Đề tài Phương pháp tích hợp ba phân môn Văn - Tiếng việt -Tập làm văn cho học sinh lớp 7 qua tiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch

 Hiện nay tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiêm cứu và áp dụng trong nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của UNESCO, từ năm 1960 đến 1974 trên thế giới đã có 208 chương trình môn khoa học thể hiện những quan điểm tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên môn, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn theo chủ đề. Cũng từ 1976, nhiều cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế đã được tổ chức đề cung cấp trao đổi các thông tin về các chương trình dạy học tích hợp nhằm thúc đấy việc áp dụng quan điểm tích hợp trong việc thiết kế các môn học. các nước đi đầu trong việc xây dựng chương trình tích hợp là Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Úc, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản

doc11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp tích hợp ba phân môn Văn - Tiếng việt -Tập làm văn cho học sinh lớp 7 qua tiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Hiện nay tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiêm cứu và áp dụng trong nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của UNESCO, từ năm 1960 đến 1974 trên thế giới đã có 208 chương trình môn khoa học thể hiện những quan điểm tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên môn, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn theo chủ đề. Cũng từ 1976, nhiều cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế đã được tổ chức đề cung cấp trao đổi các thông tin về các chương trình dạy học tích hợp nhằm thúc đấy việc áp dụng quan điểm tích hợp trong việc thiết kế các môn học. các nước đi đầu trong việc xây dựng chương trình tích hợp là Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Úc, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản... Hoà nhập với xu thế chung của giáo dục học hiện đại, giáo dục học Việt Nam cũng đã và đang triển khai quan điểm tích hợp trong việc xây dựng các chương trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Theo quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ Sách giáo khao Ngữ văn bậc THCS được biên soạn bên cạnh những cải tiến chung như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống thì nét cải tiến nổi bật nhất của chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn là hướng tích hợp. Biểu hiện rõ nhất của hướng đó là là việc sát nhập ba phân môn (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) vào một chỉnh thể là ngữ văn và do đó từ chỗ có ba bộ sách Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn , nay chỉ còn có một bộ sách duy nhất là Ngữ văn. Đã gần 9 năm học trôi qua kể từ khi bộ SGK tích hợp môn Ngữ văn bậc THCS được đưa vào giảng dạy từ năm học 2002-2003 đến nay vấn đề chất lượng dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp dường như chưa được ngành giáo dục nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ. Dư luận xã hội hiện vẫn đang đứng trước nhiều băn khoăn dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp có thực sự mang lại chất lượng mới không? Chất lượng đó hiện nay đang ở mức độ nào trong việc đáp ứng mục tiêu dạy học văn.? Cần làm gì để đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học văn theo quan điểm tích hợp. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhân thức được rằng dạy học văn theo hướng tích hợp phải được tổ chức ngay trong từng bài học, làm sao để tạo cho học sinh phương pháp học tập kết hợp việc học tập, rèn luyện các tri thức, kĩ năng ở cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn với nhau cho thật tốt. Chính vì vậy năm học 1011-2012 tôi đã áp dụng những suy nghĩ của mình vào việc thử nghiệm đề tài: “Phương pháp tích hợp ba phân môn Văn - Tiếng việt -Tập làm văn cho học sinh lớp 7 qua tiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch" 2. Mục đích của đề tài Mục tiêu đào tạo của trường phổ thông chúng ta là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đó sẽ là những công dân tương lai, những người lao động mới phát triển hài hoà trên tất cả các mặt đức dục, trí dục, mĩ dục, thể dục, lao động những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, sẽ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng tươi đẹp và hạnh phúc. Để hình thành và phát triển những con người như vậy, cùng với những bộ môn khác môn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có học vấn phổ thông cơ sở... Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội , biết hưỡng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thàn tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mĩ trong nghệ thuật, trước hết trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duyvà giao tiếp. và sau này bước vào đời, học sinh có thể tham gia mọi ngành nghề phục vụ xã hội, môn Ngữ văn luôn là phương tiện, là người bạn tốt trên đường đời của mỗi học sinh, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn. Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc, khi mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá, khi đất nước ta đang có những biến đổi toàn diện, khi ngành giáo dục đang có những cuộc vận động, những phong trào nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì vị trí của môn Ngữ văn càng trở nên quan trọng hơn. Đồng thời trong việc “Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực” thì mục tiêu chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào là “ tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng yêu cầu xã hội, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cach phù hợp và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ . Qua đề tài “Phương pháp tích hợp ba phân môn Văn - Tiếng việt -Tập làm văn cho học sinh lớp 7 qua tiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch" học sinh sẽ kết hợp được việc học tập với việc rèn luyện các tri thức, kĩ năng ở cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Từ đó sẽ kích thích học sinh học tập hứng thú, chủ động, rèn luyện kĩ năng, phương pháp học tập và vì thế sẽ tạo được tâm lí “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” ở tất cả học sinh. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng 1.1 Những vấn đề về cơ sở lý luận. Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “Lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinhtrong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của HS. Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau: - Giúp HS tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc các phân môn đã học bằng cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. - Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để HS học cách sử dụng phối hợp những kiến thức và kĩ năng đã thụ đắc trong “nội bộ các phân môn”. - Đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học để HS trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. - Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; chú