Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 43+44 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giải thích được lý do vì sao cần phải chế biến thực phẩm. Trình bày được cách

chế biến một số món ăn có sử dụng nhiệt.

- Trình bày được cách chế biến một số món ăn có sử dụng nhiệt.

2. Kỹ năng:

- Có khả năng thực hiện tốt cách chế biến một số thực phẩm như: Luộc, nấu,

kho theo đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.

- Biết cách thực hiện và chế biến được một số món ăn tương đối đúng yêu cầu

kỹ thuật.

3. Thái độ: Giúp HS có hứng thú với môn học và vận dụng các kiến thức đã

học vào chế biến các món ăn tại gia đình ngon, hợp vệ sinh.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát

hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập

2. Học sinh:

- Đọc trước bài 18

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp dạy học:

Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm.

2. Kĩ thuật dạy học:

Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò

chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 43+44 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/5/2020 Ngày giảng: 6A1: 11/5/2020; 6A3: 13/5/2020; 6A2: 14/5/2020 Tiết 43. Bài 18 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giải thích được lý do vì sao cần phải chế biến thực phẩm. Trình bày được cách chế biến một số món ăn có sử dụng nhiệt. - Trình bày được cách chế biến một số món ăn có sử dụng nhiệt. 2. Kỹ năng: - Có khả năng thực hiện tốt cách chế biến một số thực phẩm như: Luộc, nấu, kho theo đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật. - Biết cách thực hiện và chế biến được một số món ăn tương đối đúng yêu cầu kỹ thuật. 3. Thái độ: Giúp HS có hứng thú với môn học và vận dụng các kiến thức đã học vào chế biến các món ăn tại gia đình ngon, hợp vệ sinh. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phiếu học tập 2. Học sinh: - Đọc trước bài 18 III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đối với các chất dinh dưỡng trong thức ăn. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Vì sao cần phải chế biến thực phẩm. Trình bày được cách chế biến một số món ăn có sử dụng nhiệt? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV&HS Nội dung II. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. ? Trộn hỗn hợp là phương pháp làm như thế nào? ? Em hãy kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến. HS: Trả lời ? Thực phẩm nào được sử dụng để trộn dầu giấm? HS: Trả lời. ? Quy trình thực hiện như thế nào? HS: Trả lời ? Khi làm cần có những yêu cầu kỹ thuật nào? HS: Trả lời. ? Trộn hỗn hợp là gì? HS trả lời ? Nêu quy trình thực hiện món trộn hỗn hợp? ? Nêu yêu cầu kỹ thuật với món trộn hỗn hợp? HS: nghiên cứu và trả lời 1. Trộn dầu giấm. - Là cách làm cho thực phẩm bớt mùi vị chính (thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng. * Quy trình thực hiện: - Sử dụng các thực phẩm thích hợp, làm sạch - Trộn thực phẩm với hôn hợp dầu ăn + giấm đường và hạt tiêu, muối - Trộn trước khi ăn khoảng 10 phút - Trình bày món ăn đẹp, sáng tạo * Yêu cầu kỹ thuật: - Rau lá giữ độ tươi, ngon, trơn, láng không nát. - Vừa ăn, hơi mặn, ngọt, béo. - Thơm mùi gia vị, không hăng. 2. Trộn hỗn hợp. - Pha trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác nhau. * Quy trình thực hiện - Thực phẩm thực vật: Làm sạch, cắt thái, ngâm muối sau đó rửa lại - Thực phẩm động vật: chế biến chín mềm, cắt thái phù hợp - Trộn chung nguyên liệu động vật + thực vật + gia vị. - trình bày món ăn * Yêu cầu kỹ thuật. - Giòn, ráo nước. - Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. - Màu sắc của thực phẩm thực vật: đẹp , hấp dẫn. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. - Em hãy xem lại các phương pháp chế biến thực phẩm của mình và ghi ra những điều cần thực hiện để đảm bảo đúng cách. - Em nên nhắc nhở người thân trong gia đình và bạn bè điều gì để cùng thực hiện chế biến thực phẩm đúng phương pháp. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng - Thực hành chế biến thức ăn bằng các phương pháp khác nhau. (Làm ở nhà) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. - Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới : Thực hành: Trộn hỗn hợp đu đủ - Yêu cầu chuẩn bị nguyên liệu: Theo nhóm, mỗi nhóm cần: + Đu đủ : 1 quả + Gia vị: Tỏi, chanh, ớt, súp, bột ngọt. + Dụng cụ, vật liệu: Dao, nạo, kéo, găng tay nilong, khay, đĩa đựng. Ngày soạn: 10/5/2020 Ngày giảng: 6A1: 12/5/2020; 6A2,3: 16/5/2020 Tiết 44. Bài 20 THỰC HÀNH: TRỘN HỖN HỢP RAU NỘM ĐU ĐỦ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giải thích và hiểu đúng quy trình thực hiện món nộm đu đủ. 2. Kĩ năng: Chuẩn bị đúng các nguyên liệu cần thiết: Lựa chọn đúng dụng cụ thực hành. Nắm vững quy trình thực hiện món này. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.Vận dụng vào việc tổ chức cho gia đình những món ăn ngon, hợp vệ sinh. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, quả đu đủ xanh, hành, giấm, đường, rau thơm. 2. Học sinh: Đọc SGK bài 20, Rau thơm, giấm, đường, quả đu đủ, nạo, khay đựng, III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Kĩ thuật trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đối với các chất dinh dưỡng trong thức ăn. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. ? Nêu quy trình thực hiện, yêu cầu kỹ thuật của món trộn nộm. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV&HS Nội dung GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về vật liệu, dụng cụ thực hành. GV: phổ biến mục tiêu, yêu cầu của giờ học thực hành, nhắc nhở HS về tinh thần thái độ trong giờ học thực hành. HS: Lắng nghe và tiếp thu. GV: phân chia nhóm thực hành và cử nhóm trưởng. GV: Hướng dẫn học sinh làm thao tác quy trình chuẩn bị sau: I. Nguyên liệu. - Dụng cụ: khay, đũa, thìa, nạo... - Nguyên liệu: 1 quả đu đủ, củ hành khô, 1 thìa súp đường, 1/2 bát giấm, 1 quả chanh, 2 thìa súp nước mắm, tỏi ớt, rau thơm, 50g lạc rang giã nhỏ. II. Quy trình thực hành. 1. Chuẩn bị: - Đu đủ: Gọt vỏ, bổ đôi quả, bỏ hạt, nạo HS: Thực hiện dưới sự giám sát của giáo viên GV: Hướng dẫn học sinh làm nước trộn. Hoạt động 3: HS tự thực hành. HS: Thực hành dưới sự giám sát của giáo viên. GV: Hướng dẫn học sinh, gọt vỏ đu đủ, bỏ hạt, rửa sạch, nạo thành sợi, bóp muối cho bớt vị hăng, .... HS: Thực hành dưới sự giám sát của giáo viên. GV: Yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm sáng tạo, màu sắc hấp dẫn, giữ được màu sắc đặc trưng của nguyên liệu. HS các nhóm thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Quan sát uốn nắn, hướng dẫn các nhóm thực hiện chưa đúng kỹ thuật. thành sợi bóp muối cho bớt mùi hăng. - Thịt luộc: Thái lát mỏng ngâm vào nước mắm pha chanh + tỏi + ớt cho ngấm gia vị . - Củ hành khô: bóc vỏ rửa sạch, thái lát mỏng ngâm vào nước giấm. - Rau thơm: Nhặt rửa sạch, cắt nhỏ. 2. Chế biến. * Làm nước trộn nộm. - Trộn chanh + tỏi + ớt + đường + giấm, khuấy đều, pha chế ngon, vừa miệng, độ chua cay, ngọt mặn hợp khẩu vị. * Trộn nộm. 3. Trình bày sản phẩm. - Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa nộm, cắt ớt, tỉa hoa trên cùng. III. Thực hành HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. Đã thực hiện ở mục III HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. Thực hiện trộn rau, củ quả khác HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng - Thực hành chế biến thức ăn bằng các phương pháp khác nhau. (Làm ở nhà) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. - Chuẩn bị bài mới : Ôn tập - Yêu cầu ôn lại những nội dung đã học trong học kì II + An toàn vệ sinh thực phẩm + Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn + Các phương pháp chế biến thực phẩm

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_4344_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf