MỤC TIÊU
Sau đợt bồi dưỡng học viên biết:
- Những khó khăn vướng mắc, kết quả thực hiện việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp tiểu học.
- Vai trò, tầm quan trọng của HĐNGLL trong trường tiểu học.
- Xây dựng kế hoạch HĐNGLL:
+ Kế hoạch trong năm học
+ Phân phối chương trình trong năm học của từng khối lớp.
+ Phân công giáo viên giảng dạy.
+ Thời lượng và thời gian giảng dạy HĐNGLL.
Quy trình tổ chức HĐGDNGLL ở trường tiểu học.
43 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 26/10/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá việc thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng quý thầy cô
đến với kì bồi dưỡng hè 2013
2
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
3
MÔN TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU
Sau đợt bồi dưỡng học viên biết :
- Những khó khăn vướng mắc , kết quả thực hiện việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp tiểu học .
- Vai trò , tầm quan trọng của HĐNGLL trong trường tiểu học .
- Xây dựng kế hoạch HĐNGLL:
+ Kế hoạch trong năm học
+ Phân phối chương trình trong năm học của từng khối lớp .
+ Phân công giáo viên giảng dạy .
+ Thời lượng và thời gian giảng dạy HĐNGLL .
Quy tr ì nh tổ chức H Đ GDNGLL ở tr ư ờng tiểu học .
4
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG NGLL
NĂM HỌC 2012 - 2013
5
Theo đ ồng chí , khi tổ chức HĐGDNGLL thường gặp phải các khó khăn , vướng mắc nào ?
CÂU HỎI
THẢO LUẬN
NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC
Nhận thức của cán bộ, giáo viên về HĐGDNGLL chưa đầy đủ (không phải tiết dạy chính khóa, không phải chương trình bắt buộc).
(Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học)
- Một vài đ/c CBQL chưa thực sự quan tâm và còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch , chỉ đạo và kiểm tra thực hiện .
Việc kiểm tra , giám sát của một số đ/c CBQL chưa thường xuyên .
Việc sưu tầm tài liệu phục vụ cho tổ chức các HĐGDNGLL còn nhiều khó khăn .
7
Đ/C hãy nêu ưu điểm và hạn chế qua 1 năm tổ chức HĐGDNGLL?
CÂU HỎI
THẢO LUẬN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Ưu điểm:
Các trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL.
Có phân phối chương trình cụ thể trong năm học .
Các nhà trường đã bám sát văn bản chỉ đạo của Sở , của Phòng tổ chức hoạt động GDNGLL đúng , đủ số tiết theo quy định 1 tiết/tuần .
Nhiều trường tiểu học đã phân công GV tổ chức các HĐGDNGLL một cách hợp lí . Phát huy được tính tích cực , sáng tạo của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động .
Hình thức tổ chức các hoạt động tương đối phù hợp , phong phú đã góp phần tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào đời sống cộng đồng từ đó hình thành cho học sinh năng lực hoạt động thực tiễn , các kĩ năng sống cơ bản ... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .
2. Hạn chế :
Một vài trường TH trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch chưa cụ thể .
Thời gian dạy chưa đảm bảo ; việc bố trí thời điểm tổ chức HĐGDNGLL chưa linh hoạt .
Một số GV chủ nhiệm năng lực tổ chức HĐGDNGLL còn hạn chế .
Việc phân công giáo viên tổ chức các hoạt động của một vài trường chưa hợp lí .
Chưa có sự kết hợp giữa GV Tổng phụ trách Đội với BGH, GV chủ nhiệm và các ban ngành đoàn thể trong nhà trường .
10
VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC ĐƯA HĐGDNGLL
VÀO TRƯỜNG TIỂU HỌC
11
HĐGDNGLL có vai trò như thế nào trong việc giáo dục nhân cách của học sinh tiểu học ?
CÂU HỎI
THẢO LUẬN
Vai trò của hoạt động GDNGLL
- HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục nhà trường . HĐGDNGLL nối tiếp hoạt động dạy học các môn văn hóa; là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội . HĐGDNGLL tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. T rên cơ sở đó củng cố, khắc sâu , mở rộng những kiến thức , kĩ năng các môn học cho HS.
HĐGDNGLL có vai trò quan trọng góp phần giáo dục nhân cách phát triển toàn diện cho HS tiểu học .
Th ô ng qua c á c h ì nh thức hoạt đ ộng nh ư: tr ò ch ơ i , tham quan du lịch , cắm trại , thể dục thể thao , v ă n h ó a , nghệ thuật ,..., H Đ GDNGLL c ò n gi á o dục HS t ì nh y ê u thi ê n nhi ê n , đ ất n ư ớc , con ng ư ời , gi ú p c á c em ph á t triển thể chất v à thẩm m ĩ; đ ồng thời gi ú p c á c em giải tỏa những mệt mỏi , c ă ng thẳng trong qu á tr ì nh học tập cả ng à y ở tr ư ờng .
13
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GDNGLL
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Tại trường đ/c ai là người xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL?
Câu 2: Cách xây dựng phân phối chương trình HĐ GDNGLL?
( Hướng dẫn thưc hiện GDNGLL)
Câu 3: Cách bố trí nhân lực tổ chức hoạt động GDNGLL của trường đ/c ?
Câu 4: Thời gian và thời lượng tổ chức HĐGDNGLL ?
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Hiệu trưởng kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL trong cả một năm học kèm theo phân phối chương trình .
( Phụ lục 1: Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp .)
CÁCH XÂY DỰNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Trong phân phối chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo mỗi khối lớp có 20 tiết bố trí xen kẽ vào các tháng trong năm học cùng nội dung của 7 chủ điểm (phần này các nhà trường phải tự xây dựng chương trình cho phù hợp với đối tượng học sinh cũng như đặc điểm của nhà trường, truyền thống văn hóa của địa phương) . Đối với 16 tiết của 7 chủ điểm, mỗi chủ điểm dạy 2 tiết là 14 tiết, còn 2 tiết cần đưa nội dung “Giáo dục vệ sinh, nước sạch môi trường nông thôn” và “Giáo dục phòng chống HIV – SIDS”.
( Công văn của Sở )
Ví dụ 1:
Trong chủ điểm: Truyền thống nhà trường có 6 nội dung như sau
1.1. Tổ chức tập dượt đội hình chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới.
1.2. Lễ khai giảng năm học mới.
1.3. Học tập nội quy nhà trường, các quy định đối với học sinh và giáo viên...
1.4. Ôn luyện các bài hát, các trò chơi đã được học từ năm học trước.
1.5. Tìm hiểu những nhiệm vụ trọng tâm, những chỉ tiêu chính của năm học mới, hướng phấn đấu của bản thân và của tập thể lớp trong năm học mới.
1.6. Lao động tu sửa, trang trí làm đẹp trường, lớp.
Cần chọn nội dung: 2, 3, 4, 5 còn nội dung 1 và 6 có thể trên thực tế đã phải làm và tập dượt trước khi bước vào năm học mới
Ví dụ 2:
Cùng là nội dung Vệ sinh cá nhân (chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường) nhưng mỗi khối lớp lại dạy một nội dung khác nhau; lớp 1: Dạy học sinh đánh răng, rửa mặt; lớp 2: dạy học sinh rửa tay bằng xà phòng; lớp 3: hướng dẫn học sinh chải tóc, lớp 4, 5: Vệ sinh thân thể gọn gàng, sạch sẽ.
Ví dụ 3: T rong Chủ điểm 2 Kính yêu thầy giáo, cô giáo (tháng 11) có các nội dung:
- Phát động phong trào thi đua tháng học tốt, tuần học tốt, ngày học tốt giành nhiều điểm cao mừng thầy cô giáo.
- Ra báo tường về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Viết thư thăm hỏi thầy, cô giáo cũ.
- Công trình lao động “ Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam”.
Chương trình khối 1 : Học sinh lớp 1 chưa thể viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ ; không viết được báo tường vì đây mới là tháng học thứ ba học sinh chưa biết viết , nên cần lựa chọn nội dung phù hợp trình độ học sinh :
+ Phát động phong trào thi đua tháng học tốt , tuần học tốt , ngày học tốt giành nhiều điểm cao mừng thầy cô giáo ; Tập 3 tiết mục văn nghệ để chào mừng thầy cô (1 tiết ).
+ Ra báo ảnh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam (1 tiết ).
+ Phòng tránh ngô ̣ độc (1 tiết ).
