Bài giảng tiết 54: ánh trăng_ nguyễn duy

KIỂM TRA BÀI CŨ

Câu 1. Đọc thuộc lòng bài thơ bếp lửa?

 

Câu 2. Nêu ý nghĩa văn bản?

Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.

 

pptx20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 54: ánh trăng_ nguyễn duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 12/18/2011 ‹#› CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1. Đọc thuộc lòng bài thơ bếp lửa? Câu 2. Nêu ý nghĩa văn bản? Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. ÁNH TRĂNG Tiết 54 Nguyễn Duy Giáo viên dạy: Nguyễn Trần Thúy An Ngày dạy: 18/12/2011 Lớp dạy: 92 I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ sinh năm 1948. Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG 2. Tác phẩm Xuất xứ Bài thơ Ánh trăng rút trong tập thơ cùng tên, được tác giả viết năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc ở các khổ 1, 2, 3 bằng lặng trôi nhưng khổ thứ tư “đột ngột” một sự kiện tạo nên bước ngoặc để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên.   2. Tác phẩm II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Vầng trăng trong quá khứ Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể  Gắn bó với tác giả ngay từ thuở ấu thơ. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả, dù ở nơi đâu trăng cũng bên cạnh. hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Vầng trăng trong quá khứ  Trong kháng chiến xa gia đình, xa quê hương thì vầng trăng là người bạn “tri kỉ” của người chiến sĩ, họ rất thân thiết với nhau, không thể thiếu nhau, chia sẻ ngọt bùi, đồng cam cộng khổ. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Vầng trăng trong quá khứ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa  Trăng và tác giả sống với nhau thân tiết, gần gũi đến “trần trụi”, hồn nhiên vô tư đến độ “như cỏ cây”. Chính vì vậy vầng trăng không chỉ là “tri kỉ” mà còn là “tình nghĩa”, thủy chung, đầy ân tình. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Vầng trăng trong quá khứ Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm. Nghĩa tình với vầng trăng suốt một thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng trận mạc sâu nặng đến mức “ngỡ chẳng bao giờ quên – cái vầng trăng tình nghĩa”. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung b. Vầng trăng trong hiện tại Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường  Cuộc sống tiện nghi hiện đại làm con người dễ dàng lãng quên những giá trị trong quá khứ II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung b. Vầng trăng trong hiện tại - Cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng “vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung b. Vầng trăng trong hiện tại Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn  Vầng trăng hiện lên thật bất ngờ : một vầng trăng tròn đầy, đẹp vẹn nguyên. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung b. Vầng trăng trong hiện tại Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Khi đối mặt với vầng trăng thì bao kỉ niệm xưa bỗng ùa về, đó là đồng là bể, là sông là rừng làm tác giả cảm thấy lòng mình “rưng rưng”. Khi đối mặt với vầng trăng thì bao kỉ niệm xưa bỗng ùa về, đó là đồng là bể, là sông là rừng làm tác giả cảm thấy lòng mình “rưng rưng”. Khi đối mặt với vầng trăng thì bao kỉ niệm xưa bỗng ùa về, đó là đồng là bể, là sông là rừng làm tác giả cảm thấy lòng mình “rưng rưng”.  Khi đối mặt với vầng trăng thì bao kỉ niệm xưa bỗng ùa về, đó là đồng là bể, là sông là rừng làm tác giả cảm thấy lòng mình “rưng rưng”. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung b. Vầng trăng trong hiện tại - Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung c. Ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình  Trăng “tròn vành vạnh” mang vẻ đẹp viên mãn, là biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của sự thủy chung son sắt. Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung c. Ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng Vầng trăng “im phăng phắc” không hề trách cứ ai. Nhưng khi nhìn vầng trăng ấy con người chợt giật mình nhận ra sự vô tình của mình. Cái khoảng lặng của ánh trăng và cái giật mình chân thành đã có sức cảm hóa lòng người mãnh liệt.  Khổ thơ chính là chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 2. Nghệ thuật - Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng. - Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tư nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 3. Ý nghĩa văn bản Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước. CỦNG CỐ Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ? 1. Biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên, tự nhiên. 2. Biểu tượng của vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. 3. Biểu tượng của sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. 4. Biểu tượng của quá khứ nghĩa tình. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Học thuộc lòng bài thơ - Chuẩn bị bài mới Tổng kết về từ vựng (luyện tập tổng hợp). TiẾT HỌC KẾT THÚC CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

File đính kèm:

  • pptxANH TRANG.pptx