Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 1 đến 25 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

Tiết 2 – Bài 1

CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được cơ sở để phân loại các loại vải

- Trình bày được tính chất của các loại vải thường dùng trong may mặc (vải sợi thiên

nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha)

2. Kỹ năng

- HS phân biệt được một số loại vải thường dùng trong may mặc

3. Thái độ

- Học sinh hứng thú học tập môn học

4. Định hướng năng lực

a, Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

b, Năng lực đặc thù

Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ

II. CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu SGK, phiếu học tập

- HS: Đọc SGK

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp gợi mở, thuyết trình, thảo luận nhóm, quan sát tìm tòi

2. Kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi5

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

GV: Các em mặc áo, quần để làm gì?

GV: Áo, quần được may mặc từ các loại vải, các loại vải đó có tính chất như thế nào thì

các em chưa biết, vậy chương “ May mặc trong gia đình” sẽ giúp các em biết tính chất

của các loại vải, phân biệt được các loại vải thường dùng trong may mặc. Vậy bài học

hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về vấn đề này.

pdf57 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 1 đến 25 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 10/9/2020 – 6A1; 11/9 – 6A2 Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Sau khi học song học sinh nắm được nội dung chương trình môn Công nghệ 6 - phân môn kinh tế gia đình và tìm hiểu phương pháp học tập môn học 2. Kỹ năng - Hình thành cho học sinh khả năng nghe, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi 3. Thái độ - Học sinh hứng thú học tập môn học 4. Định hướng năng lực a, Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo b, Năng lực đặc thù Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ II. CHUẨN BỊ: - GV: Nghiên cứu SGK sưu tầm tài liệu về kinh tế gia đình và kiến thức gia đình. Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. Phiếu học tập - HS: Tranh ảnh gia đình đang sinh hoạt, trang phục học sinh hoặc lao động III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: - Vấn đáp gợi mở, thuyết trình, thảo luận nhóm, quan sát tìm tòi, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật dạy học: - Hoạt động nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV: Gia đình là nền tảng của xã hội, mỗi người được sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội. Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình công nghệ 6 - Phần kinh tế gia đình sẽ giúp chúng ta hiểu rõ cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và xã hội ngày càng phát triển hơn. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hỏi: Các em hàng ngày ăn, ngủ, tắm giặt ở đâu...? HS: ở nhà GV: Nhà ở (gia đình) là bao gồm những người thân nhất của chúng ta như bố, mẹ, ông, bà, anh chị... họ là những người sinh I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình 1. Vai trß cña gia ®×nh. 2 ra và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành Hỏi: Gia đình là gì? Gia đình có vai trò như thế nào đối với các em? HS: Gia đình là tế bào của xã hội... Quan trọng, nó nuôi dưỡng, giáo dục mọi mặt Hỏi: Gia đình có vai trò gì? GV: Kết luận Hỏi: Bố, mẹ, anh, chị ... đi làm thuê, chăn nuôi, trồng trọt mục đích để làm gì? HS: Kiếm tiền, thóc, gạo GV: Kiếm tiền, thóc, gạo là tạo ra nguồn thu nhập của gia đình GV: Sau khi tạo ra nguồn thu nhập chúng ta sử dụng nó để mua bán (chi tiêu) các vật dụng cần thiết cho gia đình Hỏi: Trong gia đình mỗi người cần có trách nhiệm như thế nào? HS: Mỗi người phải làm tốt các công việc của mình góp phần tổ chức cuộc sống của mình văn minh hạnh phúc Hỏi: Kể tên các công việc phải làm trong gia đình? HS: Các công việc phải làm + Tạo ra nguồn thu nhập + Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu + Làm các công việc nội trợ trong gia đình Hỏi: Gia đình có vai trò gì? Hỏi: Gia đình có những công việc gì phải làm? HS: - Tạo ra nguồn thu nhập - Sử dụng nguồn thu nhập - Làm công việc nội trợ trong gia đình GV: Các loại công việc trên thuộc lĩnh vực kinh tế gia đình Hỏi: Kinh tế gia đình là gì GV: Chốt kiến thức - Gia đình là nền tảng của xã hội, mỗi người sinh ra lớn lên được nuôi dưỡng giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai (vật chất và tương lai) 2. Kinh tÕ gia ®×nh. - Tạo ra nguồn thu nhập - Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu - Làm các công việc nội trợ trong gia đình - Trách nhiệm của mỗi người trong gia đình: làm tốt công việc của mình để gia đình văn minh hạnh phúc - Gia đình là nơi nuôi dưỡng và chăm sóc chúng ta để chúng ta lớn lên và trở thành người có ích cho xã hội. GV: Công nghệ 6 gồm 4 chương - Chương 1: May mặc trong gia đình - Chương 2: Trang trí nhà ở - Chương 3: Nấu ăn trong gia đình - Chương 4: Thu chi trong gia đình GV: Nêu mục tiêu chương trình công nghệ II. Mục tiêu của chương trình Công nghệ 6 – Phân môn KTGĐ 3 6 - Phân môn kinh tế gia đình Hỏi: Nếu áo bị rách ở nách thì em phải làm gì? GV: Trong chương may mặc hướng dẫn cho các em một số kỹ năng cơ bản về nhận biết vải, các mũi khâu cơ bản... Hỏi: Để nhà ở sạch sẽ, gọn gàng ta làm thế nào? GV: Chương trang trí nhà ở giúp các em biết cách tạo cho ngôi nhà ngăn nắp, sạch đẹp, gọn gàng GV: Chương nấu ăn trong gia đình giúp các em biết cách nấu các món ăn cơ bản cho gia đình Hỏi: Kể tên một số món ăn mà em biết Hỏi: Ở gia đình em ai là người kiếm tiền chính trong gia đình? GV: Chương thu chi trong gia đình giúp các em xác định được các khoản thu trong gia đình và biết cách chi tiêu hợp lí Hỏi: Nêu kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình công nghệ 6 GV: Chốt kiến thức 1. Kiến thức - Biết được kiến thức về ăn uống, may mặc, trang trí và thu chi trong gia đình. - Biết khâu vá, cắm hoa trang trí, nấu ăn 2. Kỹ năng - Lựa chọn, sử dụng trang phục, bảo quản đúng kĩ thuật, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, biết ăn uống hợp lí, chi tiêu hợp lí, làm các công việc vừa sức giúp đỡ gia đình. 3. Thái độ - Chăm chỉ, say mê học tập và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống GV yêu cầu học sinh đọc mục 3(SGK/4) thảo luận nhóm 3 phút cho biết theo em để học tốt môn học kinh tế gia đình em cần có phương pháp học mới là gì? - Để chủ động hoạt động tiếp thu kiến thức các em cần phải làm gì? - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chốt III. Phương pháp học tập - Hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên - Tìm hiểu hình vẽ, câu hỏi bài tập, thảo luận tích cực 4 HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập GV: Yêu cầu hs nghiên cứu trả lời câu hỏi Câu 1: Em hãy nêu vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình? Câu 2: Kinh tế gia đình là gì? Câu 3: Sau khi học xong phân môn KTGĐ-HS cần đạt được những mục tiêu nào? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Sau khi học xong bài này em rút ra được điều gì? - Để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc bản thân em có trách nhiệm gì đối với gia đình? - Để tạo nguồn kinh tế cho gia đình em cần làm việc gì HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua tivi, internet, sách báo cho biết những người dân sống ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có nhu cầu cơ bản và thiết yếu như ( ăn, mặc, ở, đi lại và thu chi trong gia đình) như thế nào? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc bài 1- Các loại vải thường dùng trong may mặc - Chuẩn bị một số vật mẫu vải thường dùng, bát đựng nước, bật lửa Ngày giảng: 11/9/2020 – 6A1; 12/9 – 6A2 CHƯƠNG I. MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH Tiết 2 – Bài 1 CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được cơ sở để phân loại các loại vải - Trình bày được tính chất của các loại vải thường dùng trong may mặc (vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha) 2. Kỹ năng - HS phân biệt được một số loại vải thường dùng trong may mặc 3. Thái độ - Học sinh hứng thú học tập môn học 4. Định hướng năng lực a, Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo b, Năng lực đặc thù Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ II. CHUẨN BỊ - GV: Nghiên cứu SGK, phiếu học tập - HS: Đọc SGK III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp gợi mở, thuyết trình, thảo luận nhóm, quan sát tìm tòi 2. Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi 5 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV: Các em mặc áo, quần để làm gì? GV: Áo, quần được may mặc từ các loại vải, các loại vải đó có tính chất như thế nào thì các em chưa biết, vậy chương “ May mặc trong gia đình” sẽ giúp các em biết tính chất của các loại vải, phân biệt được các loại vải thường dùng trong may mặc. Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về vấn đề này. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm *Tìm hiểu vải sợi thiên nhiên Hỏi: Kể tên các loại vải thường dùng trong may mặc mà em biết? HS: Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha GV: Vải sợi thiên nhiên gồm có vải sợi bông; vải tơ tằm; vải len, dạ GV: Vải sợi thiên nhiên được làm từ thực vật như sợi bông, lanh, gai...; động vật như sợi tơ tằm từ kén tằm, sợi lên từ lông cừu, dê, vịt.. GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2 bàn (5 phút), phát mẫu vải và phiếu học tập và yêu cầu hs hoạt động theo yêu cầu và hoàn thiện phiếu số 1. Sau khi hoạt động xong các nhóm trưng bày phiếu học tập, đại diện 1 nhóm báo cáo các nhóm còn lại nghe và nhận xét. GV: Chốt kiển thức GV: Hiện nay công nghệ sử lí vải sợi thiên nhiên ít bị nhăn nhưng giá thành rất cao Hỏi: Vải sợi thiên nhiên có được sử dụng rộng rãi không? Vì sao? HS: Không vì giá thành đắt GV: Vải sợi thiên nhiên mặc thoáng, mát, độ hút ẩm cao nhưng gí thành đắt nên ít được sử dụng *Tìm hiểu tính chất vải sợi hoá học GV: Yêu cầu cả lớp đọc nội dung trong I. Tính chất của các loại vải 1.Vải sợi thiên nhiên. - Vải sợi bông: Dễ bị nhàu; tro màu trắng bóp dễ vỡ; dễ hút ẩm - Vải tơ tằm: Dễ bị nhàu, tro màu đen vón cục bóp dễ vỡ; dễ hút ẩm 2. Vải sợi hóa học 6 SGK Hỏi: Vải sợi hóa học được tạo ra từ đâu? HS: Dệt từ loại sợi do con người tạo ra từ một số chất hóa học lấy từ gỗ, tre, nứa, dầu mổ, than đá... GV: Vải sợi hóa học được chia ra 2 loại là vải tổng hợp, vải nhân tạo GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2 bàn, phát mẫu vải (vải nhân tạo, vải tổng hợp) làm theo yêu cầu điền kết quả vào phiếu học tập số 2 ( 5 phút). Đại diện nhóm báo cáo kết quả GV: Chốt kiến thức Hỏi: Vì sao người ta thích mặc áo vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon, vải