Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 46 đến 49 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Trung và Nam Mĩ.

 - Hiểu được vấn đề khai thác vùng Amadôn và những vấn đề môi trường cần quan tâm.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích lược đồ để rút ra những mặt kiến thức về sự phân bố các ngành công nghiệp.

3. Thái độ.

 - HS có ý thức, nghiêm túc học bài.

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí.

II. CHUẨN BỊ

 GV: Lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mỹ (Phóng to).

 HS: Học bài và nghiên cứu trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Cá nhân, vấn đáp, nhóm

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút - Đề và hướng dẫn chấm ở phần phụ lục).

3. Bài mới

HĐ 1: khởi động: Bài trước các em đã tìm hiểu được nền nông nghiệp của Trung và Nam Mỹ, tiếp theo hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu đặc điểm của nền công nghiệp, việc khai thác rừng Amadôn và sự cố gắng thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào nước ngoài của các nước Trung và Nam Mỹ trong việc thành lập khối kinh tế Méc-cô-xua.

 

docx10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 46 đến 49 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/5/2020 Ngày giảng: 7A5: ....../5; 7A6: ...../5; 7A7:......./5 Tiết 46 - Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Trung và Nam Mĩ. - Hiểu được vấn đề khai thác vùng Amadôn và những vấn đề môi trường cần quan tâm. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích lược đồ để rút ra những mặt kiến thức về sự phân bố các ngành công nghiệp. 3. Thái độ. - HS có ý thức, nghiêm túc học bài. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ GV: Lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mỹ (Phóng to). HS: Học bài và nghiên cứu trước bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, vấn đáp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút - Đề và hướng dẫn chấm ở phần phụ lục). 3. Bài mới HĐ 1: khởi động: Bài trước các em đã tìm hiểu được nền nông nghiệp của Trung và Nam Mỹ, tiếp theo hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu đặc điểm của nền công nghiệp, việc khai thác rừng Amadôn và sự cố gắng thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào nước ngoài của các nước Trung và Nam Mỹ trong việc thành lập khối kinh tế Méc-cô-xua. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung HĐ 2: (Cá nhân/nhóm - 17’) ? Dựa vào H45.1 SGK cho biết các ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung Và Nam Mĩ. ? Dựa vào H45.1 SGK trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu của khu vực Trung và Nam Mỹ. - HS: Phân bố công nghiệp không đều. Thảo luận nhóm(5P): N1: ?Những nước nào trong khu vực phát triển công nghiệp tương đối toàn diện. - HS:+ Các nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất khu vực. + Công nghiệp phát triển tương đối toàn diện là Braxin, Achentia, Chilê và Vênêxuêla. ? Kể tên các nghành cộng nghiệp. N2: ?Các nước khu vực Anđét và eo đất Trung Mỹ phát triển mạnh ngành công nghiệp nào? Tại sao ngành đó được chú trọng phát triển. - HS: Các nước khu vực Anđét và eo đất Trung Mỹ: phát triển công nghiệp khai khoáng phụ vụ xuất khẩu. N3 ?Các nước trong vùng biển Caribê phát triển những ngành công nghiệp nào? Thiên nhiên và ưu thế gì cho những ngành công nghiệp đó phát triển. - HS: Các nước trong vùng Caribê phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản. - HS báo cáo kết quả GV chuẩn kiến thức. + Dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản sẵn có. Khai thác xuất khẩu thô. Sản phẩm quan trọng là dầu mò, quặng kim loại màu... + Các nước vùng Caribê đều nằm trong vành đai nhiệt đới và xích đạo có điều kiện phát triển nông nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp và cây ăn quả... - GV (mở rộng): Từ thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II, Hoa Kỳ biến khu vực này thành một thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung cấp nguyên liệu giá rẻ. Điều đó để lại hậu quả nặng nề cho các nước Trung và Nam Mỹ: Tài nguyên bị tiêu hao nhanh, kinh tế trì trệ, nợ nước ngoài chồng chất, hàng năm phải dành 1/3 tổng giá trị xuất khẩu để trả lãi. HĐ2: (Cá nhân – 10’) ? Bằng hiểu biết của mình cho biết giá trị và tiềm năng to lớn của rừng Amadôn. - HS + Nguồn dự trữ sinh vật quý giá + Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu. + Vùng đất rừng có nhiều tài nguyên khoáng sản. + Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. - GV (chú ý HS): + Rừng Amadôn tạo ra rất nhiều ôxy nhưng sự phân huỷ của lá cây, thân cây cũng tạo ra lượng khí CO2 nhiều không kém. Rừng Amadôn vì thế hấp thụ hầu như toàn bộ ôxy do nó sinh ra... + Rừng Amadôn chiếm 42% diện tích nước Braxin (3,5 triệu km2), rừng cung cấp cao su, cây cho nhựa cây cọ, đay đem lại nguồn lợi gấp 2 lần so với chăn nuôi. ? Rừng Amadôn được khai thác bắt đầu từ khi nào. - HS: Các bộ lạc người Anh-điêng sinh sống trong rừng săn bắn, hái lượm, sống phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên, không ảnh hưởng đến tự nhiên. ? Ngày nay rừng Amadôn được khai thác như thế nào. - HS: Từ những năm 1970 chính phủ Braxin đã cho làm: + Một con đường xuyên qua khu rừng Amadôn tạo điều kiện khai thác rừng. + Xây dựng nhiều đập thuỷ điện trên các sông nhánh của Amadôn. HĐ3: (Cá nhân – 3’) - GV giới thiệu một vài nét về khối thị trường Méc-cô-xua. 2. Công nghiệp: - Braxin, Achentia, Chilê vàVênêxuêla là những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất khu vực. Các ngành CN chủ yếu là: cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất... - Các nước khu vực Anđét và eo đất Trung Mỹ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai khoáng. - Các nước trong vùng biển Caribê phát triển những ngành công nghiệp sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm. 3. Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn: * Giá trị và tiềm năng to lớn của rừng A-ma-dôn. + Nguồn dự trữ sinh vật quý giá + Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu. + Vùng đất rừng có nhiều tài nguyên khoáng sản. + Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. - Khai thác rừng A-ma-dôn góp phần phát triển kinh tế nhưng cũng làm cho môi trường rừng A-ma-dôn bị hủy hoại dần dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu. 4. Khối kinh tế Méc-cô-xua: * HS về nhà tìm hiểu thêm. HĐ 3: Luyện tập ? Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ. Xác định trên lược đồ. HĐ 4: Vận dụng: - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức về vấn đề bảo vệ rừng Amadôn, rừng ở địa phương đang sống. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Gv yêu cầu hs về nhà trả lời câu hỏi sau: Việc khai thác rừng Amazôn lấy gỗ, đất canh tác, xây dựng đường giao thông đến các vùng mỏ và đô thị mới có tác dụng gì? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học bài và hoàn thiện mục 4. - Xem trước yêu cầu của bài thực hành. VI. PHỤ LỤC. Kiểm tra 15 phút 1. Đề bài ? So sánh hai hình thức sở hữu nông nghiệp chủ yếu (Đại điền trang và Tiểu điền trang) ở Trung và Nam Mĩ 2. Đáp án và hướng dẫn chấm. Tiểu điền trang Đại điền trang Điểm 1. Quy mô diện tích Dưới 5 ha Hàng nghìn ha 2,0 2. Quyền sở hữu Các hộ nông dân Các đại điền chủ (chiếm 5% dân số, chiếm 60% diện tích canh tác và đồng cỏ chăn nuôi). 2,0 3. Hình thức canh tác Cổ truyền, dụng cụ thô sơ, năng suất thấp Hiện đại, cơ giới hoá các khâu sản xuất 2,0 4. Nông sản chủ yếu Cây lương thực Cây công nghiệp, chăn nuôi 2,0 5. Mục đích sản xuất Tự cung tự cấp Xuất khẩu nông sản 2,0 Ngày soạn: 18/5/2020 Ngày giảng: 7A5: ..../5; 7A6: .../5; 7A7:...../5 Tiết 47: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa nội dung kiến thức về Châu Mĩ gồm các phần: Đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội và kinh tế của 2 bộ phận Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, so sánh. 3. Thái độ. - HS có ý thức, nghiêm túc học bài. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: năng lực tư duy. II. CHUẨN BỊ - GV: bản đồ tự nhiên Châu Mĩ, bản đồ kinh tế Châu Mĩ. - HS: Ôn tập kiến thức về châu Mĩ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, vấn đáp, 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài) 3. Bài mới: HĐ 1: khởi động: Để củng cố lại các kiến thức cơ bản về châu Mĩ chúng ta cùng nhau đi ôn tập. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: (Cá nhân – 20’) ? Nêu Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? ? Trình bày sự phân háo khí hậu Bắc Mĩ? Giải thích sự phân hóa đó. ? Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao? Hoạt động 2: (Cá nhân – 15’) ? Trình bày đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ ? Sự khác nhau của hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mĩ I. Bắc Mĩ. 1. Thiên nhiên Bắc Mĩ: *Đặc điểm: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. a. Phía tây là miền núi trẻ Coóc- đi- e cao, đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên thế giới. - Miền núi chạy dọc bờ tây của lục địa, kéo dài 9000km, cao trung bình 3000m đến 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. b. Giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng khổng lồ, cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần về phía Nam và Đông Nam. - Do địa hình lòng máng, không khí lạnh ở phía Bắc và không khí nóng ở phía Nam dễ xâm nhập và sâu trong nội địa. - Có nhiều hồ lớn ở phía Bắc và sông dài như Mi-xu-ri – Mit-xi-xi-pi. c. Phía đông là miền núi già Apalát và sơn nguyên. 2. Sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ: a. Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc - Nam - Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB. b. Sự phân hoá theo chiều Tây - Đông: + Nguyên nhân: Hệ thống Coócđie phía tây như bức tường thành ngăn chặn gió tây ôn đới từ Thái Bình Dương thổi vào nội địa, có vai trò như hàng rào khí hậu giữ miền ven biển phía tây - sườn đón gió nên có mưa nhiều, ở sườn phía đông và các cao nguyên nội địa ít mưa. c. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao. Thể hiện ở miền núi trẻ Coóc-đi-e. 3. Kinh tế Bắc Mĩ: - Có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. - Có các trung tâm khoa học hỗ trợ đặc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. - Công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. - Sử dụng nhiều máy móc, phân bón. II. Trung và Nam Mĩ - Phần lớn là người lai, có nền văn hoá Latinh độc đáo do sự kết hợp từ ba dòng văn hoá Anh-điêng, Phi và Âu. - Dân cư phân bố không đồng đều. + Chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ. + Thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa. - Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và địa hình của môi trường sinh sống. - Dân cư có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao (1,7%). Tiểu điền trang Đại điền trang Quy mô diện tích Dưới 5 ha Hàng nghìn ha Quyền sở hữu Các hộ nông dân Các đại điền chủ (chiếm 5% dân số, chiếm 60% diện tích canh tác và đồng cỏ chăn nuôi). Hình thức canh tác Cổ truyền, dụng cụ thô sơ, năng suất thấp Hiện đại, cơ giới hoá các khâu sản xuất Nông sản chủ yếu Cây lương thực Cây công nghiệp, chăn nuôi Mục đích sản xuất Tự cung tự cấp Phục vụ xuất khẩu. - GV yêu cầu hs về nhà ôn tập thêm theo nội dung tiết 50. HĐ 3: Luyện tập Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất 1. Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc khai phá rừng rậmm A-ma-dôn ở Nam Mĩ là gì? a. Là người Anh- điêng ngày càng bị đẩy lùi vào rừng rậm b. Các hộ nông dân ngày càng bị đẩy sâu vào trong rừng, nhường đất mới khai hoang cho các công ti trong nước và ngoài nước. c. Là môi trường rừng A-ma-dôn đang bị hủy hoại dần. d. Là nhiều sinh vật sống trong rừng A-ma-dôn đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. 2. Đặc điểm nổi bật của nền công nghiệp Bắc Mĩ là? a. Là nền công nghiệp phát triển đến đỉnh cao trên thế giới. b. Là nền công nghiệp phát triển nhất thế giới với các ngành truyền thống: luyện kim, chế tạo máy công cụ, hóa chất, dệt, thực phẩm tập trung quanh vùng hồ lớn. c. Là nền công nghiệp phát triển đến đỉnh cao của thế giới đang có sự chuyển dịch từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghệ cao và từ vùng Hồ Lớn ở phía bắc về “Vành đai Mặt Trời” ở phía nam. d. Là nền công nghiệp gắn với công nghệ cao như sản xuất máy móc tự động, điện tử, hàng không vũ trụ, sản xuất vật liệu tổng hợp. HĐ 4: Vận dụng: - GV yêu cầu HS lên bảng trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mĩ trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Gv yêu cầu hs về nhà trả lời câu hỏi sau: Vùng Công nghiệp “Vành đai mặt trời” được ra đời trong hoàn cảnh nào và nêu các ngành Công nghiệp tiêu biểu của nó? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Ôn toàn bộ kiến thức về châu Mĩ để tiết sau kiểm tra. Ngày soạn: 19/5/2020 Ngày giảng: 7A5: ....../5; 7A6: ...../5; 7A7:......./5 Chương VIII: CHÂU NAM CỰC Tiết 49 - Bài 47: CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực Nam của Trái Đất. - Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu châu Nam cực. 2. Kỹ năng: - Đọc bản đồ địa lí các vùng đia cực 3. Thái độ: - Yêu mến môn học 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích hiện tượng tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: GV: Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực. Tranh ảnh về châu Nam cực. HS: Đọc trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp, 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Không kiểm tra 3. Bài mới: HĐ 1: khởi động: Châu Nam cực được mệnh danh là "Cực Lạnh" hay "Hoang mạc lạnh", "Cực Gió", và còn có nhiều hiện tượng Địa lí kì thú xảy ra tại đây. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu những điều này trong bài học hôm nay. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung HĐ1: (Cặp - 35’) Quan sát 47.1 ? Hãy xác định vị trí địa lí của châu Nam cực trên bản đồ? Tiếp giáp những đại dương nào? - HS báo cáo chỉ ra trên bản đồ - Trung tâm là lục địa Nam cực - Bao bọc xung quanh là phía nam của 3 đại dương lớn: ĐTD, TBD, AĐD. ? Dựa thông tin sgk/140, hãy cho biết: Châu Nam cực gồm có những bộ phận nào? Diện tích là bao nhiêu? CY: Vị trí địa lí đó có ảnh hưởng gì đến khí hậu của châu Nam cực? - GV cho hs hoạt động theo cặp dựa H47.2 (sgk/141) 1. Thảo luận điền kết quả vào phiếu học tập số 1: Đặc điểm T0 Trạm 1 Trạm 2 Cao nhất Thấp ,, Biên độ T1: - 10 T9: - 42 32 T1: - 40 T10: - 72 32 Kết luận về chế độ nhiệt T0 quanh năm thấp < -100C. Biên độ nhiệt lớn T0 quanh năm thấp <- 400C Biên độ nhiệt lớn 2. Qua kết quả phân tích 2 biểu đồ + Thông tin 2 dòng tiếp theo dưới H47.2 hãy: Giải thích tại sao Châu Nam cực lại được coi là "Cực lạnh" hay "Hoang mạc lạnh". - HS báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo - HS nhóm khác nhận xét bổ xung. - GV chuẩn kiến thức CY: Ngoài được coi là "Cực lạnh" châu Nam Cực còn có những đặc điểm tự nhiên nào khác với các châu lục mà chúng ta đã học. - T0 thấp nhất vào năm 1997: - 94,50C Dựa thông tin sgk hãy cho biết: ? Giải thích tại sao châu Nam cực lại được coi là "Cực gió"? ? Cho biết đặc điểm bề mặt địa hình châu Nam cực có gì khác so với các châu lục đã học? ? Nếu lớp băng ở châu Nam cực tan ra thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự sống trên Trái Đất? ? Kể tên các loài động, thực vật điển hình của châu Nam cực? ? Tại sao châu Nam cực là hoang mạc lạnh nhưng ở ven bờ lục địa và các đảo ven bờ động thực vật lại khá phong phú. ? Châu Nam cực có những khoáng sản gì? - HS đại diện các nhóm trình bày. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chuẩn kiến thức. HĐ2: (Cá nhân - 5’) GV giới thiệu vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực I. Khí hậu: 1. Vị trí: - Gồm : + Phần lục địa Nam cực + Các đảo ven bờ lục địa. - S : 14,1 triệu km2 - Có các đại dương bao quanh 2. Khí hậu: - Là châu lục lạnh nhất thế giới: + T0 quanh năm luôn < - 100C. + Quanh năm băng tuyết bao phủ =>"Cực lạnh" * Các đặc điểm tự nhiên khác: - Gió: Thổi rất mạnh, với vận tốc > 60 km/h. Là nơi nhiều gió bão nhất thế giới => "Cực gió" - Địa hình: Là 1 cao nguyên băng khổng lồ, với độ cao TB > 3000m. Các khiên băng luôn di chuyển => Khối núi băng trôi. - Sinh vật: + Thực vật không có + Động vật: Khá phong phú (chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, các loại tôm cá.. - Khoáng sản: Nhiều loại (than, sắt, đồng, chì, vàng, dầu mỏ, khí đốt.) II. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cực. HĐ 3: Luyện tập - Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của châu Nam cực? HĐ 4: Vận dụng: Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết Tại sao châu Nam cực là 1 hoang mạc lạnh mà vùng ven biển và trên các đảo lại có nhiều chim và động vật sinh sống? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV hướng dẫn hs về nhà thực hiện nội dung sau: Dựa vào mục 2 Hãy tóm tắt vài nét về lcịh sử khám phá nghiên cứu Châu Nam Cực? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Làm bài tập bản đồ thực hành bài 47. Đọc trước bài 48: Châu Đại dương.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_46_den_49_nam_hoc_2019_2020_truong.docx