sau: Lượng khí thải bình quân đầu người của Hoa Kì và Pháp năm 2000. Đơn vị: tấn/năm/người. Nước Hoa Kì Pháp Lượng khí thải bình quân đầu người 20 6 - Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng khí thải bình quân đầu người của Hoa Kì và Pháp năm 2000? - Vẽ đúng biểu đồ hình cột, khoa học, thẩm mĩ. - Có biểu diễn: số liệu, kí hiệu, chú giải. - Tên biểu đồ: lượng khí thải bình quân đầu người của Hoa Kì và Pháp năm 2000. Câu 3: * PP: Trực quan,vấn đáp, luyện tập thực hành * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi * Năng lực: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ Quan sát bảng số liệu lượng khí thải CO2 (điôxit cacbon) trong không khí: Năm 1840 1957 1980 1997 Phần triệu(CO2) 25 312 335 355 - Vẽ biểu đồ lượng khí thải CO2 trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997. Nhận xét. Liên hệ với lượng khí thải ở Việt Nam nước ta. GV hướng dẫn hs vẽ biểu đồ cột * Vẽ biểu đồ hình cột: C02 Phần triệu 1840 1957 1980 1997 Năm Biểu đồ lượng khí thải CO2 từ năm 1840- 1997 275 312 335 355 100 200 300 400 * Nhận xét: Lượng khí thải CO2 trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997 liên tục tăng lên: năm 1840 đến 1957 tăng là 37; năm 1957 đến năm 1980 tăng là 23; năm 1980 đến năm 1997 tăng là 20. Do khí thải từ công nghiệp, giao thông... * Liên hệ với lượng khí thải ở Việt Nam nước ta. Hoạt động 4: Vận dụng: - Dựa vào Atlát, sách bài tập làm bài tập. - Nhận xét ý thức của học sinh. Hoạt động 5: Tìm tòi - mở rộng: - Hệ thống hóa kiến thức. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Học bài và làm các dạng bài trong tập bản đồ để thi học kì I. - Học sinh về nhà ôn tập theo nội dung đã hướng dẫn. - Chuẩn bị giờ ôn tập học kì I tiếp. ........................................................................................... Ngày dạy: /12/2019 TIẾT 1: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiếp) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình được bày đặc điểm khí hậu cơ bản môi trường xích đạo ẩm. - Nêu được đặc điểm khí hậu cơ bản môi trường nhiệt đới. - Trình bày được đặc điểm khí hậu cơ bản môi trường nhiệt đới gió mùa. 2. Kỹ năng: - Xác định trên bản đồ. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Năng lực, phẩm chất: a. Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng bản đồ ... b. Năng lực đặc thù: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: PT: Bản đồ, máy chiếu 2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài, địa lí các châu. - Sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Trong giờ) 3. Bài mới: GV giới thiệu Hoạt động 1. Khởi động Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: * HĐ 1. Bài Tập 1: - PP: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ. - Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng bản đồ - GV tổ chức thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ trong phiếu học tập(10p) - Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chốt nội dung trên bảng - GV yêu cầu học sinh khái quát lại nội dung lý thuyết. - HS nhắc lại bài. - GV chốt lại. Câu1: Trình bày đặc điểm khí hậu cơ bản môi trường: xích đạo ẩm? + Môi trường xích đạo ẩm: - Vị trí địa lí: Nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 50N. - Đặc điểm khí hậu: + Nắng nóng, ẩm, mưa nhiều quanh năm. + Biên độ nhiệt năm rất nhỏ (30C), nhưng biên độ nhiệt trong ngày lớn trên 100C. + Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm. + Càng gần Xích đạo mưa càng nhiều. + Độ ẩm rất cao, trung bình trên 80%, không khí ẩm ướt, ngột ngạt. * HĐ 2. Bài Tập 2: Câu 2: Trình bày đặc điểm khí hậu cơ bản môi trường nhiệt đới? * Môi trường nhiệt đới: - Vị trí địa lí: khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. - Đặc điểm khí hậu: + Nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). + Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn. + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. + Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa. * HĐ 3. Bài Tập 3: Câu 3: Trình bày đặc điểm khí hậu cơ bản môi trường nhiệt đới gió mùa? * Môi trường nhiệt đới gió mùa - Vị trí địa lí: Nam Á, Đông Nam Á. - Đặc điểm khí hậu: + Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi tới, không khí mát mẻ, mưa lớn. Mùa đông: gió từ nội địa thổi ra, không khí khô và lạnh. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Biên độ nhiệt năm trung bình 80C. Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm, thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển, vào sườn núi đón gió hay khuất gió. + Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn, lượng mưa có năm nhiều, có năm ít. Hoạt động 4: Vận dụng: - GV yêu cầu học sinh học thuộc bài. - HS học bài. - GV kiểm tra kết quả học của học sinh. Hoạt động 5: Tìm tòi - mở rộng: - Hệ thống lại kiến thức. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Học bài cũ. Chuẩn bị tiết 2. + Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp. + Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào. + Nêu được những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp chủ yếu nào Ngày dạy: /12/2019 TIẾT 2: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiếp) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp. - Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào. - Nêu được những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp chủ yếu nào. 2. Kỹ năng: - Xác định trên bản đồ, lược đồ. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Năng lực, phẩm chất: a. Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng bản đồ ... b. Năng lực đặc thù: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: PT: Máy chiếu 2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài, địa lí các châu. - Sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Trong giờ) 3. Bài mới: GV giới thiệu Hoạt động 1. Khởi động Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: * HĐ 1. Bài Tập 1: - PP: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ. - Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng bản đồ - GV tổ chức thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ trong phiếu học tập(10p) - Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chốt nội dung trên bảng - GV yêu cầu học sinh khái quát lại nội dung lý thuyết. - GV chốt lại. - GV đưa ra câu hỏi sau: Câu1: Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? - Thuận lợi: Nhiệt độ và độ ẩm cao, rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp, cây trồng phát triển quanh năm, có thể trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây. - Khó khăn: đất dễ bị thoái hóa, nhiều côn trùng, sâu bọ, mầm bệnh phát triển, gây hại cho cây trồng và vật nuôi. * HĐ 2. Bài Tập 2: Câu 2: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào? * Tính chất trung gian: - Tính chất ôn hòa của khí hậu : không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh. - Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh. - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến. - Nguyên nhân: do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. * Tính thất thường của thời tiết thể hiện ở: - Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 100C – 150C trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống. - Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (nắng-mưa-tuyết rơi và ngược lại) khi gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền. * HĐ 3. Bài Tập 3: Câu 3: Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp chủ yếu nào? + Biện pháp khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra: - Phát triển thủy lợi và trồng cây che phủ đất. - Chú ý tính chặt chẽ của mùa vụ và có những biện pháp phòng chống thiên tai (lũ lụt, hạn hán) Hoạt động 4: Vận dụng: - Dựa vào Atlát, sách bài tập làm bài tập. - Nhận xét ý thức của học sinh. Hoạt động 5: Tìm tòi - mở rộng: - Hệ thống hóa kiến thức. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Học bài cũ. Chuẩn bị tiết 3. Môi trường đới ôn hòa. + Đặc điểm của các ngành kinh tế nông nghiệp và công nghiệp ở đới ôn hòa. + Nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hoà.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_35_on_tap_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_20.pdf
Giáo án liên quan