polyste vào mùa hè HS: vải tơ tằm, bông mặc mát thấm mồ hôi; vải nilon, polyste mặc bí ít thấm mồ hôi *Tìm hiểu vải sợi pha GV: Vải sợi pha được tạo ra bằng cách kết hợp hai hay nhiều loại sợi vải khác nhau tạo thành sợi dệt Hỏi: Nêu tính chất của vải sợi pha ? GV: Chốt lại GV: Cho hs đọc ví dụ Hỏi: Trong 3 loại vải đã học thì người ta thường sử dụng loại vải nào trong may mặc ? Vì sao? HS: Trả lời GV: Vải sợi pha vì nó có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vải còn lại GV: Gọi 1 hs đọc phần: Có thể em chưa biết - Vải sợi nhân tạo: có độ hút ẩm cao, ít nhàu, bị cứng trong nước, tro bóp dễ tan - Vải sợi tổng hợp: Độ hút ẩm thấp, không bị nhàu, tro vón cục bóp không tan 3. Vải sợi pha - Vải sợi pha có ưu điểm của các loại sợi thành phần HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập GV: đặt câu hỏi ? Nêu tính chất vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học ? Làm thế nào để phân biệt được các mẫu vải HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng 7 Quan sát đặc điểm hình dáng bên ngoài của mọi người trong gia đình và chia sẻ ý kiến của bản thân về lựa chọn trang phục phù hợp với từng người. Lắng nghe nhận xét của mọi người trong gia đình về ý kiến của mình HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Em có phải là người thích tìm hiểu về trang phục dân tộc không? Em hãy tự mình sưu tầm các bức ảnh về trang phục của dân tộc mình và trang phục của các nước trên thế giới. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Sưu tầm một hoặc hai bức ảnh trang phục dân tộc truyền thống, sau đó hãy mô tả và ghi lại cảm nhận của em về bộ trang phục dân tộc mà em sưu tầm được để giờ sau chia sẻ với các bạn trong lớp. Cả lớp sẽ làm thành bộ sưu tập trang phục dân tộc - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài - Đọc và xem trước mục II SGK Nhóm ..........................Phiếu học tập số 1 (phụ lục 1) Yêu cầu các em quan sát vải sợi thiên nhiên, vò vải, nhúng vải vào trong nước, đốt vải sau đó bóp tro của chúng rồi ghi kết quả vào phiếu học tập T/c Vải Mức độ nhàu Nhúng nước: vải cứng hay ko cứng Tro bóp tan hay ko tan Vải sợi bông Vải tơ tằm Nhóm ..........................Phiếu học tập số 2 (phụ lục 2) Yêu cầu: Em hãy làm các bước sau và điền kết quả vào phiếu học tập - Vò vải - Đốt một ít vải để nguội bóp tro vải - Nhúng vào trong nước vải mền hay cứng T/c Vải Mức độ nhàu Nhúng nước vải cứng hay ko cứng Tro bóp tan hay ko tan Vải sợi nhân tạo Vải sợi nhân tạo Ngày giảng: 17/9/2020 – 6A1; 18/9 – 6A2 Tiết 3 - Bài 2 CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Giải thích cho HS hiểu cách thử nghiệm để phân biệt một số loại vải - HS đọc được thành phần sợi vải: vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha 2. Phẩm chất - Học sinh chăm chỉ thảo luận nhóm, phát biểu xây dựng bài 8 3. Định hướng năng lực a. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh tự tin và chủ động trong việc thử nghiệm để phân biệt một số loại vải thường dùng trong may mặc - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, trình bày, chia sẻ các cách thử nghiệm để phân biệt một số loại vải trong quá trình hoạt động nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua kỹ thuật động não học sinh có thể đề suất cách thử nghiệm khác để phân biệt các loại vải b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ: Học sinh nhận thức được một số cách phân biệt các loại vải thường dùng trong may mặc - Năng lực giao tiếp công nghệ: Học sinh đọc được thành phần của các sợi vải trên băng vải đính trên áo, quần và thực hiện được các bước xác định phân biệt các loại vải thường dùng trong may mặc. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nghiên cứu SGK, phiếu học tập Mẫu các loại vải thường dùng, bát đựng nước, bật lửa, khăn lau - HS: Chuẩn bị một số mẫu vải, học bài thuộc bài theo yêu cầu III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: - Vấn đáp gợi mở, thuyết trình, thảo luận nhóm, quan sát tìm tòi, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật dạy học: - Kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV: Chúng ta đã tìm hiểu tính chất của 3 loại vải đã học ở tiết 2, vậy để phân biệt được 3 loại vải đó thì làm thế nào? Để đọc các thành phần sợi vải trên các băng vải gắn trên áo, quần thì đọc như thế nào. Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần II, bài 1 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Yêu cầu HS đọc SGK GV: Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân nhớ lại kiến thức đã học và điền tính chất các loại vải vào phiếu học tập số 1 (4 phút). Sau đó GV gọi một số hs báo cáo, GV nhận xét chốt kiến thức bảng 1 II. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải 1. Điền tính chất của một số loại vải Bảng 1. + Độ nhàu - Vải sợi thiên nhiên: Dễ nhàu 9 GV: Để kiểm tra các tính chất trên của vải chúng ta tiến hành làm một số thử nghiệm GV: Yêu cầu hs đọc SGK trả lời câu hỏi Hỏi: Để phân biệt các loại vải người ta làm thế nào? HS: Vò vải, đốt vải xem độ vụn của tro để phân biệt GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm (2 bàn) – kĩ thuật giao nhiệm vụ tiến hành thử nghiệm bằng cách vò, đốt vải để phân biệt một số loại vải và hoàn thiện phiếu học tập số 2 để kiểm tra tính chất của vải ở phiếu số 1 có đúng không (7 phút) GV: Nhắc học sinh chú ý khi đốt vải phải giữ an toàn GV: Làm thử nghiệm từng loại vải để kiểm tra lại, yêu cầu hs quan sát GV: Nhận xét kết quả từng nhóm và động viên khuyến khích học sinh GV: Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau kiểm tra trên cổ áo của nhau xem có băng vải nhỏ nào gắn đó không Hỏi: Nhìn vào băng áo người ta cho biết cái gì? HS: cho biết chiếc áo đó làm bằng loại vải nào, nhiệt độ là, phơi ở nhiệt độ nào phù hợp GV: Đưa cho học sinh một số băng áo, băng quần hướng dẫn hs cách đọc GV: Gọi 1- 2 học sinh lên đọc mẫu vải, học sinh khác nghe và nhận xét - Vải sợi nhân tạo: ít nhàu - Vải sợi tổng hợp: Không bị nhàu + Độ vụn của tro - Vải sợi thiên nhiên: Tro bóp dễ tan - Vải sợi nhân tạo: Tro bóp dễ tan - Vải sợi tổng hợp: Tro bóp khó tan 2. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải - Vò vải - Đốt vải 3. Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên áo quần 10 HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Hãy ghi tên những loại vải em thích chọn để may trang phục cho bản thân và vật dụng trong gia đình vào bảng sau: Trang phục và vật dụng Loại vải nên chọn để may và lý do chọn Trang phục mặc đi học Trang phục lao động Trang phục mùa đông Trang phục mùa hè Vỏ chăn, vỏ gối HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Tìm hiểu xem trong gia đình mình, trang phục hằng ngày của ông bà, cha mẹ, bản thân và anh chị em được may bằng loại vải nào nhiều nhất? Hãy giải thích cho mọi người biết vì sao dùng loại vải đỏ may trang phục là tốt hoặc không tốt? Bản ghi chép tóm tắt những điều đã tìm hiểu được và nhận xét của em về các loại vải được sử dụng để may trang phục và vật dụng trong gia đình mình HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Em hãy tra cứu trên mạng internet với các từ khóa “Các loại vải thường dùng trong may mặc” và “ Sản xuất vải sợi hóa học bằng cách nào” Để tìm hiểu thêm về đặc điểm, tính chất của các loại vải V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi 3 cuối bài - Về nhà các em đọc và tìm hiểu nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học tiết sau báo cáo - Đọc và xem trước bài 2 - Lựa chọn trang phục PHỤ LỤC Nhóm ..........................Phiếu học tập số 1 (phụ lục 1) Yêu cầu: nhớ lại kiến thức tính chất của vải điền vào phiếu học tập Loại vải Tính chất Vải sợi thiên nhiên Vải sợi hóa học Vải sợi nhân tạo (vải xa tanh, tơ lụa) Vải sợi tổng hợp (vải xoa, tôn, lụa nilon) Độ nhàu Độ vụn của tro Nhóm ..........................Phiếu học tập số 2 (phụ lục 2) Yêu cầu: Vò từng loại vải quan sát độ nhàu và đốt một ít vải sau đó bóp tro quan sát độ vụn của tro sau đó điền vào phiếu học tập Loại vải Tính chất Vải sợi thiên nhiên Vải sợi hóa học Vải sợi nhân tạo (vải xa tanh, tơ lụa) Vải sợi tổng hợp (vải xoa, tôn, lụa nilon) Độ nhàu Độ vụn của tro 11 Ngày giảng: 18/9/2020 – 6A1; 19/9 – 6A2 Tiết 4 - Bài 2 LỰA CHỌN TRANG PHỤC (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm trang phục - Hiểu được chức năng và phân biệt được các loại trang phục 2. Phẩm chất: - Học sinh chăm chỉ thảo luận nhóm, phát biểu xây dựng bài - Học sinh có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản quần áo của mình để tiết kiệm chi phí cho gia đình 3. Năng lực - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh chủ động tìm hiểu được khái niệm trang phục, xác định được các loại trang phục hiện nay đang sử dụng - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, trình bày phát hiện kiến thức mới - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua kỹ thuật động não học sinh có thể thiết kế một vài mẫu áo mà mình yêu thích b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ: Học sinh nhận thức được thế nào là trang phục cũng như chức năng của nó và nhận thức được các loại trang phục hiên nay đang sử dụng II. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị tranh ảnh về các loại trang phục, cách chọn vải, màu sắc cho phù hợp với bản thân - HS: Chuẩn bị một số mẫu vải III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: - Vấn đáp gợi mở, thuyết trình, thảo luận nhóm, quan sát tìm tòi, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật dạy học: - Kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tính chất vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV: Liên hệ thực tế trao đổi với các bạn về những điều em quan sát hoặc biết được về trang phục và thời trang theo các câu hỏi dưới đây: + Quần áo có vai trò như thế nào với con người? + Quần áo có phải là trang phục không? Vì sao? + Thế nào là trang phục đẹp? Trong các bộ trang phục của mình em thích nhất bộ nào? Vì sao em thích? Học sinh báo cáo kết quả đã đạt được. GV: dẫn dắt vào bài 12 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV : Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi Hỏi: Kể tên các vật dụng hiện có trên người các em HS: áo, quần, dép, khăn quàng... GV: Các vật dụng: áo, quần, dép, khăn quàng... có trên người các em được gọi là trang phục Hỏi: Trang phục là gì? HS: Trả lời, gv chốt kiến thức GV: Thời đại nguyên thủy áo quần là mảnh gỗ cây, lá cây, da thú đắp lên người, nhưng cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ áo, quần ngày càng đẹp và đa dạng hơn GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK mục 2 GV : Thực hiện kĩ thuật đặt câu hỏi, yêu cầu hs trả lời (5 phút) Hỏi: Thời tiết hôm nay nóng hay lạnh? Hỏi: Với thời tiết đó các em mặc quần áo gì cho phù hợp ? Hỏi : Lựa chọn quần áo mặc có phụ thuộc vào thời tiết (mùa) không? HS : có Hỏi: Em hãy kể tên các trang phục quần, áo về mùa lạnh? HS: Mùa lạnh áo len, áo bông để giữ ấm cho cơ thể Hỏi: Em hãy kể trang phục mùa nóng? HS: Trang phục thoáng mát, rộng rãi, thấm mồ hôi GV: Có hai bộ quần áo, một bộ cũ, 1 bộ mới ? Theo em mặc bộ quần áo nào đi học, mặc bộ quần áo nào đi cấy hoặc đi thả trâu ? Tại sao lại mặc bộ quần áo cũ đi cấy Hỏi: Trang phục của người múa có giống trang phục của người công nhân không? HS: Không Hỏi: Khác nhau ở điểm nào? I. Trang phục và chức năng của trang phục 1. Trang phục là gì? - Trang phục bao gồm các loại quần, áo và một số vật dụng khác đi kèm với nó như giầy, mũ, khăn quàngtrong đó áo, quần là vật dụng quan trọng nhất. 2. Các loại trang phục 13 HS: Đặc điểm trang phục người múa bó sát vào người, chất liệu co giãn tốt; trang phục công nhân vải dày, thấm mồ hôi, may rộng Hỏi: Mô tả màu sắc, kiểu may của trang phục người lớn và trang phục trẻ em? HS: Trang phục của trẻ em màu sắc thường sặc sỡ hơn, kiểu may rộng rãi, chất liệu vải mềm Hỏi: Trang phục nam có giống với trang phục nữ không? Lấy ví dụ để phân biệt? HS: Khác, nam không mặc váy Hỏi: Trang phục được phân làm mấy loại đó là những loại nào? GV: Chốt kiến thức GV: Quan sát hình vẽ 1.4 và yêu cầu hs hoạt động nhóm 2 bàn hoàn thiện phiếu học tập ( 4 phút). Đại diện nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét GV: Trang phục bao gồm quần áo, tùy theo đặc điểm hoạt động của từng ngành nghề mà trang phục được lựa chọn khác nhau, mặt khác mùa nóng, mùa lạnh, lứa tuổi... trang phục cũng được sử dụng chất liệu vải kiểu may phù hợp GV : Yêu cầu hs đọc SGK và sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời (4 phút). GV sửa sai nếu có GV : Chốt kiến thức chức năng của trang phục GV : sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi (2 phút) Hỏi: Em hiểu thế nào là mặc đẹp? HS: Mặc đẹp là phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội Hỏi: Mặc quần, áo đẹp là mặc những chiếc quần, áo đắt tiền có phải không? HS: Không Hỏi: Ở tuổi các em thường mặc trang phục có đặc điểm gì? - Trang phục theo thời tiết: trang phục mùa lạnh, mùa nóng - Trang phục theo công dụng: trang phục mặc lót, mặc hàng ngày, mặc lao động... - Trang phục theo lứa tuổi: trang phục trẻ em, trang phục người lớn... - Trang phục theo giới tính: Các loại trang phục trên đều phân thành trang phục nam và trang phục nữ 3. Chức năng của trang phục a. Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường. b. Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động 14 HS: Mặc áo sáng màu, kiểu may rộng rãi, chất liệu vải dễ thấm mồ hôi GV : Yêu cầu hs làm bài tập sau ý b GV : nhấn mạnh mặc đẹp ko nhất thiết phải mua áo quần đắt tiền mà mặc sao cho giản dị, màu sắc trang nhã, may vừa văn, biết cách ứng sử khéo léo HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp? - Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình về cách lựa chọn trang phục và thời trang đã được học ở lớp - Tìm hiểu trang phục hằng ngày của người thân trong gia đình và bạn bè được may bằng các loại vải nào? Và có kiểm dáng như thế nào? Có phù hợp hay không? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Em hãy tìm hiểu chất liệu vải của một số trang phục đi bơi V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi 2 trong SGK - Xem trước bài mới bài 2 phần II-SGK Ngày giảng: 24/9/2020 – 6A1; 25/9 – 6A2

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_1_den_25_nam_hoc_2020_2021_truo.pdf