Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được ND, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca

dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê

hương, đất nước, con người.

- Thuộc những bài ca dao được học và một số bài ca trong hệ thống của

chúng.

2. Phẩm chất :

- Nhân ái : - Yêu mến, trân trọng, giữ gìn ca dao, dân ca

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Yêu mến, trân trọng, giữ gìn ca dao, dân ca.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bồi dường lòng yêu quê hương, đất

nước cho học sinh.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Bồi dường lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi.

2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 29/09/2020 (7a3), 30/09/2020 (7a1) Tiết 13 – bài 4: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được ND, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người. - Thuộc những bài ca dao được học và một số bài ca trong hệ thống của chúng. 2. Phẩm chất : - Nhân ái : - Yêu mến, trân trọng, giữ gìn ca dao, dân ca 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Yêu mến, trân trọng, giữ gìn ca dao, dân ca. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bồi dường lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Bồi dường lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập. 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H’: Thế nào là ca dao - dân ca? Đọc thuộc lòng và nêu nội dung, NT bài 1, 4? *Yêu cầu: + Bài 1: Có sử dụng hình ảnh so sánh ví von quen thuộc để nói lên công cha, nghĩa mẹ thật vô cùng to lớn. Qua đó để nhắc nhở con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ. + Bài 4: Sd hình ảnh so sánh để diễn tả sự gắn bó gần gũi của tình anh em. Qua đó nhắc nhở anh em phải biết đoàn kết, nương tựa vào nhau để cha mẹ vui lòng. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương, đất nước, con người cũng là chủ đề lớn của ca dao - dân ca, xuyên thấm trong nhiều câu hát. Những bài ca thuộc chủ đề này rất đa dạng, có những cách diễn đạt riêng, nhiều bài thể hiện rất rõ màu sắc địa phương. Tiết học này sẽ giới thiệu với chúng ta 4 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm * Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi. * Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi GV: Hướng dẫn đọc: giọng ấm áp, tươi vui, biểu hiện tình cảm thiết tha, gắn bó. - GV đọc - HS đọc - nhận xét. - HS đọc chú thích. *Gọi 1hs nam, 1hs nữ đọc bài ca dao 1 H’: Bài ca dao gồm mấy phần? Đó là những phần nào? H’: Cách đối đáp ấy có phổ biến trong ca dao không? -> Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao- dân ca. H’(K,G): Em hãy tìm một bài ca dao có hình thức đối đáp như vậy? - Anh đố em : Cái gì mà thấp mà cao Cái gì sáng tỏ hơn sao trên trời. - Em thưa rằng: Dưới đất thì thấp trên trời thì cao Ngọn đèn sáng tỏ hơn sao trên trời H’: Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp? H’(K,G): Em biết gì về những địa danh này? H’: Vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm từng địa danh như vậy để hỏi - đáp? Cách nói ấy thể hiện tình cảm gì? GV : Hỏi - đáp về... là hình thức để đôi I. Đọc tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc văn bản 2. Từ khó - Tìm hiểu chú thích: Thắt cổ bồng, lúa đòng đòng II. Đọc – hiểu văn bản 1. Bài 1: - Bài ca dao có hai phần: + Câu hỏi của chàng trai (Phần đối) + Lời đáp của cô gái (Phần đáp) - Các địa danh: Năm cửa ô, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Tản Viên -> Là những nơi nổi tiếng nhiều thời, cảnh sắc đa dạng => Gợi truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Hỏi - đáp để bày tỏ sự hiểu biết về về kiến thức địa lí, lịch sử. bên thử sức, thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử của đất nước. Những địa danh mà câu đố đặt ra ở vùng Bắc Bộ. Những địa danh đó vừa mang đặc điểm địa lí tự nhiên vừa có dấu vết lịch sử, văn hoá