trọng mối quan hệ giữa HS với SGK; phải buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của GV. Về phương pháp dạy học các bộ môn học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Tổ chức dạy học theo hướng tích cực, tạo năng lực chủ động sáng tạo cả người dạy và người học. 1.2 .Thực trạng vấn đề. 1.2.1.Về khách quan. Chúng ta nhận thấy rằng tuy đã cải cách chương trình, phương pháp có thay đổi song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Phương tiện dạy học- cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng 1.2.2. Về chủ quan. - Về phía giáo viên: Đã chủ động dạy ttheo chương trình mới theo hướng tích hợp tuy còn một số nhược điểm như giáo viên còn lúng túng trong việc tích hợp hoặc tích hợp còn gượng ép, hiệu quả chưa cao và còn lúng túng về phương pháp. - Về phía học sinh : Các em chưa thấy rõ vai trò cần thiết của bộ môn, nhiều em không thích học văn, cha mẹ các em không thích cho các em học môn này. Bởi vì theo thực tế xã hội hiện nay "Học để sau này kiếm việc làm" Mà học văn chỉ làm thầy giáo, hoặc là người người nghiên cứu văn chương nhà thơ, nhà văn, nhà báo... Nhưng làm nhà thơ, nhà văn đâu phải dễ dàng, mức độ thu nhập cũng rất ít ỏi so với các ngành kinh tế khác. Phải tập trung cao độ vào các môn tự nhiên, lao vào ngoại ngữ để vào các ngành kinh tế sau này ra trường thu nhập mới cao. Thực trạng học sinh ở trường Quảng Phú là học sinh nông thôn. hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Do vậy việc mua tài liệu tham khảo cho môn học Ngữ văn còn hạn chế rất nhiều. Khi yêu cầu học sinh soạn bài các em chưa thật chịu khó nghiên cứu soạn mà chỉ làm qua loa, đối phó như viết lại trong sách, hoặc mượn của bạn,... miễn là mình đã ghi vào vở. Bởi vậy cho nên kết quả học bộ môn này chưa cao, chưa đáp ứng với yêu cầu chung của xã hội hiện nay. Cụ thể trong khảo sát chất lượng giữa học kì I, kết quả của lớp 7A, như sau: Lớp Sĩ số Điểm 0 - 2,5 3 - 4,5 5 - 6,5 7 - 8,5 9 -10 SL % SL % SL % SL % SL % 7A 37 2 5,4 12 32,4 15 40,5 8 21,7 0 0 Từ kết quả trên tôi thấy rằng, giáo viên cần phải có những giải pháp tích cực nhằm kích thích sự chủ động tích cực của học sinh trong từng bài dạy để từng bước nâng cao chất lượng dạy học văn 2 .Những giải pháp: Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong vấn đề dạy học môn ngữ văn 7 đặc biệt các tiết bài văn học cổ nước ngoài nhìn chung rất nặng về kiến thức và hoàn toàn mới về thể loại. Tôi đã áp dụng những suy nghĩ của mình vào việc thử nghiệm đề tài : “Phương pháp tích hợp ba phân môn Văn - Tiếng việt -Tập làm văn cho học sinh lớp 7 qua tiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch" như sau: 2. 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà một cách cụ thể Bất kì bộ môn nào cũng vậy để giờ học đạt kết quả tốt thì khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà vẫn là một khâu quyết định đến chất lượng giờ học. Việc học ở nhà của học sinh ngoài việc ôn lại kiến thức bài đã học thì học sinh còn phải đọc, chuẩn bị bài mới trước để có thể hỡnh dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ lĩnh hội và khắc sõu theo yêu cầu của từng bài giảng. Các em cần phải chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận thì mới có thể chủ động cùng với giáo viên xây dựng bài giảng. Với bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà như sau: 2.1.1 .Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Lý Bạch Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn thiên tài. (tính chất lãng mạn trong thơ Lý Bạch được thể hiện rõ nhất ở hai khía cạnh say rượu và cầu tiến học đạo). Tại sao lại gọi ông lạ nhà thơ lãng mạn ?. Trước tiên cần cho học sinh hiểu thuật ngữ lãng mạn là gì. Lý Bạch là người kế thừa tư tưởng Lão Trang về mặt nhận thức đối vối quy luật tự nhiên. Ông không bằng lòng nhắm mắt đưa chân để cho quỹ đạo xoay vần đến đâu. Ông luôn luôn vùng vẫy và để cướp lấy thời gian, ông khuyên con người luôn luôn say cho thoả đáng. Ông là nhà triết lý với đời, một tinh thần phản kháng hoặc một giọng mỉa đời kín đáo. Đứng trước cảnh đời giàu nghèo khác nhau Lý Bạch đã thay mặt cho tầng lớp trí thức tiến bộ tỏ ý coi khinh công danh và ghẻ lạnh với cuộc đời phú quý. Như vậy là sự thách thức đối với giai cấp thống trị. 2.1. 2 .Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Nhiều bài thơ ông sáng tác trong tâm trạng đấu tranh day dứt vì thơ ông chủ yếu là hiện thực và lãng mạng. Ông có 50 bài cổ phong, kết hợp chủ nghĩa lãng mạng với chủ nghĩa hiện thực một cách tài tình sau Khuất Nguyên Trong thơ ông lý tưởng tự do, tinh thần phản kháng và tính cách anh hùng đều được phát triển cao độ. Ông được đời sau gọi là “nhà thơ tiên” không phải vì ông đã sống một cuộc đời lãng mạng mà thơ ông có chí khí ngang tàng, phong cách thanh tao có lúc siêu phàm thoát tục như Đỗ Phủ nói: “Hạ bút thì kinh mưa động gió Câu thơ thành thi quỷ khốc thần sầu” Có thể nói cuộc đời Lý Bạch gắn liền xã hội đương thời lúc bấy giờ. Một tâm hồn lãng mạn thanh tao đã sản sinh nhiều tác phẩm nổi tiếng có giá trị hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông đã giáng những đòn mạnh mẽ vào bộ mặt xã hội phong kiến đương thời. Các ý tưởng cách mạng lúc bấy giờ là phản ánh chân thực bức tranh quê hương sống động. Thể hiện trong tình yêu quê hương của tác giả, trong tư tưởng nhân văn trong sáng đầy nhân hậu thanh tao. Bài thơ ra đời trong mạch cảm xúc ấy. 2.1.3. Đọc thuộc văn bản cả chữ Hán, dịch nghĩa và dịch thơ. * Chữ Hán : Sàng tiền minh Nguyệt quang Nghi thị địa thương sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương. * Dịch nghĩa: Ánh trăng sáng đầu giường Ngỡ là sương mặt đất Ngẩng đầu ngắm trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương *Dịch thơ: Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ quê hương. ( Tương Như ) - Đọc và tìm hiểu chú thích : học sinh đọc và tìm hiểu kĩ các chú thích trong sách giáo khoa. - Đọc và sưu tầm một số bài thơ của Lý Bạch. 2. 2.Tổ chức dạy học trên lớp Tạo điều kiện thuận lợi để tất cả học sinh tích cực tham gia xây dựng bài Thực tế trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đó khiến mối quan hệ thầy - trũ trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy giáo không cũn ở nghĩa nguyờn thuỷ và đó bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Thầy giáo không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học trũ tiếp nhận mà cũn là sự phản ảnh trở lại của trũ. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thỡ trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, thầy giáo đóng vai trũ là người hướng dẫn. Giáo viên cần tạo mọi điều kiện khuyến khích để tất cả các em chủ động tham gia xây dựng bài. Trước hết giáo viên nên tập trung chú ý tạo điều kiện để những em có học lực yếu, những em nhút nhát có cơ hội được phát biểu ý kiến bằng việc đưa ra những câu hỏi đơn giản mang tính gợi mở từ dễ đến khó, đồng thời có sự động viên khen ngợi kịp thời để các em dần tạo được sự mạnh dạn, tự tin trong giờ học. Trong trường hợp học sinh trả lời sai hoặc còn ngập ngừng nên gợi ý dần dần để các em bình tĩnh suy nghĩ trả lời chứ không nên vội vã cắt lời các em để gọi em khác như thế sẽ gây cảm giác căng thẳng ở học sinh. Điều đó có nghĩa là trong quá trình dạy học người giáo viên cần phải tạo được bầu không khí thân mật, thoải mái giữa thầy và trò để phát huy tối đa sự chủ động, tích cực, tự tin ở các em. Giáo viên có thể nêu các câu hỏi liên hệ ngay những kiến thức của bài học với bản thân các em hoặc gia đình, địa phương,... một cách chân tình, cởi mở để các em mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình. 2.3 Kết hợp các phương pháp dạy học để kích thích sự hứng thú tham gia của học sinh Một trong những biện pháp để kích thích sự hứng thú học tập ở học sinh đó là sự tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Cần phải thừa nhận một thực tế là trong một lớp học, số “học sinh tích cực” thường rơi vào những em có học lực và hạnh kiểm khá, giỏi. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, vì thế, phải hướng tới mục tiêu lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh. VËy vÊn ®Ò ®Æt ra ë ®©y lµ để có “học sinh tích cực” thì thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy tích cực. 2.3.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản: Bằng quan điểm tích hợp qua chùm câu hỏi gợi mở. - Hai câu thơ đầu: Câu 1. Em có nhận xét gì khi thay từ Sàng (giường) bằng một từ khác chẳng hạn từ “án, trác” hay thay từ Nghi “ngỡ là, tưởng là” ý tứ câu thơ như thế nào? Học sinh trả lời: Từ Sàng có nghĩa là nhà thơ đang nằm mà ngắm trăng, nằm không ngủ nhìn thấy ắnh trăng xuyên qua cửa. Nếu thay các từ án trác câu thơ thay đổi ý nghĩa. Trong một đêm tha hương, Lý Bạch đã trằn trọc không ngủ được.Trong tâm trạng ấy (Có thể chợt ngủ rồi chợt tỉnh và không sao ngủ tiếp được nữa ). Chữ nghi “ ngỡ là tưởng là” Sương đã xuất hiện một cách tự nhiên, hợp lý.Vì trăng quá sáng chuyển thành màu trắng giống như sương là một điều có thật. “Dạ nguyệt tự thu sương Trăng đêm giống như sương thu” Tiêu cương Câu 2 : Ngay ở hai câu đầu tác giả đã thể hiện tình tảm của mình như thế nào ? Học sinh trả lời : Tác giả thể hiện hai câu đầu phải chữ thuần tả cảnh, tác giả đã mượm hình ảnh thiên nhiên cảnh vật để nói lên suy nghĩ tình cảm của mình vào hư không, nơi đó thể hiện tình yêu lòng cảm xúc về trăng, đẹp đến mức không thể nào nhắm mắt được. Câu 3 : Trong suy nghĩ của em, em nghĩ gì cách thể hiện của tác giả trong câu thơ tả cảnh này? Học sinh tự thảo luận đưa ra ý kiến của mình. - Hai câu cuối : Cử đầu vọng Minh Nguyệt Để đầu tự cố hương. ( Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương ) Em có nhận xét gì nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ cuối của tác giả ? ->Dùng biện pháp so sánh và từ trái nghĩa “ Cử đầu - >đê đầu”. Ngẩng đầu lên -> Cúi đầu xuống. Câu 4 : Tìm từ trái nghĩa qua những bài thơ em đã học ? HS tự tìm hiểu. Giáo viên chốt. Câu 5 : Tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó như thế nào? Trong văn bản đặc biệt hai câu cuối có ba từ cố hương là trực tiếp tả tình, còn lại tả hành động của chủ thể chữ tình. Chữ “ Cử, vọng, đê” thể hiện hành động, tâm trạng cụ thể nhất. Từ “vọng” trong bài thơ của Lý Bạch cho thấy rõ thêm 2 nét nghĩa: Từ xa và ngó trông. Còn từ khán trong thơ ca chỉ mang nghĩa ( nhìn, trông ). Câu 6 : Em có nhận xét gì về tài năng của Lý Bạch ? Cái cảm xúc riêng biệt thể hiện trong thơ ông ? Học sinh trả lời độc lập Tài năng của Lý Bạch là ở chỗ, ông đã dùng rất tài tình câu thơ của cố nhân trong một hoàn cảnh cảm xúc riêng của mình. Ở vị trí câu thơ thứ 3 - câu thơ đóng vai trò bản lề để người viết hạ câu thơ kết thúc thật sâu thật hay. Hành động ngẩng đầu xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đặt ra: Sương hay Trăng ? Ngẩng đầu, cúi đầu không phải chỉ để nhìn sương, trăng mà từ cách nhìn trăng để liên tưởng đến sự cô đơn, lạnh lẽo như mình-> nhìn trăng để nhớ về quê hương, nghĩ về nơi mình đã sinh ra. Trong cái cúi đầu và ngẩng đầu đó chỉ trong khoảnh khắc đã đông mối tình quê. Ta đủ nhìn thấy tình cảm đó, thường trực và sâu sắc biết bao. Nhớ quê->không ngủ->thao thức nhìn trăng->nhìn trăng-> lại càng nhớ quê da diết. Cái độc đáo trong thơ Lý Bạch khi ngẩng đầu đã có cúi đầu. Các hành động nối tiếp nhau. Cúi đầu lần thứ nhất là hướng ra ngoại cảnh. Cúi đầu lần thứ hai là hướng vào lòng mình, trĩu nặng tâm. Vậy bài thơ có phải chỉ đê tả cảnh ca ngợi cảnh đẹp đêm trăng không. Bài thơ không chỉ tả cảnh, ngụ tình, không có những từ suy nghĩ, lo âu, trằn trọc nặng trĩu tâm tư mà người đọc vẫn hiểu được. Đó là bà thơ không những nói tâm trạng của Lý Bạch mà cũng là tâm trạng của nhiều người cùng thời thậm chí ở nhiều thời đại khác nhau vẫn tìm thấy sự cộng hưởng, đồng cảm với nhà thơ. Đó chính là điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình. Câu 6 :Tìm bài thơ chữ Hán có sử dụng từ “ngẩng đầu, cúi đầu” mà em biết ? Ví dụ : Thượng sơn Lục nguyệt nhị thập tứ Thướng đáo thử sơn lai Cứ đầu hồng nhật cận Đối ngạn nhất chi mai. Dịch thơ : Lên núi Hai mươi tư tháng sáu Lên đỉnh núi này chơi Ngẩng đầu mặt trời đỏ Bên suối một cành mai ( Tố Hữu dịch ) Sau khi cho học sinh tìm hiểu tác giả và tác phẩm bằng cách hướng dẫn các phương pháp tiếp cận văn bản, bằng phương pháp cho học sinh tiếp cận văn bản thông qua các hình thức câu hỏi giáo viên chuẩn bị sắp xếp một cách hấp dẫn, phù hợp từng văn bản phát huy tính sáng tạo độc lập, tự học của học sinh, nhằm hướng tới chân thiện mỹ, hoàn thành nhân cách toàn diện. Câu 7 : Bài thơ có sử dụng phương tiện biểu cảm và tự sự miêu tả, hãy nêu rõ phương tiện biểu cảm trong 4 câu thơ trên ? 2.3.2.Áp dụng câu hỏi nêu vấn đề gợi mở thu hút chú ý của học sinh làm việc tích cực Câu 1: Em hiểu gì về nhà thơ Lý Bạch? Nêu những đóng góp của ông cho nền văn học đời Đường. Câu 2 : Em suy nghĩ gì giữa bản phiên âm và dịch thơ(Tĩnh dạ tứ ) Câu 3 :Em hãy so sánh tác phẩm "Tĩnh dạ tứ" và bài “Hồi hương ngẫu thư ” của Hạ Tri Chương. Câu 4 : Sự cảm nhận của em sau khi học xong tác phẩm “Tĩnh dạ tứ” là gì? vì sao? Câu 5 : Hãy viết một đoạn văn nói lên tình cảm của em giành cho tác phẩm. 2.3.3.Phương pháp dùng đồ dùng trực quan: Với học sinh trung bình, yếu giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị đồ dùng trực quan.Việc sử dụng đồ dùng trực quan thu hút được sự chú ý của học sinh một cách say mê tích cực đem lại hiệu quả cao.Vì vậy GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị một số nội dung sau: - Chuẩn bị tranh ảnh có liên quan đến Lý Bạch. - Sưu tầm thơ Lý Bạch Giáo viên. Chuẩn bị câu hỏi Chuẩn bị phần đáp án nếu học sinh không trả lời dược. Yêu cầu học sinh học thuộc lòng. Thông qua kênh hình kênh chữ học sinh nắm và hiểu được nội dung bài học. 2.3.4. Phương pháp dùng phiếu kiểm tra: bằng hình thức trắc nghiệm. Ví dụ: Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Bài thơ Tĩnh dạ tứ viết bằng thể loại? 1 .Tứ tuyệt 2. Thất ngôn tứ tuyệt 3. Ngũ ngôn tứ tuyệt Câu 2: Bài thơ viết theo vần a. Câu 1 vần câu 3 b. Câu 2 vần câu 3 c. Câu 2 vần câu 4 ở tiêng cuối vần chân. Câu 3: Văn bản trên có 4 chỗ dùng từ giữa phiên âm và chữ Hán không khớp về nghĩa. A. Từ ngỡ -> ngỡ B. Từ ánh trăng rọi -> ánh sáng của trăng. Câu 4: Trong văn bản có: A . 