Bài giảng Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh

H1- Thế nào là trường từ vựng ?

H2- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

• Những từ : “Lanh lảnh, oang oang, ồm ồm” được xếp

vào trường từ vựng nào ?

• Tiếng gió b. Tiếng mưa

c. Tiếng nước chảy d. Tiếng nói

 

2. Các từ gạch chân trong bài thơ sau thuộc trường từ vựng nào ?

Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

a. Động vật ăn cỏ b.Động vật thuộc loài ếch nhái

c. Động vật ăn thịt d. Côn trùng .

 

ppt13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh về tham dự tiết học Kiểm tra bài cũ H1- Thế nào là trường từ vựng ? H2- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Những từ : “Lanh lảnh, oang oang, ồm ồm” được xếp vào trường từ vựng nào ? Tiếng gió b. Tiếng mưa c. Tiếng nước chảy d. Tiếng nói 2. Các từ gạch chân trong bài thơ sau thuộc trường từ vựng nào ? Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi a. Động vật ăn cỏ b.Động vật thuộc loài ếch nhái c. Động vật ăn thịt d. Côn trùng . Từ tượng hình, từ tượng thanh Tiết15 -Mặt lão đột nhiên co rúm lại .Những vết nhăn xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra .Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít . Lão hu hu khóc… -Này! Ông giáo ạ !Cái giống nó cũng khôn !Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử , nhìn tôi , như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này à? “ -Tôi ở nhà Binh tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc .Tôi mải mốt chay sang .Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà . Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi , quần áo xộc xệch , hai mắt long sòng sọc .Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. ngữ liệu 1 (Lão Hạc – Nam Cao) Ngữ liệu 2 Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua đèo Ngang-Bà huyện Thanh Quan) Ghi nhớ Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ ,trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. Bài tập 1 Trong các từ sau đây từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh? Réo rắt Dềnh dàng Thập thò Leng keng ú ớ Gập ghềnh Đờ đẫn Lụ khụ Sầm sập Mấp mô Bài 1/ SGK: Tìm từ tượng hình , từ tượng thanh trong những câu sau :(trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố): -Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt . Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm . -Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. -Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp , rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu . -Rồi chị túm lấy cổ hắn , ấn dúi ra cửa . Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức sô đẩy của người đàn bà lực điền , hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất , miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Quy ước: Từ tượng hình Từ tượng thanh Trò chơi tiếp sức Trong vòng hai phút hai đội lần lượt tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người. Mẫu:đi lò dò Bài tập 4:Nối một từ ở cột A với một nội dung ở cột B để một câu giải thích đúng nghĩa của các từ tượng thanh hoặc tượng hình Thảo luận nhóm( 2 phút) Bài tập 5 : Phân biệt ý nghĩa của : a. ( cười) ha hả: b. (cười) hì hì: c. (cười) hô hố: d. ( cười) hơ hớ Cười to, sảng khoái. Tiếng cười phát ra cả đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú Cười to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác. Cười thoải mái, vui vẻ, không cần giữ gìn. 1. Các từ tượng thanh tả tiếng cười: 2. Các từ tượng hình tả hoạt động cười: a.(cười) khẩy: b.(cười) nụ: Cười nhếch mép, phát ra tiếng khẽ,ngắn tỏ vẻ khinh thường. Cười chúm môi lại, không thành tiếng, tỏ ý thích thú một mình hoặc để tỏ tình ý một cách kín đáo. Viết một đoạn văn miêu tả từ 4 đến 6 câu với nội dung tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình và một từ tượng thanh ( gạch chân các từ đó). Hướng dẫn về nhà Học thuộc ghi nhớ Làm các bài tập 4 và 5/SGK trang 50. Chú ý: Bài tập 5 chỉ và phân tích rõ tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn (thơ)đó. 3. Soạn bài: “ Liên kết các đoạn văn trong văn bản”.

File đính kèm:

  • pptTiet 15 Tu tuong hinh tu tuong thanh.ppt
Giáo án liên quan