Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 29+30 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết được quy trình cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết

và quy trình cắm hoa.

2. Kĩ năng: - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào việc cắm hoa

trang trí, làm đẹp nhà ở, cho phòng học của mình.

3. Thái độ: - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí.

- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.

4. Định hướng năng lực:

a- Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo.

b- Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên

- Đọc SGK và tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học.

- Chuẩn bị một số mẫu vật về dụng cụ cắm hoa: Dao, kéo, mút xốp, bàn

chông, một số loại bình cắm, vật liệu hoa, lá, cành.

- Tranh ảnh về cắm hoa nghệ thuật.

- Hình vẽ 2.23 SGK phóng to.

2. Học sinh

- Đọc trước bài 13 SGK

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan; Dạy học nhóm

2. Kĩ thuật

- Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm. Kĩ thuật công não.

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 29+30 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/11/2019 Ngày giảng: 13/11 (6A2, 6A3) Tiết 29 - Bài 13 CẮM HOA TRANG TRÍ (T.2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được quy trình cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết và quy trình cắm hoa. 2. Kĩ năng: - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí, làm đẹp nhà ở, cho phòng học của mình. 3. Thái độ: - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. - Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình. 4. Định hướng năng lực: a- Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b- Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - Đọc SGK và tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học. - Chuẩn bị một số mẫu vật về dụng cụ cắm hoa: Dao, kéo, mút xốp, bàn chông, một số loại bình cắm, vật liệu hoa, lá, cành. - Tranh ảnh về cắm hoa nghệ thuật. - Hình vẽ 2.23 SGK phóng to. 2. Học sinh - Đọc trước bài 13 SGK III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan; Dạy học nhóm 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm. Kĩ thuật công não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ + Hãy kể tên những vật liệu và dụng cụ cắm hoa thông dụng + Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa ? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: Để làm đẹp cho nơi ở, hoa có rất nhiều ở quanh ta, chỉ cần ít chút thời gian cùng với sự sáng tạo, khéo léo chúng ta có thể thực hiện được một bình hoa dơn giản nhưng đẹp, để trang trí cho ngôi nhà của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 13 - tiết 29 HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1. Tìm hiểu quy trình cắm hoa: ? Muốn cắm một bình hoa cần chuẩn bị vật liệu và dụng cụ gì? HS: Dao, kéo, bình, hoa, lá, cành GV : Lưu ý đã có hoa ta chọn bình phù hợp, đã có bình ta chọn hoa phù hợp. ? Nêu cách bảo quản và giữ hoa cho tươi lâu trước khi cắm? . HS: Trả lời. GV: Bổ xung, nhận xét. GV: Giới thiệu cách bảo quản và giữ hoa tươi lâu ở giai đoạn trước khi cắm. GV: Khi cắm một bình hoa đẹp cần tuân theo quy trình, việc thực hiện sẽ nhanh chóng và hiệu quả. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK ? Nêu quy trình cắm một bình hoa? HS: Đọc thông tin SGK, trả lời. GV: Chốt lại quy trình cắm hoa và tiến hành thao tác cắm một bình hoa theo quy trình, sau mỗi thao tác đều dừng lại để khắc sâu lí thuyết. HS: Quan sát, theo dõi. GV: Trong quá trình thao tác cần chú ý HS một số thao tác kĩ thuật như: - Cắt tỉa cành tránh dập nát. - Cách bảo quản hoa để hoa tươi lâu ở giai đoạn trong và sau khi cắm. + Cắt dưới nước: Nhúng phần gốc của hoa vào trong nước cắt ở trong nước nhiều lần đến độ dài cần sử dụng tạo sức ép cho nước hút lên để hoa tươi lâu. - Xử lí nước: Nhúng vết cắt cuối cùng của hoa vào nước nóng 1- 2 phút sau đó nhúng vào nước lạnh, sự thay đổi nhiệt độ làm tăng khả năng hấp thụ nước của hoa. - Đốt cháy phần gốc trước khi cắm sau