Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 5 đến 67 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp hs

- Hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản ( Thấy được tác

dụng của việc xây dựng bố cục)

2. Phẩm chất: Giúp hs

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm

- Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn.

3. Năng lực.

a. Năng lực chung

- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn.

- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: Có ý thức rèn luyện khi xác định bố cục trong văn bản.

II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ.

- Phiếu học tập, bảng phụ

III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC.

- Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ:

? Thế nào là liên kết trong văn bản? Theo em liên kết trong văn bản có tác dụng gì?

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

pdf211 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 5 đến 67 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày dạy: 7A1,2:14/9/2020 Tiết 5 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm liên kết trong văn bản. - Nắm được yêu cầu về liên kết trong văn bản. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm. - Thói quen tạo tính liên kết khi tạo lập văn bản. 3. Năng lực. a. Năng lực chung - Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn. - Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Có ý thức rèn luyện khi tạo lập văn bản. II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ. - Phiếu học tập, bảng phụ III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC. - Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở. - Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động - Học sinh nhắc lại kiến thức chung về văn bản:Văn bản là gì?Văn bản có tính chất gì? Văn bản là chuỗi lời nói hoặc viết có nội dung, có mục đích giao tiếp. Một trong tính chất quan trọng của văn bản là tính liên kết. Vậy thế nào là tính liên kết ta vào bài ngày hôm nay. * HĐ 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm - KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, phân tích GV: Cho học sinh đọc những câu văn SGK/17. ? Theo em nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu sau thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói không? Vì sao? I. I. LIÊN KẾT VÀ PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN 1. Tính liên kết của văn bản a. Ví dụ: - Đoạn văn khó hiểu vì giữa các câu văn không có mối quan hệ gì với nhau. b. Bài học: 2 - Không hiểu ? Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? ( liên kết ) ? Thế nào là liên kết? GV: Chỉ có có các câu văn chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp thì vẫn chưa thể làm nên văn bản. Có nghĩa là không thể có văn bản nếu các câu, các đoạn không nối liền nhau, gắn bó với nhau cả về nội dung và hình thức. Sự gắn bó đó gọi là liên kết trong văn bản. GV: liên kết là 1 trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Cũng như chỉ có trăm đốt tre đẹp đẽ cũng chưa đảm bảo sẽ có một cây tre. Muốn có một cây tre trăm đốt thì trăm đốt tre kia phải được nối liền. Tương tự như thế không thể có văn bản nếu các câu, các đoạn văn không nối liền nhau. Mà nối liền là liên kết. GV đưa bài tập nhanh: Tôi đến trường. Em Thu bị ngã . - ở đây nêu mấy thông tin? Những thông tin này như thế nào với nhau? ( 2 thông tin - không liên quan với nhau ) - Em hãy sửa lại câu văn để 2 thông tin này gắn kết với nhau? ( Trên đường tới trường, tôi thấy em Thu bị ngã . ) - HS đọc lại đoạn văn ví dụ 1 GV: Đoạn văn trên thiếu ý gì? HS: Thiếu ý như: "con không được tái phạm nữa, con phải xin lỗi mẹ" nên khó hiểu. GV: Vì thiếu ý như vậy nên nội dung các câu trong đoạn đã thống nhất và gắn bó với nhau chưa? Chưa - HS đọc VD ( sgk - 18 ) ? Sự sắp xếp ý giữa câu 1 và câu 2 có gì bất hợp lí ? Vì sao ? ( chưa có sự nối kết với nhau - vì chưa có tính liên kết ) ? Làm thế nào để xoá bỏ được sự bất hợp lí đó? ? Giữa câu 1,2,3 có sự liên kết với nhau chưa? Vì sao? - Liên kết: là sự nối kết các câu, các đoạn trong văn bản 1 cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. 2. Phương tiện liên kết a. Ví dụ : SGK - Chưa có sự nối kết với nhau - Thêm cụm từ : còn bây giờ - Từ : Đứa trẻ phải thay băng từ : con 3 GV : Những từ : còn bây giờ, con là những từ, tổ hợp từ được sử dụng làm phương tiện liên kết trong đoạn văn ? So sánh đoạn văn khi chưa dùng phương tiện liên kết và khi dùng phương tiện liên kết? + Chưa dùng : câu văn rời rạc, khó hiểu. Khi dùng: câu văn rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu ? Một văn bản muốn có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì? ? Thế nào là tính liên kết trong văn bản? Nêu các phương tiện liên kết trong văn bản ? - HS đọc ghi nhớ . b. Bài học: - Muốn tạo được tính liên kết trong văn bản cần phải sử dụng những phương tiện liên kết về hình thức và nội dung. * Ghi nhớ : SGK ( 18 ) * HĐ 3: Luyện tập - PP: luyện tập thực hành, vấn đáp. - KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm, chơi trò chơi - NL: hợp tác, giao tiếp, gqvđ HS đọc đoạn văn ? Đọc đoạn văn và sắp xếp câu văn theo thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ? ? Vì sao lại sắp xếp như vậy? (sắp xếp như vậy thì đoạn văn mới rõ ràng, dễ hiểu.) HS đọc đoạn văn ? Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao? ? Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống? GV hướng dẫn HS giải thích II. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1 - Sơ đồ câu hợp lí : 1 - 4 - 2 - 5 - 3 2. Bài tập 2 - Đoạn văn chưa có tính liên kết. - Vì chỉ đúng về hình thức ngôn ngữ song không cùng nói về một nội dung. 3. Bài tập 3 - Điền từ : bà, bà , cháu, bà, bà, cháu, thế là. 4. Bài tập 4 Nếu tách 2 câu văn khỏi các câu khác trong văn bản thì có vẻ rời rạc. Nhưng nếu đặt trong văn bản, thì 2 câu vẫn liên kết với các câu khác làm thành một thể thống nhất. 5. Bài tập 5 4 - HS nêu yêu cầu và trình bày theo ý hiểu Câu chuyện "Cây tre trăm đốt" giúp em hiểu rõ hơn về vai trò của liên kết trong văn bản: Muốn có một văn bản hoàn chỉnh thì các câu, các đoạn phải nối liền, gắn kết với nhau. * HĐ4: Vận dụng ? Hãy sắp xếp các câu văn theo trình tự hợp lí : a. Ai dám bảo Thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử. b. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua khe đất mà trỗi dậy. Bẹ măng mọc kín thành cây non. Ủ kĩ như áo mẹ trùm bên trong lẫn bên ngoài cho đứa con. c. Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. * HĐ5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết đoạn văn ngắn có tính liên kết *V. HD chuẩn bị bài học tiết sau - Làm bài tập còn lại, học ghi nhớ - Chuẩn bị bài tiếp theo. Bố cục trong văn bản. 5 Ngày dạy: 7A1,2:16/9/2020 Tiết 6 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp hs - Hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản ( Thấy được tác dụng của việc xây dựng bố cục) 2. Phẩm chất: Giúp hs - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm - Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn. 3. Năng lực. a. Năng lực chung - Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn. - Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Có ý thức rèn luyện khi xác định bố cục trong văn bản. II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ. - Phiếu học tập, bảng phụ III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC. - Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở. - Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: ? Thế nào là liên kết trong văn bản? Theo em liên kết trong văn bản có tác dụng gì? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm - KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, phân tích. ? Nếu viết một lá đơn xin gia nhập vào đội thiếu niên tiền phong HCM, em sẽ viết theo trình tự nào? - Quốc hiệu. - Tên đơn - Nơi nhận - Người viết đơn, địa chỉ - Lí do viết đơn - Nguyện vọng I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cục của văn bản a.Ví dụ. Đơn xin gia nhập đội TNTP Hồ Chí Minh. 6 - Lời hứa hẹn ? Nếu các nội dung trên bị đảo lộn không theo trình tự trên có được không? Vì sao? - Đảo lộn như vậy không được vì như vậy làm cho bố cục văn bản không mạch lạc, rõ ràng, khó hiểu. ? Vì sao xây dựng văn bản cần quan tâm tới bố cục? - Vì nếu có bố cục rõ ràng thì văn bản mới dễ hiểu, mạch lạc ? Thế nào là bố cục trong văn bản? - Học sinh đọc mục 1 ghi nhớ. - Giáo viên khái quát lại. GV: Gọi học sinh đọc hai câu chuyện SGK 29 ? Hai truyện trên có bố cục chưa? - Chưa có bố cục. ? Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào? - Các câu, các ý trong văn bản không có sự thống nhất về nội dung, không có sự liên kết chặt chẽ về hình thức ? Theo em nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên như thế nào? HS thảo luận nhóm 4 trong 3 phút, nêu cách giải quyết Giáo viên kết luận GV: Muốn bố cục rành mạch, hợp lí phải đảm bảo những yêu cầu gì? Học sinh đọc ý 2 ghi nhớ. Giáo viên khái quát. ? Hãy nêu bố cục của văn bản tự sự và miêu tả? Nhiệm vụ của từng phần? - Mở bài: giới thiệu đối tượng cần kể, tả - Thân bài: tả, kể theo trình tự nhất - Văn bản phải có sự sắp đặt các phần theo trình tự -> bố cục b. Bài học. -> Bố cục văn bản là sự sắp xếp các ý, các phần, các đoạn theo một trình tự 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản a. Ví dụ. - Hai câu truyện trên không có bố cục -> Khó hiểu, lộn xộn -> Muốn bố cục rành mạch, hợp lí các phần, các đoạn thống nhất, phân biệt rạch ròi. Trình tự sắp xếp phải dễ dàng đạt mục đích giao tiếp b. Bài học SGK 3. Các phần của bố cục a. Ví dụ. - Bố cục: ba phần + Mở bài + Thân bài + Kết bài 7 định - Kết bài:Khẳng định lại vấn đề, hứa hẹn, cảm tưởng ? Có phải cứ chia văn bản làm ba phần là văn bản trở nên rành mạch, hợp lí không? - Không. Giữa mở bài, thân bài, kết bài cũng phải có sự thống nhất. ? Bố cục của văn bản gồm mấy phần? - Học sinh đọc ý 3 ghi nhớ. - Giáo viên nhấn mạnh. - GV: Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ trang 30 b. Bài học.SGK * HĐ 3: Luyện tập - PP: luyện tập thực hành, vấn đáp. - KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm, chơi trò chơi - NL: hợp tác, giao tiếp, gqvđ - Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập Học sinh đọc một số bài văn đã sưu tầm, chuẩn bị sẵn. Giáo viên đọc văn bản đã chuẩn bị. - Học sinh thảo luận theo bàn. - Đại diện các nhóm báo cáo. ? Hãy nhận xét câu trả lời của bạn? GV: Chốt các ý cơ bản. ? Nêu yêu cầu của bài tập - HS làm bài cá nhân - Nêu bài làm của mình. Hãy nhận xét bài làm của bạn? II. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1: Tìm ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng nếu chúng ta không chú ý đến việc sắp xếp ý cho rành mạch thì bài văn không có hiệu quả cao VD: Khi viết đơn xin nghỉ học, nếu chúng ta không sắp xếp theo trình tự. Chẳng hạn: - Lí do viết đơn - Lời hứa - Tên , lớp -> hiệu quả không cao 2. Bài tập 2: * Bố cục Cuộc chia tay của những con búp bê: 3 đoạn - Hai anh em chia đồ chơi - Thuỷ đến trường chia tay cô giáo và các bạn - Hai anh em phải chia tay. 3. Bài tập 3. - Bố cục chưa rành mạch và hợp lí. a. Mở bài: - Giới thiệu họ tên, giới hạn của báo cáo. b.Thân bài: Bỏ phần 4 c. Kết bài: 8 - Tóm tắt những điều cần trình bày. - Gợi mở một hướng mới có ý định thực hiện. * HĐ 4: Vận dụng. ? Thế nào là bố cục trong văn bản? ? Nêu các yêu cầu để bố cục được rành mạch, hợp lí? ? Bố cục của một văn bản gồm mấy phần? * HĐ 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm bố cục trong văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. *V. HD chuẩn bị bài học tiết sau. - Về nhà làm bài tập 3 trang 30. - Chuẩn bị bài mạch lạc trong văn bản Yêu cầu tìm hiểu: Vì sao văn bản cần có mạch lạc? Các điều kiện cần có để văn bản mạc lạc? Xem trước các bài tập trang 32, 33. 9 Ngày dạy: 7A1:18/9/2020 7A2:17/9/2020 Tiết 7 MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp hs - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc. - Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc. 2. Phẩm chất: Giúp hs - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm. - Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào việc đọc - hiểu văn bản, và thực tiễn tạo lập văn bản nói, viết. 3. Năng lực. a. Năng lực chung - Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn. - Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Có ý thức rèn luyện khi xác định bố cục trong văn bản. II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ. - Phiếu học tập, bảng phụ III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC. - Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở. - Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: ? Thế nào là bố cục trong văn bản? Theo em bố cục trong văn bản có tác dụng gì? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia. Nhưng văn bản lại không thể mất đi tính liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của văn bản vẫn được phân cắt rạch ròi mà không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau? * HĐ 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm - KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, phân tích. ? Giải thích nghĩa của từ “ mạch lạc” - Đông y: mạch là vốn là mạch máu trong cơ thể. ? Mạch lạc trong văn bản có được I. MẠCH LẠC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 1. Mạch lạc trong văn bản: 10 dùng theo nghĩa trên không? - Không nhưng cũng không xa rời nghĩa đen, nó có điểm giống với nghĩa đen của nó. ? Dựa vào hiểu biết trên, em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có tính chất gì trong các tính chất sau? a. Trôi chảy thành dòng thành mạch b. Tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản. c. Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn. ?Có ý kiến cho rằng trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí? Em có tán thành ý kiến trên không? Vì sao? - Ý kiến trên là đúng GV: Thế nào là mạch lạc trong văn bản? - Trong văn bản tự sự: các sự việc nối kết nhau một cách hợp lý theo diễn biến. - Trong văn bản miêu tả: các diện quan sát nhằm liên kết để tạo cái nhìn chỉnh thể. ? Nhắc lại bố cục chính của văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”? Các sự việc được sắp xếp như thế nào? - Mẹ bắt hai anh em chia đồ chơi - Hai anh em rất thương nhau - Thành đưa em đến trường chào cô và các bạn - Hai anh em chia tay, Thuỷ để hai con búp bê lại cho anh . ? Mặc dù nhiều sự việc nhưng nói chung các sự việc này đều xoay quanh nội dung, sự kiện chính là gì? - Sự chia tay. ? Chủ đề của truyện là gì? - Mạch lạc: Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn. - Mạch lạc là: Tiếp nối các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Làm cho các phần trong văn bản thống nhất lại -> Văn bản cần phải mạch lạc. 2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc: a. Ví dụ : Tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê ”? 11 ? Chủ đề ấy có xuyên suốt các chi tiết, sự việc để trôi chảy thành dòng, thành mạch qua các phần, các đoạn của truyện không? ? Những con búp bê và hai anh em Thành có vai trò gì trong truyện? Sự chia tay có vai trò gì? - Là nhân vật chính, - GV: vậy trong văn bản muốn có tính mạch lạc người viết phải để cho các sự việc xoay quanh một sự việc chính, sự việc chính xảy ra với các ? Các từ ngữ trong truyện có góp phần tạo ra cái dòng mạch xuyên suốt ấy không? Các cảnh trong những thời gian, không gian khác nhau có góp phần làm cho dòng mạch ấy trôi chảy liên tục và thống nhất trong 1 chủ đề không? GV : Từ ngữ, sự việc đó là các yếu tố làm cho chủ đề nổi bật. Nói cách khác là chủ đề đã xuyên suốt, thấm sâu vào các yếu tố đó ? Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản như thế nào? - Mạch lạc trong văn bản là gì? Nêu các điều kiện để 1 văn bản có tính mạch lạc - Hs đọc ghi nhớ - Chủ đề : Cuộc chia tay của 2 anh em Thành - Thuỷ khi cha mẹ li hôn . => xuyên suốt + Từ ngữ: Chia tay, chia đồ chơi, chia rẽ, xa cách, khóc ... + Các sự việc : Trong hiện tại - qúa khứ, ở nhà - ở trường . => Thống nhất b. Bài học - Văn bản có tính mạch lạc là : + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt. + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí làm cho chủ đề liền mạch . HĐ 3: Luyện tập - PP: luyện tập thực hành, vấn đáp. - KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm, chơi trò chơi - NL: hợp tác, giao tiếp, gqvđ * Hãy xác định yêu cầu bài tập? - Học sinh thảo luận theo tổ trong năm phút. Tổ 1,3 làm phần a. Tổ 2 làm phần b. Đại diện trình bày Hãy nhận nhận xét câu trả lời của nhóm bạn? Giáo viên kết luận II. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1: Tìm mạch lạc văn bản a. Văn bản Mẹ tôi: - Văn bản xoay quanh chủ đề: Thái độ của người cha trước sự vô lễ của En-ri- cô với mẹ -> giáo dục -> răn dạy con biết kính yêu cha mẹ - Các ý, các đoạn trong văn bản đều hướng về chủ đề đó b. Văn bản: Lão nông dân và các con - Chủ đề: lao động là vàng - Chủ đề xuyên suốt toàn bài + Hai câu mở bài nêu chủ đề + Đoạn giữa: kho vàng chôn dưới đất 12 Học sinh đọc đoạn văn của Tô Hoài ? Ý chính của đoạn văn là gì? - Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông giữa ngày mùa. ? Chỉ ra sự mạch lạc cuả đoạn văn? - Học sinh làm tại chỗ. ? Hãy nêu bài làm của mình? ? Hãy nhận xét bài làm của bạn? - GV: Chốt các ý cơ bản. và sức lao động của con người làm nên lúa tốt “ vàng” + Đoạn kết: 4 câu kết: nhấn mạnh chủ đề thêm một lần nữa để khắc sâu * Đoạn văn của Tô Hoài: - Ý chính: sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông giữa ngày mùa. + Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian, trong không gian. + Miêu tả những biểu hiện phong phú của sắc vàng + Nhận xét , cảm nhận của tác giả về sắc vàng đó -> Trình tự ba phần nhất quán, rõ ràng -> làm cho bố cục mạch lạc * HĐ 4: Vận dụng. ? Thế nào là mạch lạc trong văn bản? ? Để một văn bản có tính mạch lạc cần những yêu cầu gì? * HĐ 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo. Viết đoạn văn ngắn có tính mạch lạc. *V. HD chuẩn bị bài học tiết sau. - Về nhà học bài và làm bài tập 2 trang 34. - Chuẩn bị bài Quá trình tạo lập văn bản Yêu cầu: + Để tạo lập một văn bản, người tạo lập cần thực hiện theo mấy bước? Đó là những bước nào? + Xem trước các bài tập trang 46, 67. 13 Ngày dạy: 7A1:18/9/2020 7A2:17/9/2020 Tiết 8: TỪ GHÉP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - Nắm được đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí. 3. Năng lực. a. Năng lực chung - Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn sử dụng từ ghép. - Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Nhận diện các loại từ ghép. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ. Kĩ năng sử dụng từ: Dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ. - phiếu học tập, bảng phụ III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC. - Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở. - Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: Không 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Giáo viên giới thiệu bài bằng cách củng cố kiến thức lớp 6 và đặt vấn đề vào bài: em hãy tìm các từ ghép có trong câu sau: Sắp vào năm học mới, mẹ mua cho tôi rất nhiều quần áo đẹp. Từ gồm: Từ đơn và từ phức. Từ phức : Từ ghép và từ láy. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu từ ghép. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về từ ghép : Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. - PP: phân tích mẫu, vấn đáp, trực quan, TL nhóm - KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP 1. Ví dụ ( SGK) 14 phân tích GV: Ghi 2 từ in đậm lên bảng. ? Trong 2 từ đó, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? HS lên bảng xác định. ? Em có nhận xét gì về trật tự của những tiếng chính trong những từ ấy? - Đứng trước. ? Theo em từ ghép chính phụ có cấu tạo như thế nào? Gv: Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ trong đó tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính là từ ghép chính phụ. - HS đọc Ví dụ 2 - Chú ý các từ trầm bổng, quần áo. ? Giải thích nghĩa từ quần áo và trầm bổng . ? Các tiếng trong 2 từ ghép trên có phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ không ? Vậy 2 tiếng này có quan hệ với nhau như thế nào? ? Khi đảo vị trí của các tiếng thì nghĩa của từ có thay đổi không ? - Không. ? Từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào? ? Tìm một vài từ ghép đẳng lập chỉ các sự vật xung quanh chúng ta ? ( Bàn ghế, sách vở, mũ nón ... ) ? So sánh từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, chúng giống và khác nhau ở điểm nào ? - HS thảo luận nhóm đôi. - GV nhận xét, chốt. ? Từ ghép được phân loại như thế nào ? Thế nào là từ ghép chính phụ, thế nào là từ ghép đẳng lập ? ? So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà? a. Ví dụ 1: Bà ngoại Thơm phức Tc Tp Tc Tp - Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính => quan hệ chính phụ. => Từ ghép chính phụ: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. b. Ví dụ 2: - Trầm bổng - Quần áo -> 2 tiếng ngang bằng nhau -> quan hệ bình đẳng => Từ ghép đẳng lập - Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ) 2. Bài học( SGK) II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP 1. Ví dụ a. Ví dụ 1: + Bà : chỉ người phụ nữ sinh ra cha, mẹ 15 ? Nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của tiếng thơm? ? Từ ghép chính phụ có nghĩa như thế nào? ? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần và áo? ? Trầm bổng với trầm và bổng? ? Từ ghép đẳng lập có nghĩa như thế nào ? Nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập có gì khác nhau? - Từ ghép chính phụ : có tính chất phân nghĩa. - Từ ghép đẳng lập: Có tính chất hợp nghĩa. GV: Dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. GV: Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập. ? Phân loại từ ghép đẳng lập, chính phụ? -> nghĩa rộng . +Bà ngoại : chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ -> nghĩa hẹp +Thơm : có mùi như hương của hoa, dễ chịu -> nghĩa rộng . +Thơm phức : có mùi bốc lên mạnh, hấp dẫn -> nghĩa hẹp. -> Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính => có tính chất phân nghĩa . b. Ví dụ 2: + Quần áo : chỉ quần áo nói chung -> hợp nghĩa, có nghĩa khái quát hơn. Quần, áo : chỉ riêng từng loại . + Trầm bổng : Miêu tả âm thanh lúc thấp, lúc cao nghe rất êm tai => nghĩa chung, khái quát. Trầm, bổng : chỉ âm thanh riêng từng loại => Nghĩa của từ ghép đẳng lập : Có tính chất hợp nghĩa : Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó. 2. Bài học ( SGK) * HĐ 3: Luyện tập - PP: luyện tập thực hành, vấn đáp, DH nhóm - KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm, chơi trò chơi - NL: hợp tác, giao tiếp, gqvđ Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp III. LUYỆN TẬP 1. Bài 1: - Từ ghép đẳng lập : Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi . 16 sức theo hai đội, mỗi đội bốn học sinh. Giáo viên làm trọng tài. Đội điền đúng, thời gian ít hơn là đội chiến thắng. Hãy xác định yêu cầu, làm bài? Gọi bốn học sinh lên bảng điền, số còn lại làm vào vở. Hãy nhận xét bài làm của bạn? Giáo viên nhận xét chung. - Từ ghép chính phụ: Xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, nụ cười . 2. Bài 2: Điền thêm tiếng để tạo thành từ ghép chính phụ - Bút chì - ăn mày - mưa phùn - trắng phau - làm vườn - nhát gan 3. Bài 3: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập - Núi sông, núi đồi - Ham muốn, ham mê - Mặt mũi, mặt mày - Tươi tốt, tươi vui - Xinh đẹp, xinh tươi - Học hành, học hỏi * HĐ 4: Vận dụng - Tìm 3 từ ghép chính phụ và 3 từ ghép đẳng lập. Cho biết nghĩa của nó. * HĐ 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết đoạn văn có sử dụng từ ghép V. HD chuẩn bị bài học tiết sau - Làm bài tập còn lại, học ghi nhớ - Chuẩn bị bài tiếp theo 17 Ngày dạy: 7A1,2:21/9/2020 Tiết 9: TỪ LÁY I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp hs:

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_5_den_67_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf
Giáo án liên quan