KIỂM TRA BÀI CŨ:
? Trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì ?
? Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho sự việc được nói đến trong câu ?
“ Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía Đông ửng đỏ. Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.”
( Hoàng Hữu Bội )
12 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 89 : thêm trạng ngữ cho câu ( tiếp ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV thực hiện: Nguyễn thị hằng kiểm tra bài cũ: ? Trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì ? ? Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho sự việc được nói đến trong câu ? “ Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía Đông ửng đỏ... Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả...” ( Hoàng Hữu Bội ) tiếng việt 7 Đáp án: ? 1 : Về ý nghĩa: TN được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức ...diễn ra sự việc nêu trong câu. ? 2 : Tảng sáng: trạng ngữ, bổ sung ý nghĩa về thời gian. - Ven rừng: trạng ngữ, bổ sung ý nghĩa về nơi chốn . tiếng việt 7 Tiết 89 : Thêm trạng ngữ cho câu ( tiếp ) I- Công dụng của trạng ngữ. 1/ * Ví dụ 1: Tìm hiểu 2 phần a,b ( SGK – 45, 46 ) Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong 2 phần a, b? Phần a: - vào khoảng đó TN chỉ thời gian - Sáng dậy TN chỉ thời gian - Trên giàn hoa lí TN chỉ nơi chốn - Chỉ độ tám chín giờ sáng TN chỉ thời gian - trên nền trời trong trong TN chỉ nơi chốn Phần b: - Về mùa đông TN chỉ thời gian tiếng việt 7 ? Có nên lược bỏ các trạng ngữ này không ? Vì sao? 2/ Nhận xét: - Không nên lược bỏ vì: các trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn giúp cho sự việc miêu tả được đầy đủ, chính xác hơn. Ví dụ 2: Đoạn trích: “ Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một đoạn trích trong Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch đọc trong Đại hội lần II ( tháng 2- 1951 ) có đầy đủ các yếu tố cần thiết của một bài văn nghị luận. Về bố cục, áng văn có một dàn ý khá rành mạch, chặt chẽ... ...Ngay ở phần mở bài,Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lí. ...Trong phần thân bài, để chứng minh cho luận đề, tác giả đưa ra những chứng cứ lịch sử và thực tế ... ... Xuống phần kết thúc vấn đề, tác giả dùng lí lẽ để xoáy sâu, nhấn mạnh luận đề.” “ Vũ Dương Quỹ ” - Trong văn nghị luận, khi sắp xếp luận cứ theo trình tự (thời gian, không gian...) TN góp phần làm cho các câu, đoạn được mạch lạc. tiếng việt 7 3/ Kết luận (Ghi nhớ – SGK: trang 46) II / Tách trạng ngữ thành câu riêng. 1 / VD: “ Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.(1) Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” .(2) ( Đặng Thai Mai) ? Hãy tìm trạng ngữ câu (1) ? ? So sánh câu (2) với TN câu (1) ? ? Vì sao tác giả lại tách thành 2 câu ? ? Việc tách câu như trên có tác dụng gì ? để tự hao với tiéng nói của mình. tiếng việt 7 2 / Nhận xét: - Trạng ngữ câu (1): Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó . Giống nhau: về ý nghĩa, cả 2 câu đều có quan hệ như nhau với nòng cốt câu. Khác nhau: TN: và để...của nó được tách ra làm một câu riêng. - Tách như vậy có tác dụng: nhấn mạnh ý nghĩa nội dung của TN 2. 3/ Kết luận: ( Ghi nhớ: SGK trang 47 ) tiếng việt 7 III. Luyện tập Hoạt động nhóm: ? 1: Bài tập 1 ( 47 ) ? 2: Bài tập 2 ( 47 – 48 ) ? 3: Tìm các trạng ngữ có trong các câu sau và cho biết có thể lược bỏ chúng đi được không? Vì sao? Mùa hè, làng quê toàn màu vàng- những màu vàng rất khác nhau. b. Chiều chiều, em tôi lại theo mẹ về nhà. ? 4: Thêm trạng ngữ để hoàn thành câu, sau đó hãy tách TN thành câu riêng, cho biết tác dụng của việc tách TN đó? a. ...Lan mới nói. b. Em làm sai mất bài Toán cuối... tiếng việt 7 Đáp án: Bài tập 1: Các trạng ngữ và công dụng: a. Kết hợp những bài này lại ( chỉ cách thức ), ở loại bài thứ nhất, ở loại bài thứ hai ( chỉ trình tự lập luận ) t b . Lần đầu tiên chập chững bước đi, Lần đầu tiên tập bơi, Lần đầu tiên chơi bóng bàn, Lúc còn học phổ thông -> TN chỉ thời gian - Về môn Hoá -> TN chỉ phương tiện Bài tập 2: a. - Trạng ngữ được tách: “Năm 72” - Tác dụng : Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật . b. - Trạng ngữ được tách : “ Trong lúc...bồn chồn” . - Tác dụng : Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu. tiếng việt 7 Bài tập 4: Gợi ý : có thể thêm các TN ngữ: a. I m lặng một lát b. Vì hấp tấp Bài tập 3: - Các trạng ngữ : a. Mùa hè b. Chiều chiều Tác dụng của trạng ngữ : xác định ý nghĩa về thời gian. tiếng việt 7 ? Hãy viết một đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn,trong đó có sử dụng câu văn có trạng ngữ. Chỉ rõ vì sao phải dùng trạng ngữ đó. Gạch chân, gọi tên trạng ngữ. Đoạn văn: “ Buổi chiều hôm ấy, không khí như ngâm hơi nước. Trời tối sẫm.Những đám mây đen trông gần ta hơn... ...Đến nửa đêm, bốn phương trời đều như có gió nổi lên họp thành một luồng mạnh ghê gớm... ...Mãi đến sáng hôm sau, bão mới ngớt...” ( Theo Hàn Thế Du ) * Nhờ trạng ngữ, các câu, các đoạn trở nên liên kết với nhau,tạo sự mạch lạc cho bài văn. tiếng việt 7 Củng cố: * Công dụng của trạng ngữ: Làm cho nội dung câu đầy đủ, chính xác. Ngoài ra, TN còn liên kết các câu, đoạn văn với nhau tạo sự mạch lạc. * Có thể tách TN thành những câu riêng để nhấn mạnh hoặc chuyển ý... Dặn dò:- Học thuộc Ghi nhớ, làm bài tập 3 ( 47 ) Chuẩn bị bài sau: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. tiếng việt 7
File đính kèm:
- Copy of tr¹ngngu.ppt