I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về cơ sở ăn uống hợp lý, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, các phương pháp chế biến thực phẩm.
- Nắm vững những kiến thức và kỹ năng về tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình để phục vụ cho nhu cầu sức khỏe con người, góp phần nâng cao hiệu quả lao động.
2. Kĩ năng :
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống.
- Thực hiện được những bữa ăn hợp lí, giữ vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Xây dựng được thực đơn cho bữa ăn thường ngày hoặc bữa ăn liên hoan trong gia đình.
3. Thái độ :
- Có ý thức tự giác tham gia tích cực vận dụng kiến thức đã học vào xây dựng bài.
- Thông qua tiết ôn tập rèn luyện tính siêng năng, nhanh nhẹn, biết vận dụng kiến thức bằng phương pháp khoa học .
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.
- Năng lực đặc thù: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Câu hỏi ôn tập và đề cương ôn tập.
2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập như hướng dẫn ở tiết trước.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 50: Ôn tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 26/05/2020 – 6A3, 30/05/2020 - 6A4
Tiết 50: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về cơ sở ăn uống hợp lý, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, các phương pháp chế biến thực phẩm.
- Nắm vững những kiến thức và kỹ năng về tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình để phục vụ cho nhu cầu sức khỏe con người, góp phần nâng cao hiệu quả lao động.
2. Kĩ năng :
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống.
- Thực hiện được những bữa ăn hợp lí, giữ vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Xây dựng được thực đơn cho bữa ăn thường ngày hoặc bữa ăn liên hoan trong gia đình.
3. Thái độ :
- Có ý thức tự giác tham gia tích cực vận dụng kiến thức đã học vào xây dựng bài.
- Thông qua tiết ôn tập rèn luyện tính siêng năng, nhanh nhẹn, biết vận dụng kiến thức bằng phương pháp khoa học .
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.
- Năng lực đặc thù: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Câu hỏi ôn tập và đề cương ôn tập.
2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập như hướng dẫn ở tiết trước.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; KT trò chơi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
Hạt động 1: Khởi động: GV tổ chức trò chơi “ Nhìn tranh nhớ bài”:
+ GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát sau đó nêu tên các bài đã được học. HS khác nhận xét, GV nhận xét, chốt.
Hoạt động 2: Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- PP: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; KT mảnh ghép; KT trò chơi.
- NL: NL tự học; NL hợp tác; NL khái quát hóa; NL phân tích, NL tổng hợp thông tin
- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận khoảng 15 phút .
- HS cá nhân và nhóm đều ghi lại ý kiến riêng và ý kiến tập thể ra giấy để phát biểu trước lớp
- GV chiếu câu hỏi.
- HS thảo luận trình bày và bổ sung
Nhóm 1,2
CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ
- Tại sao phải ăn uống hợp lí? Ăn uống hợp lí dựa trên cơ sở nào? Nêu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Nhóm 3,4
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm? Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào? Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
Nhóm 5,6
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
- Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn? Làm thế nào để bảo quản CDD đạt hiệu quả tốt? Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm?
- Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn?
- Làm thế nào để bảo quản chất dinh dưỡng đạt hiệu quả?
- Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến các chất dinh dưỡng?
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
I. Các nhóm thảo luận theo nội dung phân công
Nhóm 1,2
- Phải ăn uống hợp lí để cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
- Dựa trên cơ sở phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
- Nhu cầu chất dinh dưỡng: Chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin.
Nhóm 3,4
- Vì thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, tạo cho con người sức khỏe để tăng trưởng và làm việc.
