I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Biết được quy trình cắm hoa. Biết lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để cắm hoa
trang trí
- Hiểu và vận dụng nguyên tắc, quy trình cắm hoa trang trí
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để cắm hoa trang trí theo chủ đề.
- Những học sinh khá giỏi vận dụng chọn các dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang
trí và phối hợp với cây cảnh, đồ vật trang trí nhà ở.
3. Thái độ:
- Có ý thức tham gia công việc gia đình, giữ gìn trang trí nhà ở sạch đẹp tuỳ theo
điều kiện của gia đình.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng
lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực thực hành, năng lực giao tiếp, năng lực
thẩm mĩ.
- Phẩm chất:Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
SGK, SBT, tài liệu tham khảo, soạn giáo án
- Sưu tầm tài liệu tham khảo về cắm hoa trang trí ở các vị trí khác nhau trong nhà .
- Bộ dụng cụ cắm hoa, tranh mẫu về cắm hoa
2. Học sinh:
Vở ghi, SGK, VBT, đọc trước nội dung bài 13.Sưu tầm tranh ảnh về cắm hoa
trang trí.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
Dạy học theo nhómnêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận
nhóm; KT hợp tác
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 28+30 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 6A1: 18/11; 6A3: 20/11; 6A2: 21/11/2019
Tiết 29 - Bài 13
CẮM HOA TRANG TRÍ (Tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Biết được quy trình cắm hoa. Biết lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để cắm hoa
trang trí
- Hiểu và vận dụng nguyên tắc, quy trình cắm hoa trang trí
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để cắm hoa trang trí theo chủ đề.
- Những học sinh khá giỏi vận dụng chọn các dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang
trí và phối hợp với cây cảnh, đồ vật trang trí nhà ở.
3. Thái độ:
- Có ý thức tham gia công việc gia đình, giữ gìn trang trí nhà ở sạch đẹp tuỳ theo
điều kiện của gia đình.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng
lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực thực hành, năng lực giao tiếp, năng lực
thẩm mĩ.
- Phẩm chất:Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
SGK, SBT, tài liệu tham khảo, soạn giáo án
- Sưu tầm tài liệu tham khảo về cắm hoa trang trí ở các vị trí khác nhau trong nhà .
- Bộ dụng cụ cắm hoa, tranh mẫu về cắm hoa
2. Học sinh:
Vở ghi, SGK, VBT, đọc trước nội dung bài 13.Sưu tầm tranh ảnh về cắm hoa
trang trí.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
Dạy học theo nhómnêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận
nhóm; KT hợp tác
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bày nguyên tắc cơ bản cắm hoa?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Em đã từng cắm hoa hoặc quan sát người khác cắm hoa chưa? Công việc
cắm hoa được thực hiện theo các bước như thế nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Tìm hiểu: Quy trình cắm hoa.
III. Quy trình cắm hoa.
1. Chuẩn bị
HĐ cá nhân, hoạt động nhóm.
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK,
HĐN trả lời các câu hỏi sau:
1. Để cắm được bình hoa đẹp thì ta cần
chuẩn bị những gì?
2. Nêu quy trình cắm hoa cơ bản?
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ
- GV theo dõi
- Dự kiến trả lời:
1. * Bình hoa: Có thể là bình cao, bình thấp,
vỏ chai, vỏ lon bia, giỏ, lẵng, ống tre, đĩa
* Bàn chông, mút xốp giữ nước, dao, kéo và
cuối cùng là hoa.
*Hoa:
- Cắt hoa vào buối sáng, hoặc mua hoa còn
tươi.
- Tỉa bớt lá vàng, sâu, cắt vát cuống hoa cách
dấu cắt cũ 0,5cm.
- Cho hoa vào xô nước, ngập đến nửa thân
cành hoa.
- Để xô nước trong bóng mát.
2. Tìm hiểu: Quy trình thực hiện
- Lựa chọn hoa lá, bình cắm, dạng cắm hoa
phù hợp, hài hoà.
- Cắt cành và cắm các cành chính.
- Cắt cành phụ xen vào cành chính – Điểm
thêm hoa lá.
- Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí.