4 cặp từ trái nghĩa B . 2 cặp từ trái nghĩa C . 3 cặp từ trái nghĩa Câu 5 : Trong văn bản có sử dụng phương thức biểu đạt sau. A . Miêu tả. B . Tự sự C . Biểu cảm Câu 6 : Trong văn bản có sử dụng các động từ 1 động từ 2 động từ 3 động từ Câu 7 : Bài thơ được viết theo phong cách lãng mạn hiện thực. Câu 8: Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn hiện thực em có đồng ý không vì sao ? Giáo viên phát phiếu và đưa câu hỏi học sinh làm việc theo nhóm gọi những học sinh có học lực yếu và TB lên trả lời . Học sinh nhận xét. GV sửa sai. Lần lượt 1 -3 lần học sinh TB –Y sẽ nắm chắc bằng hình thức xoá đi rồi lại bắt đầu nhóm khác cứ như vậy 1 -3 lần học sinh mới nắm chắc được 2.3.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình. - Hiểu biết của các em sau khi tiếp cận tác phẩm thơ Đường. - Học sinh tự chấm điểm cho nhau. - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả bằng câu trả lời vấn đáp. - Học thuộc lòng cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. - Đối chiếu với tác phẩn Vọng nguyệt hoài hương. PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được. Sau khi áp dụng những gi¶i pháp nêu trên vào dạy học môn Ngữ văn ở lớp 7A trong năm học 2011-2012 tôi thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt ở học sinh. Trong các giờ học thầy trò cùng làm việc, sự tác động qua lại giữa thầy và trò nhịp nhàng hơn, học sinh chủ động trong tìm tòi, tiếp thu kiến thức nên không khí giờ học thực sự thoải mái và thân thiện. Giáo viên không phải thuyết giảng nhiều như trước, học sinh cũng không phải ngồi nghe và ghi chép một cách thụ động. Em nào cũng được học, được nói, được suy nghĩ. Các em thực sự tích cực tham gia xây dựng bài, chủ động hào hứng tham gia các vào các hoạt động do giáo viên tổ chức; tâm lí e ngại rụt rè đã dần mất đi và thay vào đó là sự mạnh dạn tự tin khi các em bày tỏ ý kiến. Và chính vì học sinh đã tích cực chủ động tham gia cùng với giáo viên tìm tòi khám phá để chiếm lĩnh tri thức những kiến thức các em nắm được trở nên sâu sắc hơn, kết quả qua những lần kiểm tra cũng ngày càng cao hơn. Cụ thể : - Kết quả bài kiểm tra cuối học kì I Lớp Sĩ số Điểm 0 - 2,5 3 - 4,5 5 - 6,5 7 - 8,5 9 -10 SL % SL % SL % SL % SL % 7A 37 0 0 7 19 14 37,8 14 37,8 2 5,4 Đặc biệt đội tuyển học sinh giỏi khối 7 do tôi phụ trách gồm có 6 em đi thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011- 2012 có 5 em đạt giải trong đó 1 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích, em còn lại được 10 điểm. 2. Kết luận - Muốn đạt hiệu quả trong việc tổ chức giờ học trên lớp theo tinh thần đổi mới theo hướng tích hợp yêu cầu giáo viên phải là người nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đặc biệt luôn luôn chú ý đến việc nghiên cứu bài soạn, giảng, học tập đúc rút kinh nghiệm qua các đồng chí đồng nghiệp. - Trong giờ học luôn luôn là người đóng vai trò giao tiếp để các em lĩnh hội tri thức một cách thoải mái, không gò ép kiến thức bắt học sinh phải theo mình. Tạo ra môi trường để học sinh tự nghe - nói - đọc - viết. Trên đây là một vài suy nghĩ nho nhỏ của bản thân trong việc đổi mới tổ chức giờ dạy trên lớp. Tôi rất mong được sự góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để giúp cho việc tổ chức giờ dạy trên lớp đạt kết quả cao hơn.

File đính kèm:

  • docSKKN Lop 7 Cam nghi trong dem thanh tinh Lan 2012.doc
Giáo án liên quan