I/ Công dụng:
1/ Ví dụ:
a/ Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó,nhưng tạo được tình thương,lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.
(Theo Lâm ngữ Đường,Tinh hoa xử thế)
Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
b/ Nhìn từ xa,cầu Long Biên như một dải luạ uốn lượn vắt ngang sông Hồng,nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
(Thuý Lan,Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử)
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
c/ Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắc tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
( Thép Mới,Cây tre Việt Nam)
Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai châm biếm
d/ Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”, ra đời.
(Ngữ văn 7,tập2)
Đánh dấu tên các vở kịch
9 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 53: dấu ngoặc kép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Như tre mọc thẳng con người không chịu khuất. Người xưa có câu: “ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn,bất khuất. (Tre Việt Nam,Thép Mới) Tiết 53: DẤU NGOẶC KÉP I/ Công dụng: 1/ Ví dụ: a/ Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó,nhưng tạo được tình thương,lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”. (Theo Lâm ngữ Đường,Tinh hoa xử thế) Đánh dấu lời dẫn trực tiếp b/ Nhìn từ xa,cầu Long Biên như một dải luạ uốn lượn vắt ngang sông Hồng,nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn! (Thuý Lan,Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử) Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt c/ Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắc tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. ( Thép Mới,Cây tre Việt Nam) Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai châm biếm d/ Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,…ra đời. (Ngữ văn 7,tập2) Đánh dấu tên các vở kịch a/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. b/ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. c/ Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai châm biếm. c/ Đánh dấu tên các vở kịch. 2/ Ghi nhớ: Dấu ngoặc kép dùng để: - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; - Đánh dấu tên tác phẩm,tờ báo, tập san,…được dẫn. I/ Công dụng: 1/ Ví dụ: Bài tập nhanh: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong những câu sau: 1/ Thế là ôtô ông Va-ren chạy qua giữa hai hàng rào con người,lưng khom lại khi ngài đến gần.Cùng lúc,một tiếng rào rào nổi lên: “ Lạy quan lớn! Bẩm lạy quan lớn ạ!” (Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu) 2/ Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy rồi,chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom- thế thôi ”. (Chiếc lá cuối cùng) 3/ Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đìnhchỉ mới đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh lệch về thời gian ấy ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng,tôi bỗng “ Sáng mắt ra”… (Bài toán dân số) 1/ Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. 2/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. 3/ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. II/ Luyện tập: Bài tập1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép: a/ Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp. b/ Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai. c/ Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp. d/ Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai. e/ Đánh dấu những từ ngữ được dẫn trực tiếp “ mặt sắt”, “ ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du. II/ Luyện tập: Bài tập2: Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ trống thích hợp(có điều chỉnh viết hoa trong những trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích và giải thích lí do. a/ Biển vừa treo, có người qua đường xem, cười bảo - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi ? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ tươi đi. (Theo Treo biển) b/ Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu. (Theo Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) c/ Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo lắng gì cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về,tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào… (Theo Nam Cao, Lão Hạc) a/ Biển vừa treo, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là “cá tươi “? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi. (Theo Treo biển) b/ Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.” (Theo Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) c/ Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo lắng gì cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về,tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : ” Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” (Theo Nam Cao, Lão Hạc) II/ Luyện tập: Bài tập3: Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau? a/ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. b/ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói người chỉ có một ham muốn,ham muốn tột bậc,là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc,ai cũng được học hành Đáp án: a/ Dùng dấu hai chấmvà dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp,dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. b/ Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói không được trích dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp). II/ Luyện tập: Bài tập4: Viết đoạn văn: Nam Cao(1915-1951)là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm đặc sắc : “ Chí Phèo”, “ Lão Hạc”, “ Trăng sáng”, “Đời thừa”, “ Sống mòn”,…Và ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Mnh về văn học nghệ thuật năm 1996.
File đính kèm:
- DAU NGOAC KEP.ppt