*Báo cáo kết quả:
- Đại diện nhóm trình bày
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: chốt kiến thức, ghi bảng.
- GV mở rộng: Đã có hoa cần chọn bình cắm
phù hợp ngược lại đã có bình cắm thì phải
chú ý chọn hoa cho phù hợp theo nguyên tắc
cắm hoa cơ bản.
GV: hướng dẫn hs quy trình cắm hoa:
- Khi cắm 1 bình hoa để trang trí cần tuân
theo qui trình sẽ thực hiện nhanh chóng và
đạt hiệu quả.
-Thao tác mẫu 1bình hoa, theo sau mỗi thao
tác đều dừng để nhắc lí thuyết.
HS: quan sát, lắng nghe.
GV hỏi thêm:
- Bình cắm hoa.
- Dụng cụ cắm: bàn chông, mút
xốp, dao kéo
- Hoa.
2. Quy trình thực hiện
- Lựa chọn hoa lá, bình cắm, dạng
cắm hoa phù hợp, hài hoà.
- Cắt cành và cắm các cành chính.
- Cắt cành phụ xen vào cành chính
– Điểm thêm hoa lá.
- Đặt bình hoa vào vị trí cần trang
trí.
- Để hoa tươi cắm được tươi lâu chúng ta cần
phải làm ntn?
HS: Chú ý nên cắt cành hoa trong nước,
tránh đặt bình hoa nơi có nắng chiếu vào
hoặc gió mạnh, không đặt dưới máy quạt.
+ Hằng ngày thay nước để hoa tươi lâu.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV yêu cầu :
- Hãy trình bày nguyên tắc cơ bản cắm hoa? Để cắm được 1 bình hoa đẹp cần
thực hiện theo qui trình như thế nào?
- Cần làm gì để giữ hoa tươi lâu?
- HS tiếp nhận
Hoạt động 4: Vận dụng
Bài tập: Dưới đây là nội dung các bước của quy trình cắm hoa, em hãy sắp xếp
theo đúng trình tự có thể thực hiện.
1. Đặt bình hoa vào vị trí trang trí
2. Cắt cành hoa và cắm các cành chính
3. Chọn hoa, bình cắm, dạng cắm phù hợp.
4. Cắt các cành phụ, cắm xen vào cành chính và cắm che khuất miệng bình.
- Vận dụng kiến thức về cắm hoa trang trí để áp dụng trong cuộc sống.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS
- Tìm hiểu về cách cắm hoa dạng thẳng đứng. Ghi lại những điều em tìm hiểu
được để chia sẻ với bạn bè và báo cáo trong buổi học tiếp theo.
V. HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị bài 14:” Thực hành cắm hoa”.
+ Vật liệu cắm hoa: hoa, lá, cành: cành thông nhỏ hoặc lá măng, hoa đồng tiền
hoặc loại hoa khác có độ xòe lớn.
+ Dụng cụ cắm hoa: bình cắm, mút xốp, bàn chông.Bình thấp, mút xốp hoặc bàn
chông, dao, kéo.
Ngày giảng: 6A1: 20/11; 6A2: 22/11; 6A3: 23/11/2019
Tiết 30. Bài 14
THỰC HÀNH: CẮM HOA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Thực hiện được cắm hoa dạng thẳng đứng phù hợp với không gian nơi ở hoặc
nơi học tập
2. Kĩ năng:
- Sử dụng mẫu cắm hoa dạng thẳng đứng phù hợp với vị trí trang trí đạt yêu cầu
thẩm mĩ.
3. Thái độ:
- Có tính cẩn thận, thao tác chính xác, đúng quy trình, tiết kiệm nguyên vật liệu,
giữ vệ sinh nơi thực hành.
4. Năng lực,phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng
lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực thực hành,năng lực giao tiếp,năng lực
thẩm mĩ.
- Phẩm chất:Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo, soạn giáo án
- Tranh ảnh vẽ sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng.
- Vật liệu cắm hoa: hoa, lá, cành
- Dụng cụ cắm hoa: bình cắm, mút xốp, bàn chông.
