Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 37 đến 41 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

Tiết 38 - Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ.

- Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của Châu Mĩ.

2. Kĩ năng:

- Xác định trên bản đồ, lượt đồ Châu Mĩ hoặc bản đồ TG vị trí địa lí của Châu Mĩ.

- Đọc lượt đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân châu Mĩ hiện nay có nguồn

gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc

đa dạng.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực. Thích khám phá những điều mới mẻ.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ.

b. Năng lực đặc thù: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: PT: SGK, SGV, Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.

2. Học sinh: Sgk, vở ghi, vở bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, phân tích, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

- Cho HS quan sát lược đồ thế giới, xác định châu Mĩ. Bằng sự hiểu biết của mình, em

hình dung Châu Mĩ là châu lục như thế nào?

pdf18 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 37 đến 41 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MMM Ngày dạy: /01/2020 Tiết 37 - Bài 34: THỰC HÀNH SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, so sánh, phân tích lược đồ. 3. Thái độ: Có ý thức chuẩn bị tốt nội dung thực hành. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ. b. Năng lực đặc thù: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: PT: Lược đồ: Các môi trường địa lí, Bản đồ tự nhiên, Bản đồ kinh tế, Bản đồ các nước châu Phi. 2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài, địa lí các châu. - Sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, xác định bản đồ, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ nhóm, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV tổ chức thi kể tên các nước Châu Phi giới thiệu bài Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT * HĐ1. Phân tích ...châu Phi (2000): * PP: Trực quan,vấn đáp, hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nv nhóm * Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp. - HĐ cá nhân: - HS quan sát H34.1/ Tr.107 SGK và bảng chú giải. - HĐ nhóm (5p) - GV chia lớp làm 6 nhóm, giao nhiệm vụ. ? Kể tên các nước ở châu Phi có: 1. Phân tích mức thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi (2000): + Mức thu nhập bình quân theo đầu người trên 1000 USD/ năm? + Mức thu nhập bình quân theo đầu người dưới 200 USD/năm? ? Các nước đó thuộc khu vực nào của châu Phi? ? Nhận xét thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực kinh tế của châu Phi? - GV. Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm: - Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung vào bảng nhóm. - GV nhận xét, chốt nội dung chính. - HĐ chung cả lớp. ? Giải thích nguyên nhân của sự chênh lệch đó? - HS giải thích: Do mỗi khu vực có điều kện để phát triển kinh tế khác nhau... Mức thu nhập bình quân theo đầu người (USD) Tên các quốc gia Bắc Phi Trung Phi Nam Phi Trên 1000 Ma- Rốc, An- giê- ri, Tuy- ni-di, Li- bi, Ai Cập Ga- Bông Na-mi- bi-a, Bốt- Xoa-na, Nam Phi, Xoa-di- len Dưới 200 Ni- giê, Sát Ê-ti-ô- pi-a, Xô- ma-li, Buốc- Ki-na- pha- xô, Xi-ê- ra-Lê- ông, Ê-ri- tơ-ri Ma-la- uy * HĐ2. So sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi: * PP:Trực quan,vấn đáp, hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nv nhóm * Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp - Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm bàn, lập bảng thống kê: ? Qua bảng thống kê trên hãy so sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực châu Phi? - Các nhóm trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác - HĐ chung cả lớp: ? Nhận xét chung về nền kinh tế châu Phi? - GV chốt kiến thức. Nhận xét - Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa ba khu vực: Nam Phi (cao nhất), rồi đến Bắc Phi và cuối cùng là Trung Phi - Trong từng khu vực, sự phân bố thu nhậpbình quân đầu người giữa các quốc gia cũng không đều. 2. Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi: * Bắc Phi: Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch. * Trung Phi: Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu. * Nam Phi: Các nước ở khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch. Phát triển nhất là Cộng Hòa Nam, Phi, còn lại là những nước nông nghiệp lạc hậu. => Kinh tế châu Phi: - Các khu vực và các nước có trình độ phát triển kinh tế khá chênh lệch. - Công nghiệp chưa phát triển mạnh, nông nghiệp phiến diện. - Kinh tế dựa chủ yếu vào khai khoáng và xuất khẩu sản phẩm từ cây công nghiệp. Hoạt động 3. Luyện tập: - HĐ chung cả lớp - HS quan sát H34.1/sgk ? Nước nào có thu nhập cao nhất? >2500 USD? ? Vì sao? ? Nước nào có thu nhập thấp nhất? < 200 USD 3. Luyện tập: - Li-bi, Nam Phi, Bốt xoa- na, Ga-bông -> Nhiều tiềm năng về tài nguyên,điều kiện tự nhiên thuận lợi... - Ni- giê, Ê-ti-ô-bi-a... - HS lên bảng xác định. - GV nhận xét. Hoạt động 4. Vận dụng: ? Một số khu vực của châu Phi có nền kt tế chậm phát triển có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người? Hoạt động 5. Tìm tòi - mở rộng: - Tìm hiểu về kinh tế của châu Phi - HS học bài. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Chuẩn bị bài 35 “Khái quát châu Mĩ ” + Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Mĩ + Nghiên cứu các luồng nhập cư vào châu Mĩ và vai trò của chúng ? + Tìm hiểu châu Mĩ. Tại sao gọi là Tân thế giới ? Ai là người tìm ra châu Mĩ? ........................................................................................... Ngày dạy: /01/2020 Chương VII: Châu Mĩ Tiết 38 - Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ. - Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của Châu Mĩ. 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ, lượt đồ Châu Mĩ hoặc bản đồ TG vị trí địa lí của Châu Mĩ. - Đọc lượt đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực. Thích khám phá những điều mới mẻ. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ. b. Năng lực đặc thù: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: PT: SGK, SGV, Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, phân tích, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - Cho HS quan sát lược đồ thế giới, xác định châu Mĩ. Bằng sự hiểu biết của mình, em hình dung Châu Mĩ là châu lục như thế nào? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘi DUNG CẦN ĐẠT * HĐ1. Một lãnh thổ rộng lớn: * PP: Trực quan, vấn đáp, phân tích, hoạt động nhóm. * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận. * Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ. - HĐ chung cả lớp: - GV giới thiệu: Crit-tốp Cô-lôm-bô (1451- 1506), năm 1476 tìm đường tới Ấn Độ theo hướng Tây, vượt qua Đại Tây Dương đến sáng 12/10/1492, ông tìm ra 1 châu lục mới nhưng ngỡ đó là Ấn Độ. Đến khi nhà hàng hải xứ Phô- lô-ren-xi, ông A-mê-ri-cô Ve-xpu-xi tìm ra châu Mĩ -> Tân thế giới là “A- me-ri-ca” (1 châu lục mới được khám phá muộn nhất). ? Cho biết diện tích châu Mĩ? Đứng thứ mấy trên thế giới? ? Châu Mĩ gồm mấy lục địa? Kể tên và xác định trên lược đồ? ? Xác định vị trí châu Mĩ? Tiếp giáp với đại dương nào? ? Cho biết vị trí lãnh thổ châu Mĩ có điểm gì khác biệt so với các châu lục khác? - HS nêu: Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ (từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam). 1. Một lãnh thổ rộng lớn: - Diện tích: 42 triệu km2 ( đứng T2 trên thế giới sau châu Á). - Gồm 2 lục địa: Bắc Mĩ và Nam Mĩ nối với nhau qua eo đất Trung Mĩ. - Vị trí: Châu Mĩ trải dài từ vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. - Giáp với BBD, TBD, ĐTD. - HS thảo luận theo cặp, trình bày, nhận xét ? So sánh vị trí châu Mĩ và châu Phi có điểm gì giống và khác nhau? + Giống: Cả 2 đều đối xứng qua đường xích đạo và có 2 đường chí tuyến đi qua lãnh thổ. + Khác: Lãnh thổ châu Mĩ trải dài hơn về phía 2 cực và các đường chí tuyến qua phần hẹp của lãnh thổ. Còn châu Phi 2 đường chí tuyến qua phần lãnh thổ mở rộng. Chính vì vậy mà thiên nhiên châu Mĩ ôn hòa và phong phú hơn thiên nhiên châu Phi rất nhiều. * HĐ2. Vùng đất ...đa dạng: * PP: Trực quan, vấn đáp, phân tích * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận * Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ - HĐ chung cả lớp: ? Xác định vị trí kênh đào Pa-na-ma và cho biết ý nghĩa của kênh đào? - HS. Kênh đào Pa-na-ma được tiến hành đào trong 35 năm tại eo Pa-na-ma nơi hẹp nhất châu Mĩ < 50km. Hai đại dương lớn được nối với nhau hết sức thuận lợi, một hệ thống giao thông đường thủy có vai trò lớn lao về kinh tế, quân sự - HĐ cá nhân: ? Dựa vào hiểu biết của bản thân hãy cho biết trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mĩ là người gì? Họ thuộc chủng tộc nào? - HS tự tìm hiểu: (Trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh- điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.) - HĐ chung cả lớp: - GV treo lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ, hướng dẫn HS quan sát ? Xác định các luồng nhập cư vào châu Mĩ? - HS lên bảng xác định. 2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng: ? Từ thế kỉ XVI, thành phần chủng tộc của châu Mĩ như thế nào? ? Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào tới sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ? Nhận xét về chủng tộc? - HS thảo luận theo cặp, trình bày và nhận xét ? Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ? + Bắc Mĩ (Hoa Kì và Ca-na-đa) nguồn gốc nhập cư từ người châu Âu (Anh, Pháp, Đức) sang từ Tk XVI->XVIII nên nói tiếng Anh với phong tục của người Ăng-lô-xắc-xông cổ + Trung và Nam Mĩ, quần đảo Ăng-ti bị thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thống trị -> nền văn hóa La-tinh nên nói ngôn ngữ La-tinh. + Sự nhập cư và đa dạng chủng tộc cũng gây ra sự diệt vong của người Anh-điêng và người Et-xki-mô. - GV khái quát - Từ TK XVI: do trào lưu di dân nên châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới sinh sống. - Sự hòa huyết giữa các chủng tộc tạo nên nhiểu thành phần người lai. → Đa dạng chủng tộc * Ghi nhớ/ Sgk Hoạt động 3. Luyện tập: - GV tổ chức cho HS thi lựa chọn đáp án nhanh: Câu 1: Châu Mĩ được phát hiện vào năm nào?: A. 1942. B. 1294 C. 1249 D. 1492 Câu 2: Chủ nhân của châu Mĩ trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra là người: A. Anh- điêng và Mai-a. B. Anh- điêng và E-xki-mô. C. A-xơ-tếch và In-ca. D. Mai-a và E-xki-mô. Câu 3: Châu Mĩ có người gốc Âu nhập cư vào khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ XX 3. Luyện tập: Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: B B. Cuối thế kỉ XVI. C. Cuối thế kỉ XI. D. Đầu thế kỉ XVIII. Hoạt động 4. Vận dụng: - Liên hệ châu Á nằm ở nửa cầu nào? Gồm có chủng tộc nào? Việt Nam thuộc châu lục nào? Hoạt động 5. Tìm tòi - mở rộng: - Tìm hiểu tư liệu về châu Mĩ V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Học bài cũ - Chuẩn bị bài 36: “ Thiên nhiên Bắc Mĩ” + Đặc điểm địa hình khu vực Bắc Mĩ chia thành mấy miền khu vực? Đặc điểm chính mỗi miền? ............................................................................... Ngày dạy: /01/2020 Tiết 39 - Bài 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: 1. Kiến thức: - HS biết vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ. - Trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mĩ. - Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mĩ. - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc MĨ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình. - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên để rút ra mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực. Bảo vệ các môt trường tự nhiên. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ. b. Năng lực đặc thù: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: PT: SGK, SGV, Bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ, Lát cắt địa hình. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, phân tích, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - HS quan sát lược đồ TNBM.Nêu đặc điểm vị trí, giới hạn châu Mĩ? Ý nghĩa của vị trí đó? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động HS quan sát một số bức tranh miền núi , đồng bằngnhận xét về dạng địa hình đó. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: HĐ CỦA GV và HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT * HĐ1: Các khu vực địa hình: * PP: Trực quan, vấn đáp, phân tích * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận * Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ - HĐ chung cả lớp: - Xác định vị trí, giới hạn Bắc Mĩ trên lược đồ. 1. Các khu vực địa hình: - GV hướng dẫn hs phân tích lát cắt địa hình sgk. - HS quan sát lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang Hoa Kì theo vĩ tuyến 400 B và lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ ? Cho biết từ tây sang đông, Bắc Mĩ có thể chia làm mấy miền địa hình? ? Xác định các miền địa hình trên lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ? - HĐ nhóm: - GV chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận (3 phút) * Nhóm1-2 : Tìm hiểu đặc điểm hệ thống Cooc-đi-e ở phía T? * Nhóm 2-3: Tìm hiểu đặc điểm miền đồng bằng ở giữa? * Nhóm 4-5: Tìm hiểu đặc điểm miền núi già và sơn nguyên ở phía đông? - Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét, chốt đặc điểm chính của hệ thống Coo-đi-e. - HĐ chung cả lớp: - HS xác định trên lược đồ nơi phân bố của các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coo-đi-e. - HS xác định trên lược đồ hệ thống Hồ Lớn, hệ thống sông Mit-xi-xi-pi và Mi-xu-ri ? Phân tích mối qh địa lí giữa các miền địa hình ở Bắc Mĩ? + Hệ thống Coo-đi-e: chắn gió Tây ôn đới từ TBD. + Dãy A-pa-lát thấp hẹp-> ảnh hưởng của ĐTD lớn. + Miền đồng bằng trung tâm đón - Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm 3 bộ phận. a) Hệ thống Coo-đi-e ở phía tây: - Là miền núi trẻ cao đồ sộ, dài 9000km, độ cao trung bình 3000- 4000m. - Gồm nhiều dãy chạy song song xen kẽ các cao nguyên và sơn nguyên. - Có nhiều khoáng sản quý có trữ lượng cao (đồng, vàng, uranium) b) Miền đồng bằng ở giữa: - Diện tích rộng lớn, cấu tạo dạng lòng máng. - Cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần ở phía nam và đông nam. - Hệ thống Hồ Lớn và nhiều sông dài tạo giá trị kinh tế cao. c) Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: - Là miền núi già cổ thấp, có hướng đông bắc- tây nam. gió-> sự nhiễu loạn về thời tiết. * HĐ2. Sự phân hoá khí hậu: - PP: Trực quan, vấn đáp, phân tích - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận - Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ - HĐ chung cả lớp: - Quan sát lược đồ khí hậu Bắc Mĩ ? Trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mĩ theo chiều từ bắc xuống nam? ? Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ theo chiều từ tây sang đông? - HS thảo luận theo cặp và trình bày, nhận xét: ? Tại sao có sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc nam và phía tây và đông tây? - HS: Do vị trí (BM trải dài trên nhiều vĩ tuyến), do tác động của địa hình( Coocdie ở phía tây chạy dài ngăn cản khối khí từ phí tây,ơ giữa là hình lòng chảo tạo điều kiện cho khối khí lạnh từ cực bắc tràn xuống ... ? Ngoài ra còn có sự phân hóa khí hậu nào? Thể hiện rõ ở đâu? ? Em có nhận xét gì về sự phân hoá khí hậu ở Bắc Mĩ? * GV khái quát 2. Sự phân hoá khí hậu: - Phân hoá theo chiều bắc – nam: Từ hàn đới-> ôn đới-> nhiệt đới. - Phân hoá theo chiều tây –đông - Phân hoá theo độ cao (ở miền núi trẻ Cooc-đi-e) => Khí hậu phân hóa đa dạng và phức tạp. * Kết luận/sgk Hoạt động 3. Luyện tập: - PP vấn đáp - HĐ chung cả lớp: ? Bắc Mĩ gồm những quốc gia nào? ? Đặc điểm địa hình BM như thế nào? ? Cho biet đặc điểm của hệ thống Cooc-đi-e? ?Kể tên các vành đai khí hậu ở BM? 3. Luyện tập: - Ca- na- đa, HoaKì, Mê- hi –cô. - Trải dài theo chiều kinh tuyến. - Nhiều dẫy núi chạy song song, có các cao nguyên –sơn nguyên xen kẽ. - A-pa-lát, phía đông. - Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Hoạt động 4. Vận dụng: - Liên hệ với địa hình và khí hậu Việt Nam. Hoạt động 5. Tìm tòi - mở rộng: - Tìm hiểu về thiên nhiên Bắc Mĩ. - HS học bài và trả lời câu hỏi sgk V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Tìm hiểu bài mới “ Dân cư Bắc Mĩ” + Tìm hiểu địa hình và khí hậu ảnh hưởng tới phân bố dân cư ở Bắc Mĩ như thế nào? + Đặc điểm quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ? ........................................................................................ Ngày dạy: /01/2020 Tiết 40 - Bài 37: DÂN CƯ BẮC MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ. - Hiểu rõ tầm quan trọng của quá trình đô thị hoá. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, xác định sự phân bố dân cư. 3. Thái độ: Tinh thần đoàn kết cộng đồng. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ. b. Năng lực đặc thù: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: PT: SGK, SGV, Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ. Ảnh về đô thị của Bắc Mĩ. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, phân tích, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm đặc điểm địa hình - khí hậu Bắc Mĩ? Giải thích vì sao khí hậu có sự phân hóa? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV cho HS quan sát tranh 1 số chủng tộc trên thế giới, thi đoán xem họ thuộc những chủng tộc nào: giới thiệu bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: HĐ CỦA GV và HS ND CẦN ĐẠT * HĐ1: Sự phân bố dân cư: - PP: Trực quan, vấn đáp, phân tích - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận - Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ - HĐ cá nhân: Đọc SGK ? Cho biết số dân và mật độ dân số ở Bắc Mĩ năm 2001? Nhận xét? - HĐ chung cả lớp: 1. Sự phân bố dân cư: - Số dân: 415,1 triệu người - Mật độ dân sô thấp: 20 người/km2. - HS quan sát lược đồ phân bố dân cư - HĐ nhóm( 5p) - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: ? Trình bày sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ? Giải thích về sự phân bố đó? - HS thaỏ luận, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác - HĐ chung cả lớp: - HS quan sát lược đồ H 37.1,xác định những vùng đông dân, thưa dân ở Bắc. - HS xác định ? Qua đó, em có nhận xét về sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ? ? Cho biết những thay đổi của sự phân bố dân cư hiện nay ở Bắc Mĩ ? Giải thích vì sao có sự thay đổi đó? - HS. Do sự biến động về kinh tế... * HĐ2. Đặc điểm đô thị: - PP: Trực quan, vấn đáp, phân tích - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận Mật độ (người/km2) Vùng phân bố Nguyên nhân Dưới 1 Bán đảo A- la-xca. Bắc Ca-na -đa - Khí hậu lạnh, địa hình... Từ 1 đến 10 Cooc- đi-e Miền núi cao Từ 11 đến 50 Ven TBD Khô nóng Từ 51 đến 100 Đông Hoa Kì ĐK tự nhiên thuận lợi, CN pt. Trên 100 Phía Nam hồ lớn, vùng duyên hải Đông Bắc HK. CN phát triển -> Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đều, có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông. - Hiện nay một bộ phận dân cư đang di chuyển từ vùng công nghiệp truyền thống tới các vùng công nghiệp mới. 2. Đặc điểm đô thị: - Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ - HĐ chung cả lớp: ? Nêu tỉ lệ dân đô thị? Phân bố đô thị? - Trao đổi cặp đôi: - HS quan sát lược đồ phân bố dân cư Bắc Mĩ kết hợp đọc H37.1sgk/ tr116 ? Kể tên và xác định các đô thị ở Bắc Mĩ theo qui mô từ lớn đến nhỏ: Đô thị trên 10 triệu dân; 5- 10 triệu dân; Đô thị từ 3- 5 triệu dân? - HĐ chung cả lớp: ? Nhận xét và về sự phân bố các đô thị ở Bắc Mĩ? - HS quan sát ảnh 37.2sgk/tr 117, mô tả và nhận xét. ? Những năm gần đây xuất hiện các thành phố mới ở khu vực nào? Vì sao? ? Sự xuật hiện của các ngành công nghiệp hiện đại ở miền nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế-> sự chuyển dịch cơ cấu dân cư( ở Hoa Kì) sang vùng Vành đai Mặt Trời....