Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Tam Đường (Có đáp án)

Câu 1 (3,0 điểm)

a.Thế nào là danh từ? Đặc điểm của danh từ?

b. Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ, đó là những cách nào?

 

docx3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Tam Đường (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIAOS DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI (Đề bài gồm 03 câu) Câu 1 (3,0 điểm) a.Thế nào là danh từ? Đặc điểm của danh từ? b. Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ, đó là những cách nào? c. Hãy điền các từ: học hỏi, học tập, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp: - ... : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng. - : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo. - : tìm tòi, hỏi han để học tập. Câu 2 (2,0 điểm) a. Truyền thuyết là gì? Kể tên các văn bản truyền thuyết em đã học? Nêu nội dung của văn bản Thánh Gióng? Câu 3 (5,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn khoảng ( từ 10 đến 15 câu) kể về gia đình có sử dụng số từ và lượng từ? _________HẾT_________ (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM Kiểm tra chất lượng học kỳ I Môn: Văn Lớp: 6 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 a b - DT là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm... - Khả năng kết hợp: DT có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ ấy, này, nọ... ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ. - Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ . Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động quan hệ, ) mà từ biểu thị. - Có thể giải nghĩa của từ bằng hai cách: + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. 0.5 0.5 0.5 0,25 0,25 c - học tập. - học lỏm. - học hỏi 1,0 2 a - Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Các văn bản truyền thuyết đã học: + Con Rồng cháu Tiên. + Sơn Tinh, Thủy Tinh. + Sự tích hồ Gươm. + Thánh Gióng. + Bánh chưng, bánh giầy. 0.5 0.5 b - Nội dung: + Thể hiện sức mạnh và ý thức bảo về đất nước. + Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 0.5 0.5 3 - Hình thức: Đoạn văn sạch đẹp, khoa học, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả. - Nội dung: + MĐ: giới thiệu chung về gia đình + đoạn văn kể về gia đình, có sử dụng số từ, lượng từ. Bài viết sinh động, hay, sử dụng câu từ có sự liên kết, lô gích ... KĐ: nêu được tình cảm của bản thân với gia đình 1.0 1.5 1,0 1.5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_20.docx
Giáo án liên quan