2. HS : hoa, lá, cành; dụng cụ: bình cắm, mút xốp, bàn chông.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Dạy học theo nhóm nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận
nhóm; KT làm mẫu.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày nguyên tắc cơ bản cắm hoa?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV : Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy HĐ cá nhân trả lời câu hỏi :
+ Hãy trình bày nguyên tắc cơ bản cắm hoa?
+ Khi cắm hoa cần tuân theo qui trình nào?
GV: Cho HS quan sát một số mẫu cắm hoa dạng thẳng đứng
? Nhà em thường cắm hoa vào các dịp nào? Những bình hoa cắm dạng thẳng
đứng như thế này nhà em thường đặt ở những vị trí nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Thực hiện mẫu.
I. Cắm hoa dạng thẳng đứng
Thực hiện mẫu.
GV: Treo tranh sơ đồ cắm hoa lên bảng. hướng dẫn
hs tìm hiểu về sơ đồ cắm hoa.
Các em hãy HĐN quan sát tranh và trả lời các câu
hỏi sau.
- Cành thứ nhất thường nghiêng khoảng bao nhiêu
độ?
- Cành thứ 2 nghiêng bao nhiêu độ?
- Cành thứ 3 nghiêng bao nhiêu độ về phía đối diện?
+ Dự kiến sản phẩm:
. Cành cắm thẳng đứng là cành 00.
. Cành cắm ngang miệng bình về 2 phía là cành 900.
. Góc độ cắm ở 3 cành chính ở dạng cắm thẳng
đứng trong bình cao và bình thấp.
. Cành thứ nhất thường nghiêng khoảng 100 – 150
. Cành thứ 2 nghiêng 450
. Cành thứ 3 nghiêng 750 về phía đối diện
*GV: hướng dẫn hs tìm hiểu quy trình cắm hoa.
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên:
? Nêu vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- HS: Cành thông nhỏ hoặc lá măng làm cành
chính, hoa đồng tiền làm cành phụ- Bình thấp,
mút xốp hoặc bàn chông, dao, kéo.
? Nêu quy trình cắm hoa:
HS: - Cắm cành 1 dài khoảng 1.5(D+h), nghiêng
khoảng 100 – 150
- Cắm cành 2, dài khoảng 2/3 cành 1, nghiêng 450
- Cắm cành 3, dài khoảng 2/3 cành 2, nghiêng 750
về phía đối diện
- Cắm các cành phụ có độ dài ngắn khác nhau xen
vào cạnh các cành chính, điểm thêm các cành lá nhỏ
để che miệng bình.
* GV vừa thao tác mẫu vừa nhắc lại quy trình cho
HS quan sát.
HS quan sát GV làm thao tác mẫu.
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS triển khai các bước thực hiện theo hướng dẫn
của GV.
- GV quan sát, nhắc nhở, uốn nắn hs.
- Dự kiến sản phẩm: bình hoa cắm dạng thẳng đứng.
*Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.
*Đánh giá kết quả
- HS: nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
1. Dạng cơ bản
a. Sơ đồ cắm hoa
b.Quy trình cắm hoa
II. Học sinh thực hành dạng
cơ bản.
Dạng vận dụng
- Thay đổi góc độ các cành
chính
- Bỏ bớt một hoặc hai cành
chính.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV: hướng dẫn hs tìm hiểu các dạng vận dụng. quan sát H2.26, H2.27 trả lời
câu hỏi:
- Góc độ cắm của cành chính so với dạng cơ bản?
- Vật liệu dụng cụ cắm hoa?
- Có thể thay thế bằng những hoa lá nào có ở địa phương em?
- Em hãy nêu dự kiến về sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cắm hoa theo sơ đồ h2.27
: hoa lá làm cành chính, cành phụ, bình cắm.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- GV: Các bình hoa cắm dạng thẳng đứng thường được trang trí ở những vị trí
nào?
H: Em hãy tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, qua thực tiễn về các cách cắm
hoa dạng nghiêng. Ghi chép lại những điều tìm hiểu được để tiết sau chia sẻ với thầy
cô và các bạn.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cắm hoa cho tiết thực hành sau. Hoa hồng, lá
dương xỉ.
- Bình thấp, mút xốp hoặc bàn chông, dao, kéo.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_2830_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf