Đề cương ôn tập môn Tin học 8

1. Vì sao phải viết chương trình để điều khiển máy tính

Vì: + Một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc đa dạng và phức tạp

+ Việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại thành 1 chương trình giúp điều khiển đơn giản và hiệu quả hơn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Tin học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC 8 A. Một số khái niệm cơ bản 1. Vì sao phải viết chương trình để điều khiển máy tính Vì: + Một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc đa dạng và phức tạp + Việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại thành 1 chương trình giúp điều khiển đơn giản và hiệu quả hơn. 2. Ngôn ngữ máy: Là ngôn ngữ duy nhất máy tính hiểu, được thể hiện dưới dạng dãy bít gồm 2 kí hiệu 0 và 1. 3. Ngôn ngữ lập trình: Là ngôn ngữ để viết các chương trình máy tính. 4. Chương trình dịch: Là chương trình để dịch chương trình từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy. 5. Môi trường lập trình: là phần mềm gồm chương trình soạn thảo, chương trình dịch, các công cụ tìm kiếm, sửa lỗi, dịch, chạy chương trình 6. Các thành phần chính của ngôn ngữ lập trình: Gồm - Bảng chữ cái: các chữ cái tiếng anh, số, kí hiệu. - Các quy tắc: là các quy định về cách viết các câu, sắp xếp các câu trong chương trình 7. Bảng kí hiệu các phép toán trong Pascal Phép toán Kí hiệu toán học Pascal Ví dụ Cộng + + 15 + 7 Trừ - - 20 – 3 Nhân x hoặc . hoặc ab hoặc lũy thừa ab * 7 * 4 5 * 5 (52) Chia a : b hoặc / 9/2 Phần trăm % % 7 * 20% Chia lấy phần nguyên Div 19 div 3 KQ: 6 Chia lấy phần dư mod 19 mod 3 KQ: 1 Phép và ( ); [ ]; { } ( ) ((12 + 8)*(2^3-7))/(3-15) 8. Từ khóa - Tên a. Từ khóa: là những từ dành riêng do ngôn ngữ lập trình quy định, không sử dụng ngoài mục đích do ngôn ngữ lập trình quy định. Ví dụ: - Khai báo tên chương trình: Program Cú pháp: Program ; - Khai báo thư viện: Uses Cú pháp: Uses crt; - Khai báo biến: Var Cú pháp: Var : ; VD: Khai báo biến a, b, c có kiểu dữ liệu số nguyên, biến tên kiểu xâu kí tự, biến m kiểu số thực. Var a,b,c : integer; ten : string; m : real; - Khai báo hằng: Const Cú pháp: Const = ; VD: khai báo biến tiền phí là 20000 const phi = 20000; - Bắt đầu thân chương trình (đoạn chương trình> Begin - Kết thúc chương trình: End. - Kết thúc đoạn chương trình: End; b. Tên: do người sử dụng đặt, cần tuân theo các quy tắc đặt tên * Quy tắc đặt tên - Tên không trùng với từ khóa (program, uses, var, const, if, then, for, to, do, begin, end, else) - Tên các đại lượng khác nhau phải khác nhau. - Tên không bắt đầu bằng số. - Tên không dùng dấu cách, có thể dùng dấu nối. 9. Cấu trúc chung của 1 chương trình: Gồm 2 phần a. Phần khai báo: gồm các câu lệnh khai báo, phần khai báo có thể hoặc không, nếu có phải được đặt trước phần thân. b. Phần thân chương trình Begin End. 9. Biến – Hằng Biến Hằng a. Khái niệm: - Là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. - Giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình - Phải khai báo trước khi dùng. - Là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. - Giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. - Phải khai báo trước khi dùng. b. Khai báo Var : ; Const = ; Gán giá trị cho biến := ; VD: a : = 5; à Gán giá trị 5 cho biến a c : = 15 + 8; à Gán giá trị biểu thức cho biến c b : = b + 1; à tăng 1 đơn vị cho biến b Không thực hiện được lệnh gán giá trị cho hằng 10. Cấu trúc rẽ nhánh: a. Cấu trúc rẽ nhánh Rẽ nhánh