+ Kĩ năng vệ sinh cá nhân : dạy học sinh đánh răng , rửa mặt ( Chương trình Nước sạch và vệ sinh MT) (1 tiết ).
Chương trình khối 4 : Cũng là chủ điểm này nhưng với học sinh lớp 4 khi xây dựng chương trình lại khác :
+ Phát động phong trào thi đua tháng học tốt , tuần học tốt , ngày học tốt giành nhiều điểm cao mừng thầy cô giáo ; Tập 3 tiết mục văn nghệ để chào mừng thầy cô (1 tiết ).
+ Ra báo tường chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam (1 tiết ).
+ Đi xe đạp an toàn (1 tiết ).
+ Kĩ năng vệ sinh cá nhân : vệ sinh thân thể , gọn gàng sạch sẽ ( Chương trình Nước sạch và vệ sinh MT) (1 tiết ).
- Nội dung 7 chủ điểm cần xây dựng, bố trí hợp thời gian với các chủ điểm đó.
Mẫu Phân phối chương trình :
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HĐNGLL
( Phụ lục 2: Phân phối chương trình tham khảo )
Tháng
Tuần
Tên bài
Số tiết
Hình thức tổ chức
Tài liệu
Người thực hiện
Điều chỉnh , bổ sung
PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY
HĐGDNGLL đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: tổng phụ trách Đội , lãnh đạo nhà trường, GV dạy nhiều môn , GV dạy môn chuyên biệt, cha mẹ HS, Ban đại diện cha mẹ HS, cán bộ các trung tâm văn hóa , các trung tâm thể dục thể thao ở địa phương, các chuyên gia , các nhà hoạt động xã hội, cộng đồng địa phương, Tuy nhiên, tổng phụ trách Đội phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức và quản lí các HĐGDNGLL theo quy mô trường . Còn GVCN, giáo viên dạy các môn chuyên phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và quản lí các HĐGDNGLL theo quy mô lớp/nhóm .
PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY
Việc phân công giáo viên tổ chức các HĐGDNGLL cần tùy thuộc vào thực tế số lượng cũng như năng lực của đội ngũ giáo viên trong nhà trường:
Ví dụ: Nếu như giáo viên dạy các môn chuyên chưa dạy đủ số tiết theo qui định thì giao cho GV đó dạy 1-2 khối, các khối còn lại giao cho Tổng phụ trách Đội; hoặc giao cho Tổng phụ trách Đội kết hợp với GV có khả năng tổ chức các hoạt động NGLL dạy các tiết theo chủ điểm còn giáo viên chủ nhiệm (nếu chưa đủ các tiết theo quy định), giáo viên chuyên dạy các tiết cứng trong chương trình...
* Hình thức tổ chức HĐGDNGLL:
- HĐGDNGLL có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ chức HĐGDNGLL theo quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như: tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, HS tham gia được nhiều hơn,... Những HĐGDNGLL tổ chức theo quy mô khối lớp, trường, thường tốn kém hơn, chuẩn bị mất nhiều thời gian, công sức hơn, HS được tham gia ít hơn Vì vậy, HĐGDNGLL nên tập trung nhiều cho các hoạt động quy mô lớp; những hoạt động theo quy mô trường chỉ nên tổ chức 1- 2 lần/học kì.
Những hoạt động có thể tổ chức theo quy mô trường: Lễ khai giảng năm học, Lễ kỉ niệm 20/11, kỉ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam, Kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ kính yêu...
* Địa điểm tổ chức HĐGDNGLL:
HĐGDNGLL có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, các di tích lịch sử và văn hóa, các công trình công cộng hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động.
* Thời điểm tổ chức HĐGDNGLL:
Thời điểm tổ chức HĐGDNGLL cũng rất linh hoạt. Tùy theo quy mô và tính chất, có thể tổ chức hoạt động vào đầu giờ học hoặc cuối giờ học,
HĐGDNGLL cũng cần tổ chức xen kẽ giữa các lớp và khối lớp để tận dụng tối đa phòng học đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường và các địa điểm khác trong trường.
- Việc lựa chọn địa điểm và thời điểm tổ chức HĐGDNGLL cũng cần phù hợp với khí hậu từng mùa trong năm và thời tiết trong ngày. Ví dụ, vào những ngày đông giá rét, không nên tổ chức cho các em tham gia các HĐGDNGLL ở ngoài trời vào đầu giờ sáng hay chiều muộn. Còn khi khí hậu nắng nóng, lại nên tổ chức cho các em tham gia các HĐGDNGLL ở ngoài trời vào đầu giờ sáng hay cuối giờ chiều, Thời gian của 1 tiết tổ chức HĐNGLL không nhất thiết cứ phải 35 – 40 phút mà có thể dao động từ 15 – 40 phút hoặc 1 buổi tùy vào nội dung của hoạt động.
- Để tổ chức HĐNGLL có hiệu quả, BGH cần duyệt giáo án tổ chức HĐGDNGLL của giáo viên hàng tuần, đi dự giờ và cần tổ chức chuyên đề tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp ít nhất 1 tiết/khối.
* Đánh giá HĐGDNGLL:
Kết hợp giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS, đánh giá của tập thể HS, đánh giá của cha mẹ HS và cộng đồng. Trong đó, GV phải là người đánh giá cuối cùng.
Hình thức đánh giá là nhận xét. Các nhận xét cần dựa trên các chứng cứ từ việc:
- Quan sát hoạt động của HS (trong quá trình chuẩn bị, thực hiện và đánh giá hoạt động);
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS (bài trình bày miệng, giấy ghi kết quả thảo luận nhóm, tranh vẽ, tiểu phẩm đóng vai,);
- Phỏng vấn HS/nhóm HS và các đối tượng có liên quan.
Kết quả đánh giá HĐGDNGLL của HS cần được GV sử dụng làm một trong những căn cứ để đánh giá, xếp loại chung HS sau mỗi học kì và năm học.
QUY TRÌNH TỔ CHỨC HĐGDNGLL (4 bước )
1. Chuẩn bị hoạt động
Ở khâu này , HS cần được phổ biến để nắm được mục đích , nội dung, yêu cầu của hoạt động và được hướng dẫn , hỗ trợ để các em chuẩn bị các tư liệu , phương tiện , sức khỏe , thời gian và kiến thức , kĩ năng cần thiết để thực hiện hoạt động ( Ví dụ như : chuẩn bị tập các tiết mục để tham gia liên hoan văn nghệ , chuẩn bị ôn kiến thức để tham gia Hội vui học tập , chuẩn bị đồ dùng để chơi trò chơi dân gian , chuẩn bị trang phục hóa trang để tham gia Ngày Hội hóa trang ,...). Tuy nhiên , tùy theo nội dung, tính chất hoạt động , thời gian dành cho HS chuẩn bị có thể dài ( một vài tuần ) hay ngắn ( một vài ngày ). Thậm chí có những hoạt động đơn giản , quen thuộc đối với HS thì có thể không cần phải chuẩn bị trước . Quá trình chuẩn bị hoạt động của HS có thể thực hiện ở lớp , ở trường hoặc thực hiện ở nhà ; có thể chuẩn bị cá nhân , theo nhóm hoặc theo lớp ,...
QUY TRÌNH TỔ CHỨC HĐGDNGLL
2. Thiết kế hoạt động :
Việc thiết kế HĐGDNGLL có thể do GV thiết kế , trên cơ sở đánh giá nhu cầu , mong muốn của HS; có thể do HS thiết kế với sự tư vấn , hỗ trợ , giúp đỡ của GV và các lực lượng giáo dục khác .
3. Thực hiện/Tiến hành hoạt động
Trong quá trình hoạt động , đặc biệt là những hoạt động theo quy mô nhóm/lớp và những hoạt động phổ biến , quen thuộc đối với HS, nên tạo cơ hội khuyến khích HS luân phiên nhau điều khiển hoạt động nhằm phát triển nhiều phẩm chất và năng lực cần thiết cho các em
4. Đánh giá hoạt động
Đây là khâu cuối cùng song rất quan trọng của quy trình tổ chức HĐGDNGLL và HS cần phải được tham gia vào quá trình tổng kết , đánh giá hoạt động ở mức độ phù hợp với lứa tuổi và tính chất của hoạt động
* Mẫu thiết kế hoạt động (giáo án):
Tên hoạt động:
(Thời lượng dự kiến để thực hiện hoạt động:......)