đó nhúng vào nước lạnh. - Phương pháp hóa học: Trước khi cắm cắt phần cuối thân nhúng ngay vào cốc nước dấm( muối) hoặc phèn và thả vào bình 1-2 viên vitamin C, B1, 1/2 viên Aspirin. III. Quy trình cắm hoa. 1. Chuẩn bị - Dụng cụ: Dao, kéo, bàn chông, mút xốp, bình. - Vật liệu: Hoa, lá, cành. * Cách bảo quản giữ hoa tươi lâu. - Cắt hoa vào buổi sáng sớm. - Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống. - Cho vào xô nước sạch ngập nửa thân cành. - Để nơi mát mẻ. 2. Quy trình thực hiện. - Lựa chọn hoa, lá, bình cắm phù hợp với dạng cắm và vị trí trang trí. - Cắt cành và cắm các cành chính trước. - Cắt cành phụ độ dài ngắn khác nhau cắm xen vào cành chính điểm thêm hoa, lá. - Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí. - Thay nước thường xuyên mỗi ngày. GV: Sau khi thao tác xong GV chốt lại quy trình gồm 4 bước. HS: Nghe, ghi nhớ. GV: Gọi một số HS lên thực hiện lại thao tác cắt các cành chính và cành phụ HS: Quan sát , nhận xét. HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập:. - Yêu cầu Hs hoàn thiện một số bài tập : - Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Khi cắm một bình hoa, người cắm hoa cần chú ý: + Chọn hoa và bình cắm phù hợp vềvà + Sự cân đối về.............giữa cành hoa và bình căm. + Sự phù hợp giữa bình hoa và. HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng: - Chia sẻ với mọi người trong gia đình về cách cắm hoa để có bình hoa đẹp, cách bảo quản và giữ hoa được tươi lâu. - Tận dụng những loại hoa có sẵn trong vườn nhà hoawck mọc dại để cắm những dạng hoa em thích hoặc có thể làm hoa giả bằng giấy, lụa để trang trí góc học tập hay trang trí lớp học của mình. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm hiểu thêm về nghệ thuật cắm hoa ở Việt Nam và các nước trên thế giới qua sách, báo, các chương trình dạy cắm hoa trên truyền hình, trên các trang web và qua người thân hoặc các nghệ nhân cắm hoa. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài theo vở ghi và trả lời câu hỏi 2,3 cuối bài - Đọc bài: Thực hành: cắm hoa. Chuẩn bị : Hoa, lá, cành, bình STT Nội dung Đúng Sai 1 Không nên dùng hoa giả và hoa khô để cắm hoa trang trí. S 2 Lựa chọn hoa, lá, bình cắm phù hợp với dạng cắm và vị trí trang trí Đ 3 c. Có thể sử dụng các loại quả có màu sắc và hình dáng đẹp để trang trí bình hoa. Đ 4 d. Căm thêm một số loại cành tạo nên đường nét chính cho bình hoa Đ Ngày soạn : 10/11/2019 Ngày giảng: 14/11 (6A2, 6A3) Tiết 30- Bài 14 THỰC HÀNH - CẮM HOA (T.1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được sơ đồ cắm hoa, vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một lẵng hoa dạng tỏa tròn, cuối giờ hoàn thành sản phẩm. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản một cách sáng tạo để cắm được lẵng hoa dạng toả tròn trang trí nơi ở, góc học tập của mình một cách phù hợp. 3. Thái độ: - Có thái độ yêu thích bộ môn. - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. 4. Định hướng năng lực: a- Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b- Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ. Đánh giá công nghệ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đọc SGK và tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học. - Chuẩn bị mẫu vật về dụng cụ cắm hoa: Dao, kéo, mút xốp, bàn chông, một bình cắm hoa dạng thấp, vật liệu: Cành thông nhỏ (hoặc lá măng), hoa đồng tiền. - Tranh ảnh về cắm hoa nghệ thuật dạng thẳng đứng. Hình vẽ 2.24, 2.25 SGK 2. Học sinh: - Đọc trước bài 14 SGK - Dao, kéo, mút xốp, bàn chông, bình cắm hoa dạng thấp, vật liệu: Cành thông nhỏ (hoặc lá măng), hoa đồng tiền. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Dạy học trực quan; Dạy học thực hành 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, KT làm mẫu. KT quan sát. TK tổ chức thực hành IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Nêu quy trình cắm hoa ? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: Em hãy vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về cắm hoa trang trí để trả lời các câu hỏi sau: + Ở nhà, em thường cắm hoa vào những dịp nào? + Khi cắm hoa, em thường chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu gì? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm -> Thảo luận-> Thư ký ghi chép ý kiến của nhóm-> Báo cáo kết quả làm được của nhóm. HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV và HS Nội dungUIOL Hoạt động 1. Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. GV: Nêu mục tiêu yêu cầu cần đạt của bài thực hành. HS: Nghe nắm rõ mục tiêu bài học. GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ vật liệu cắm hoa HS: Các nhóm lấy dụng cụ vật liệu ra cho GV kiểm tra. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn quy trình thực hành. GV: Treo sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng hình 2.24 cho HS quan sát và giới thiệu về sơ đồ cắm hoa dạng cơ bản. HS: Quan sát, nghe. GV: Đưa phần chuẩn bị của mình lên bảng cho HS quan sát và giới thiệu ở dạng cắm này người ta hay sử dụng những hoa có dáng vươn thẳng để cắm hoặc khi người ta muốn thể hiện sức sống ý chí vươn lên mạnh mẽ. GV: Giới thiệu hình 2.25 cho HS quan sát sau đó hướng dẫn quy trình thực hành cắm hoa dạng thẳng đứng trên bình thấp. HS: Nghe nắm rõ quy trình cần thực hành. GV: Lưu ý HS cách xác định các cành chính: Sau khi tính được cành chính thứ nhất GV lấy cành chính thứ 2 đặt song song với cành chính thứ nhất bằng 2/3 cắt bằng gốc, tương tự với cành chính thứ 3. HS: Quan sát thấy được sự chênh lệch giữa 3 cành trên 1 đường thẳng. GV: Thao tác mẫu cắm bình hoa dạng thẳng đứng trên bình thấp cho HS quan sát. HS: Quan sát I. Chuẩn bị - Dụng cụ cắm hoa: Dao, kéo, mút xốp, bàn chông, một bình cắm hoa dạng thấp. - Vật liệu: Cành thông nhỏ (hoặc lá măng) hoa đồng tiền. II. Nội dung thực hành: Cắm hoa dạng thẳng đứng. 1. Dạng cơ bản. a- Sơ đồ cắm hoa: 10- 150 00 450 750 900 900 * Quy ước về góc độ cắm: - Cành cắm thẳng đứng là cành 0o - Cành cắm ngang miệng bình về 2 phía là cành 90o Góc độ cắm 3 cành chính: - Cành chính thứ nhất nghiêng khoảng 10 – 15o hoặc thẳng đứng. - Cành chính thứ 2 thường nghiêng 45o - Cành chính thứ 3 thường nghiêng 75o về phía đối diện. - Có thể dùng hoa hoặc cành, lá làm cành chính. b- Quy trình cắm hoa: - Cành chính thứ nhất = 1,5.(D +h) nghiêng 15o về trái. Hoạt động 3. Học sinh thực hành GV: Yêu cầu một số HS thực hành theo quy trình đã hướng dẫn trên các dụng cụ và vật liệu đã chuẩn bị. HS: Thực hành theo yêu cầu của GV GV: Quan sát theo dõi uốn nắn các thao tác kĩ thuật, cần bổ xung hoặc đề xuất các giải pháp cho HS thực hiện. GV: Yêu cầu các HS lên trình bày bình hoa sau khi đã cắm. HS: Nhận xét cách cắm hoa của bạn. - Cành chính thứ 2 = 2/3 cành chính thứ nhất nghiêng 45o ngả về phía sau. - Cành chính thứ 3 = 2/3 cành chính hai nghiêng 75o về phía phải hơi chếch về phía trước. - Cắm cành phụ xen vào cành chính. III. Thực hành: HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập GV: Căn cứ vào sản phẩm của HS, dựa vào mục tiêu bài học để rút kinh nghiệm chung về thao tác kĩ thuật, cách cắt các cành chính, góc độ cắm các cành. GV: Nhận xét chung giờ thực hành về: - Sự chuẩn bị của HS. - Cách thực hiện quy trình. - Thái độ thực hành. - Thu báo cáo về nhà chấm. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Tận dụng những loại hoa có sắn trong vườn nhà hoặc hoa mọc dại để cắm những dạng hoa em thích hoặc có thể làm hoa giả bằng giấy, lụa để trang trí góc học tập hay trang trí lớp học của mình. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm hiểu thêm về nghệ thuật cắm hoa của Việt Nam và các nước trên thế giới qua sách báo, các chương trình dạy học cắm hoa trên truyền hình, trên các trang web và người thân hoặc các nghệ nhân cắm hoa. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà đọc bài 14 phần IV - Xem lại các mẫu đã học tự sáng tạo các mẫu mới - Chuẩn bị hoa, cành, lá.. (hoa hồng các màu, hoa baby, lá dương xỉ, các kim) và bình, hoặc đĩa sâu lòng, lẵng hoa thấp, mút xốp.cắm dạng tự do để thực hành tiết 2 - Khuyến khích HS chuẩn bị bài thực hành riêng.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_2930_nam_hoc_2019_2020_truong_t.pdf