- Cần lưu ý chống nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
- Các biện pháp tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:
+ Chọn thực phẩm tươi ngon
+ Sử dụng nước sạch khi chế biến
+ Làm chín thực phẩm
+ Rửa sạch dụng cụ ăn uống
+ Cất giữ thực phẩm an toàn, cách xa chất độc hại. Bảo quản thực phẩm chu đáo
+ Rửa sạch thực phẩm: rau, quả ăn sống phải gọt vỏ
+ Không dùng thực phẩm có chất độc: cá nóc, mầm khoai tây,nấm độc
+ Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng
Chú ý:Khi có dấu hiệu ngộ độc tùy theo mức độ mà xử lí kịp thời
Nhóm 5,6
- Để chất dinh dưỡng không bị mất đi khi chế biến
- Phải đảm bảo chất dinh dưỡng trong khi chuẩn bị chế biến, khi chế biến để thực phẩm không bị mất các loại sinh tố, nhất là các sinh tố dễ tan trong nước, cần chú ý:
- Không ngâm thực phẩm lâu trong nướ
- Không để thực phẩm khô héo
- Không đun nấu thực phẩm lâu
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh.
- Phải biết áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm
=> Phương pháp chế biến thực phẩm không có sử dụng nhiệt và phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.
- Để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trước khi chế biến.
- Đảm bảo giá trị dinh dưỡng của thực phẩm trong khi chế biến.
- Không ngâm thực phẩm lâu trong nước. - Không để thực phẩm khô héo.
- Không đun nấu thực phẩm lâu.
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh.
- Biết áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản.
->Làm cho các chất dinh dưỡng dễ bị thoái hóa, biến chất hoặc bị tiêu hủy.
Hoạt động 3: Vận dụng
- GV tổ chức trò chơi ai nhanh, ai nhanh bằng cách GV chia lớp làm 6 nhóm sau đó GV đưa ra các câu hỏi có nhiều lựa chọn yêu cầu trong thời gian ngắn nhất đội nào trả lời được nhiều câu đúng nhất đội đó sẽ chiến thắng. Phần thưởng cho đội chiến thắng sẽ là một phần quà bí mật.
Câu 1: Thức ăn cung cấp cho cơ thể các chất.
A. Chất đạm, béo, đường bột.
B. Chất đạm, béo, đường bột, sinh tố, xơ.
C. Chất đạm, béo, khoáng, sinh tố, đường bột, xơ, nước.
D. Chất đạm, béo, vitamin, khoáng, xơ.
Câu 2: Tại sao phải ăn uống hợp lí.
A. Cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể và năng lượng để hoạt động.
B. Cung cấp chất dinh dương cơ thể phát triển.
C. Cung cấp năng lượng làm việc.
D. Để no.
Câu 3: Ăn uống hợp lí dựa trên cơ sở.
A. Đủ món. B. Đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
C. Ăn no là được. D. Ăn thật nhiều, chất đạm.
Câu 4: Để luôn đảm bảo thành phần chất dinh dưỡng trong các bữa ăn ta nên.
A. Thay thế thức ăn khác nhóm với nhau.
B. Không nên thay thế.
C. Giữ nguyên thức ăn đó.
D. Thay thế thức ăn lẫn nhau trong cùng một nhóm ( 100g thịt thay bằng 100g cá hay 120g trứng).
Câu 5: Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của cơ thể.
A. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng theo một tỉ lệ hợp lí.
B. Bổ sung các chất dinh dưỡng nhiều để hoạt động.
C. Bổ sung thật ít các chất dinh dưỡng để không bị béo.
D. Bổ sung nhiều nước và chất xơ.
- Gọi 1-> 2 học sinh nhắc lại trọng tâm của từng bài.
- GV nhận xét ý thức, thái độ, tinh thần học tập của HS kết quả tiết ôn tập.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
- Hãy tìm hiểu thêm trên tivi, sách báo hay trên internet để thấy được tầm quan trọng của thực phẩm đối với cơ thể con người, tác hại của việc ăn uống không điều độ. Những thực đơn giúp cơ thể con người khỏe hơn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học ôn kĩ bài và xem thêm những nội dung chưa được ôn ở trên lớp.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh tránh ôn tủ, mà phải học hết các kiến thức đã ôn tập để giờ sau làm bài kiểm tra 1 tiết được tốt.
.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_50_on_tap_nam_hoc_2019_2020_tru.docx