tiêu biểu. *Hs đọc bài ca dao2 * GV chốt: - “ Rủ nhau ” - “Rủ nhau”. Gọi nhau cùng đi , thể hiện sự thân tình giữa những người cùng chung mục đích => Cảnh Hà Nội là niềm say mê chung, muốn chia sẻ tình cảm về Hà Nội với mọi người, với những ai yêu mến Hà Nội. - Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu. - Rủ nhau xuống bể mò cua ... - Rủ nhau lên núi đốt than - Rủ nhau đi tắm hồ sen Bài 3: Xứ Huế: đường quanh quanh Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ Ai vô xứ Huế thì vô... -> Gợi nhiều hơn tả, Gợi vẻ đẹp tươi mát, nên thơ. -> Đại từ phiếm chỉ “ ai” trong lời mời, lời nhắn gửi ẩn chứa niềm tự hào và thể hiện tình yêu đối với cảnh đẹp xứ Huế. *HS đọc 2 câu thơ đầu bài 4. H’: Hai dòng thơ đầu có gì đặc biệt về từ ngữ? H’: Những nét đặc biệt ấy có tác dụng và ý nghĩa gì ? GV : Hai dòng thơ đầu có cấu trúc đặc biệt về từ ngữ : + Phần đầu của 2 câu đầu, các điệp từ, đảo ngữ ở đây như muốn thể hiện, đứng ở phía nào nhìn, ngắm cũng thấy Thể hiện niềm tự hào, tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước giàu đẹp. 2. Bài 4: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng... => Hai dòng thơ đầu có cấu trúc đặc biệt với những điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng. => Gợi sự rộng lớn mênh mông và gợi vẻ đẹp trù phú của cánh đồng. Thể hiện cảm xúc dạt dào, mênh mang của con người. cánh đồng rộng lớn mênh mông. + Phần cuối của 2 câu đầu, tác giả đảo lại nhóm từ “mênh mông... – bát ngát...” để thể hiện cảm xúc dạt dào trước không gian bao la. *HS đọc 2 câu cuối. H’(K,G): Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 câu cuối bài? Gv: Hình ảnh cô gái dưới ánh nắng ban mai được miêu tả như “chẽn lúa đòng đòng” là lúa mới trổ bông, hạt còn ngậm sữa, gợi hình ảnh cô gái thật mảnh mai, bé nhỏ so với cánh đồng rộng lớn kia. Song chính bàn tay lao động của con người bé nhỏ ấy đã tạo lên sức sống cho cánh đồng. Hình ảnh cô gái như điểm sáng tập trung sự chú ý của mọi người. Cô thật đẹp, cô là hồn sống của cánh đồng quê hương). H’: NT nào được tác giả sử dụng ở hai câu cuối? H’: Tác dụng của BPNT đó? H’(K,G): Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? H’: Những BPNT nào được tác giả sử dụng trong 2 bài thơ? H’: Em cảm nhận được những nét gì chung nhất về quê hương, đất nước, con người được phản ánh trong chùm ca dao này? - GV gọi 1 HS đọc (ghi nhớ) * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP H’: Nhận xét về thể thơ trong 2 bài ca dao. Thân em như chẽn lúa.... Phất phơ dưới ngọn nắng hồng.... => Hình ảnh so sánh => Gợi sự trẻ trung, hồn nhiên và sức sống đang xuân của cô thôn nữ đi thăm đồng. => Tình yêu ruộng đồng và tình yêu con người. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Kết cấu hỏi đáp, lời chào, lời nhắn...thể thơ lục bát và lục bát biến thể - NT so sánh, điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối xứng 2. Nội dung: Sự gắn bó, niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước thiết tha của nhân dân ta. * Ghi nhớ: SGK (40) IV. Luyện tập: Câu 1 - Bài 1: đoạn 2 có một số câu lệnh là H’: Tình cảm chung thể hiện qua 2 bài ca dao? lục bát biến thể. - Bài 4: 2 câu đầu là thể loại thơ tự do. Câu 2 Đó là tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước VN. * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG Viết một đoạn văn về quê hương em. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Thế nào là ca dao, dân ca? - Đọc thuộc một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Tiếp tục sưu tầm những bài ca dao, dân ca chủ đề tình yêu quê hương đất nước. - Tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của chúng. - Đọc và tìm hiểu về nd và nt của những “Những câu hát than thân - Sưu tầm thêm một số bài ca dao, dân ca về chủ đề trên. - Sưu tầm những bài ca dao về môi trường.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_13_nhung_cau_hat_ve_tinh_yeu_que.pdf
Giáo án liên quan