1) Mục tiêu hoạt động (Cần xác định rõ HS cần đạt được gì sau hoạt động: về kiến thức, kĩ năng, thái độ)
2) Quy mô, thời điểm, địa điểm tổ chức hoạt động (Xác định rõ hoạt động được tổ chức theo nhóm, theo tổ, theo lớp, khối lớp hay theo trường, cụm trường? Hoạt động được tổ chức khi nào? Ở đâu?).
3) Nội dung và hình thức hoạt động ( Xác định rõ hoạt động bao gồm những nội dung gì? Hình thức hoạt động là thế nào? Tuy nhiên, với nhiều trường hợp thì hình thức hoạt động đã được thể hiện ngay trong tên hoạt động)
4 ) Tài liệu và phương tiện (Xác định rõ những tài liệu, phương tiện cần thiết để thực hiện hoạt động và người chịu trách nhiệm chuẩn bị)
5) Các bước tiến hành (Xác định rõ các bước tiến hành hoạt động và các công việc, các thao tác thực hiện trong mỗi bước)
- Chuẩn bị
- Giới thiệu mục đích/ý nghĩa của hoạt động.
- Phổ biến nội dung, cách thức, yêu cầu hoạt động.
- Tổ chức hoạt động thử nêu cần thiết.
- Học sinh thực hiện học động (theo cá nhân, nhóm hay tổ...)
6) Tư liệu (Tùy nội dung từng hoạt động, tư liệu có thể bao gồm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu đố, trò chơi, tranh, ảnh, tình huống, kịch bản tiểu phẩm/băng hình, truyện, thông tin, sự kiện thực tế; trường hợp điển hình,).
(Phụ lục 3: Kế hoạch bài dạy)
* Tổ chức cho các nhóm thiết kế một hoạt động cụ thể
(tùy chọn nội dung)
33
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ
TỔ CHỨC HĐGDNGLL
CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Tổ chức Trò chơi Kéo co
của trường tiểu học xã Thanh Chăn
Hoạt động quyên góp để ủng hộ GV – HS vùng khó
của HS trường tiểu học số 1 xã Thanh Xương
Tập Aerobic của HS trường tiểu học
xã Thanh Chăn
HĐGDNGLL của HS trường tiểu học xã Thanh Chăn
Tổ chức chuyên đề hoạt động NGLL
tại trường tiểu học Thanh An
Học sinh trường tiểu học số 1 xã Thanh Xương đọc sách
40
PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG NGLL
NĂM HỌC 2013 - 2014
- Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch và ban hành phân phối chương trình ngay từ đầu năm học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và đạt hiệu quả ( khuyến khích việc vận dụng linh hoạt , bổ sung các chủ đề mới , các hình thức tổ chức sáng tạo , thiết thực phù hợp thực tiễn nhà trường ).
Bồi dưỡng cho GV chủ nhiệm lớp về cách tổ chức thực hiện HĐGDNGLL ( xây dựng chuyên đề hoặc bố trí cho GV chủ nhiệm lớp dự một số tiết do GV Tổng phụ trách Đội lên lớp )
Tổ chức chỉ đạo kiểm tra , giám sát , đánh giá việc thực hiện kế hoạch , kiểm tra hồ sơ , giáo án và giải pháp tổ chức .
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tuyển tập “Trò chơi dân gian Việt Nam dành cho thiếu nhi” của Thành đoàn Hà Nội, 2002.
- Sách “ 100 trò chơi vận động” của Trần Đồng Lâm, NXB GD
Sách “ Hướng dẫn HĐGDNGLL lớp 1,...,lớp 5”, của Lưu Thu Thủy (chủ biên) - Lê Thị Tuyết Mai, Ngô Quang Quế, Bùi Sĩ Tụng, NXB GD 2010
- An toàn giao thông lớp 1,2,3,4,5 Vụ Giáo dục tiểu học - Bô ̣ Giáo dục va ̀ Đào tạo biên soạn , Nha ̀ xuất bản Giáo dục ( Tài liệu học sinh ).
- Hướng dẫn phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh Tiểu học , Vụ Giáo dục tiểu học - Bô ̣ Giáo dục va ̀ Đào tạo biên soạn , Nha ̀ xuất bản Giáo dục ( Tài liệu giáo viên ).
- Sưu tầm các tài liệu trên mạng Internet, trên báo
KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ
MẠNH KHỎE, HẠNH PHÚC ,
THÀNH CÔNG!
File đính kèm:
- de_tai_danh_gia_viec_thuc_hien_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_n.ppt