dạng thiếu Rẽ nhánh dạng đủ Điều kiện Câu lệnh Đúng sai Điều kiện Câu lệnh 1 Đúng sai Câu lệnh 2 b. Câu lệnh điều kiện Câu lệnh điều kiện dạng thiếu Câu lệnh điều kiện dạng đủ If then ; If then else ; Trong đó: - Điều kiện phải là phép so sánh (bằng =, lớn hơn >, nhỏ hơn =, nhỏ hơn hoặc bằng ) - Câu lệnh có thể là + Câu lệnh đơn (1 lệnh) + Câu lệnh ghép (từ 2 lệnh trở lên) phải đặt trong cặp từ khóa Begin end 11. Cấu trúc lặp: Sơ đồ cấu trúc lặp Câu lệnh lặp Điều kiện Câu lệnh Đúng sai For : = to do ; Trong đó: - biến đếm, giá trị đầu, giá trị cuối là số nguyên. - giá trị đầu <= giá trị cuối. - Câu lệnh có thể là + Câu lệnh đơn (1 lệnh) + Câu lệnh ghép (từ 2 lệnh trở lên) phải đặt trong cặp từ khóa Begin end 12. Lặp với số lần chưa biết trước while do ; Trong đó: - điều kiện là phép so sánh (bằng =, lớn hơn >, nhỏ hơn =, nhỏ hơn hoặc bằng ) - Câu lệnh có thể là + Câu lệnh đơn (1 lệnh) + Câu lệnh ghép (từ 2 lệnh trở lên) phải đặt trong cặp từ khóa Begin end 13. Biến mảng Var : array[giá trị đầu .. giá trị cuối] of ; Trong đó: - giá trị đầu, giá trị cuối là số nguyên. - giá trị đầu <= giá tri cuối. 14. Ví dụ về các câu lệnh trong chương trình. Câu lệnh Ý nghĩa Program ten; Uses crt; Var : ; Const = ; Begin Clrscr; Write(‘nhap ..’); readln(); := ; If then ; If then else ; For := to do ; While do ; Writeln(); Readln; End. Khai báo tên Khai báo thư viện Khai báo biến Khai báo hằng Bắt đầu thân chương trình Xóa màn hình In dòng chữ, nhập biến từ bàn phím Gán giá trị cho biến Điều kiện dạng thiếu Điều kiện dạng đủ Câu lệnh lặp Lặp với số lần chưa biết In kết quả ra màn hình Tạm ngừng đến khi nhấn phím Kết thúc chương trình. Bài tập Dạng 1: Các câu lệnh sau có hợp lệ không? Vì sao? a. var a,b : = real; b. var 4hs : integer; c. const ten = string; d. const ten = ‘hoang’ e. a : a + 1; f. b : = (a + c)*d g. if x : = 7 then a : = b; h. if x > 5 then ; a :=b; i. if x >=10 then a:=b; else m := n; k. for i : 2 to 10 do j : = j * 2; l. for k := 10 to 2 do writeln(‘A’); m. for k := 1,5 to 15 do b := b + 8; n. for k := 3 to 15 do; a := a*2; o. a:=10; while a > 5 do; a := a + 1; p. a:=10; while a < 15 do writeln(a); q. a:=10; while a:=5 do a:=a+2; Dạng 2: Cho biết ý nghĩa của các câu lệnh sau: Câu lệnh Ý nghĩa 1. program chuongtrinh1; 2. writeln(100); 3. Clrscr; 4. var a,b,c : integer; 5. If a > 10 then writeln(a); 6. Begin 7. Readln; 8. If a > b then writeln(a) else writeln(b); 9. For a : = 1 to 10 do j := j +5; 10. End. 11. Const phi = 15000 12. uses crt; 13. writeln(‘200’); 14. a : = 10; While a>5 do a:=1+a; Dạng 3: Cho biết kết quả sau khi thực hiện câu lệnh a. x : = 6; If x < 18 then x := x * 3; b. x :=18; if x > 20 then x := x +16; c. x := 5; if x < 10 then x : = x *2 else x := x * 4; d. x := 10; for k := 1 to 5 do x := x + k; e. x := 5; y := 6; for k := 2 to 7 do begin x := x +2; y := x + y; end; Dạng 4: Bài tập viết chương trình 1. a. Viết chương trình tính số tiền khách hàng phải thanh toán biết rằng: thành tiền = số lượng * đơn giá + phí. - số lượng, đơn giá được nhập từ bàn phím - phí là 20000. b. giải thích ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình. 2. Viết chương trình so sánh chiều cao của 2 bạn trong lớp, biết chiều cao được nhập vào từ bàn phím? Giải thích ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình. 3. Viết chương trình tính tổng (tích) của n số tự nhiên đầu tiên được nhập vào từ bàn phím? Giải thích ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_tin_hoc_8.doc