-> ý nghĩa? - Yêu cầu 1 HS lên xác định dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa- sinh-tơn và từ Si-ca-gô đến Môn- trê-an. - GV khái quát - Tỉ lệ thị dân cao: 76% dân số. - Hơn 3/4 dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị. - Phần lớn các thành phố nằm ở phía nam Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương. - Vào sâu lục địa các thành phố càng nhỏ và thưa thớt. -> Đô thị phân bố không đồng đều. - Sự xuất hiện các thành phố mới ở miền nam và ven Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư Hoa Kì. * Ghi nhớ Hoạt động 3. Luyện tập: - HĐ chung cả lớp: GV nêu một số câu hỏi (HS gấp sách lại rổi trả lời) Câu 1: DS Bắc Mĩ năm 2001 là bao nhiêu? Câu 2: Tại sao dân cư BM phân bố ko đồng đều? 3. Luyện tập - 419,5 triệu người. - Do sự phân bố tự nhiên. Câu 3: Nơi nào ở Bắc Mĩ có dân cư thưa thớt nhất? Câu 4: Nơi nào ở Bắc Mĩ có dân cư đông nhất? Câu 5: Số dân thành thị chiếm bao nhiêu? - Bán đảo A-la-xca. Bắc Ca-na –đa. - Đông Bắc HK, phía Nam hồ lớn. - 76 % Hoạt động 4. Vận dụng: - Liện hệ với đô thị ở Việt Nam. Nêu một số đô thị lớn Hoạt động 5. Tìm tòi- mở rộng: - Tìm hiểu tư liệu về đô thị ở Bắc Mĩ. - Học bài, làm bài tập 1/tr 118 SGK vào vở. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Tìm hiểu bài mới “Kinh tế Bắc Mĩ” + Ôn lại đặc điểm TN Bắc Mĩ có thuận lợi gì cho sự phát triển nông nghiệp ? + Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các hình thức canh tác nông nghiệp ở Bắc Mĩ. ....................................................................................... Ngày dạy: /01/2020 Tiết 41 - Bài 38: KINH TẾ BẮC MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ nền nông nghiệp Bắc Mĩ có các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại, đạt trình độ cao, hiệu quả lớn. - Biết được những khó khăn về thiên tai. Việc sử dụng nhiều hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ nông nghiệp, kĩ năng phân tích các hình ảnh về mối quan hệ giữa nông nghiệp và môi trường ở Bắc Mĩ. 3. Thái độ: - Tích cực học tập. - Có ý thức bảo vệ môi trường. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ. b. Năng lực đặc thù: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: PT: SGK, SGV, Lược đồ kinh tế Bắc Mĩ. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, phân tích, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm đặc điểm địa hình - khí hậu Bắc Mĩ? Giải thích vì sao khí hậu có sự phân hóa? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV cho HS quan sát tranh 1 số chủng tộc trên thế giới, thi đoán xem họ thuộc những chủng tộc nào: giới thiệu bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ - Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm , tự chủ , tự tin 5. GDBVMT: Mục 1 II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - PT: SGK, SGV, 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, phân tích, luyện tập thực hành,hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Hoạt đông : Khởi động *Ổn định tổ chức: * Kiểm tra: - Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ? Giải thích vì sao? * Khởi động: ? HS quan sát một số hình ảnh về các hoạt động sản xuất ở Châu Mĩ . Nhận xét, giới thiệu bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_37_den_41_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf
Giáo án liên quan