Bài giảng Tiết 114-Tiếng việt: liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm

ppt25 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 114-Tiếng việt: liệt kê, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Ngữ Văn 7 Giáo viên: Mạc Thị Cẩm Nhung 1)Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Cho Vd. Khi nói hoặc viết có thể dùng cụm chủ vị (cụm C-V) có hình thức giống câu đơn bình thường làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 2) Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? a)Mẹ về là một tin vui. b)Em rất thích cuốn sách bố tặng em hôm sinh nhật. c) Ông tôi ngồi đọc sách trên tràng kỉ, ở phòng khách. d)Chúng tôi đã làm xong bài tập mà cô giao về nhà. 3) Cụm chủ vị in đậm trong câu: “Đất nước ta đang chuyển biến nên còn nhiều khó khăn.”làm thành phần gì trong câu. a) Chủ ngữ b)Vị ngữ c)Bổ ngữ d)Định ngữ Tiết 114-Tiếng Việt: LIỆT KÊ I-Thế nào là liệt kê? VD: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm,khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở,trong ngăn bạc đầy những trầu vàng cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.… Xét về cấu tạo, các bộ phận in đậm ở trên có cấu tạo như thế nào? Có kết cấu tương tự nhau (mô hình cú pháp tương tự nhau). Xét về ý nghĩa, các bộ phận này cùng nói về điều gì? Chúng cùng nói về những đồ vật xa xỉ đắt tiền được bày biện xung quanh quan phụ mẫu. Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì? Làm nổi bật sự xa hoa của tên quan, đối lập với tình cảnh của những người dân phu vất vả gội gió tắm mưa để cứu hộ đê. Lên án thói ăn chơi hưởng lạc ích kỉ, vô lương tâm của tên quan phụ mẫu. Thế nào là liệt kê? Tiết 114-Tiếng Việt: LIỆT KÊ I-Thế nào là liệt kê? Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm. VD: Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong của tiệm. Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn của một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo! Xác định phép liệt kê trong đoạn văn sau: Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong của tiệm. Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn của một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo! Bài tập: Tìm và nêu tác dụng của các phép liệt kê trong các câu sau: a)Vườn Bách thảo vẫn có đủ cò, hạc, bồ nông, đại bàng , voi, vượn, khỉ, chồn, cáo, nai, hươu, hổ, báo, gấu, sư tử. Thể hiện sự đa dạng, phong phú về chủng loại động vật. b)Dân phu[…], kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cư ø,bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân… Làm nổi bật tính khẩn trương của việc cứu hộ đê trong cơn lũ. c) Chao ơi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nức lên, khóc như người ta thổ. Bộc lộ tâm trạng đau buồn cực điểm. d) Mẹ lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn; những chú rô bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi và đoàn quân thú dàn trận ở giữa nhà. Thể hiện sự bề bộn, bừa bãi của đồ vật. a)Vườn Bách thảo vẫn có đủ cò, hạc, bồ nông, đại bàng , voi, vượn, khỉ, chồn, cáo, nai, hươu, hổ, báo, gấu, sư tử. b)Dân phu[…], kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cư ø,bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân… c) Chao ơi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nức lên, khóc như người ta thổ. d) Mẹ lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn; những chú rô bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi và đoàn quân thú dàn trận ở giữa nhà. Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng: -Thể hiện rõ tính phong phú hơn mức bình thường của chủng loại... -Làm bộc lộ tính khẩn trương hay bề bộn của sự việc. -Nhấn mạnh tính tất bật, nghiêm trọng, quyết liệt của hành động hay biến cố. -Miêu tả rõ ràng, chân thật chân dung người, sự vật, sự việc, hiện tượng; bộc lộ cảm xúc… Vậy phép liệt kê có những tác dụng gì? Sử dụng phép liệt kê đúng lúc,đúng chỗ sẽ tạo hiệu quả gì đối với người nghe, người đọc? Gây ấn tượng sâu sắc, kích thích trí tưởng tượng, giúp người đọc người nghe nắm vững nội dung cần diễn đạt của văn bản. ? Ta thường gặp phép liệt kê trong kiểu văn bản nào? Trong kiểu văn bản đó, phép liệt kê được dùng để làm gì? Văn bản nghị luận Phép liệt kê dùng để trình bày hệ thống dẫn chứng lí lẽ cho hợp lí, đầy đủ, khoa học giúp người viết làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, tạo sức thuyết phục cho bài văn nghị luận. Vb: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Bài tập: Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê trong một số văn bản em đã học. Tiết 114-Tiếng Việt: LIỆT KÊ I-Thế nào là liệt kê? Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm. II-Các kiểu liệt kê: Nhận xét gì về cấu tạo của các phép liệt kê trong Vd1? Câu a: liệt kê theo trình tự (thứ tự)sự việc. Câu b: liệt kê theo từng cặp (với quan hệ từ: và.). Xét về cấu tạo, có mấy kiểu liệt kê? Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt các kiểu liệt kê này? Xét về cấu tạo có 2 kiểu liệt kê: liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp. Kiểu liệt kê theo từng cặp có thêm các quan hệ từ đẳng lập như: và, với, mà, cùng, hay, hoặc. Vd 1: a)Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. b)Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Vd 2: a)Tre,nứa,trúc,mai,vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng. b)Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam,của dân tộc Việt Nam,của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. Các bộ phận liệt kê trong câu a có thể thay đổi thứ tự không?Vì sao? Có thể,vì: khi thay đổi cũng không gây ảnh hưởng đến tính chặt chẽ về ý nghĩa của câu. Các bộ phận liệt kê trong câu b có thể thay đổi thứ tự không?Vì sao? Không thể,vì: các phép liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến về ý nghĩa. Xét về ý nghĩa, có mấy kiểu liệt kê?  Có 2 kiểu liệt kê: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến. Sơ đồ phân loại phép liệt kê Chú ý: -Kiểu liệt kê theo từng cặp, thường dùng các quan hệ từ đẳng lập: và, với, hay, mà… -Những sự vật, sự việc, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất, cảm xúc… trong từng cặp liệt kê thường đối lập hoặc có nét nghĩa bổ sung. -Trong kiểu liệt kê tăng tiến, phải sắp xếp các bộ phận theo đúng trình tự tăng dần. -Khi liệt kê về người cần chú trọng đến tôn ti, thân sơ, tuổi tác, họ hàng nội ngoại… -Trong phép liệt kê có thể dùng thêm một số trợ từ nhấn mạnh: nào, cả, này… Tiết 114-Tiếng Việt: LIỆT KÊ I-Thế nào là liệt kê? Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm. II-Các kiểu liệt kê: *Xét về cấu tạo có: liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp. *Xét về ý nghĩa có: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến. VD:Xác định kiểu liệt kê trong VD sau: Này chồng , này mẹ, này cha, Này là em ruột , này là em dâu. Này chồng , này mẹ, này cha, Này là em ruột , này là em dâu. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! Liệt kê không tăng tiến. Liệt kê tăng tiến. Tiết 114-Tiếng Việt: LIỆT KÊ I-Thế nào là liệt kê? Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm. II-Các kiểu liệt kê: *Xét về cấu tạo có: liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp. *Xét về ý nghĩa có: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến. III –Luyện tập: Bài 1: Tìm và xác định kiểu liệt kê trong các đoạn trích sau: a)Tre giữ làng, giữ nước; giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. b) Bưởi Chí Đán, quýt Đan Hà Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh. c)Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khâng, có tiếc thương, ai oán… Liệt kê tăng tiến. Liệt kê không tăng tiến. Liệt kê không theo cặp. e)Đồ chơi tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. d)Nhân dân đã cho ta ý chí và nghị lực, niềm tin và sức mạnh, tình yêu và trí tuệ. Liệt kê theo cặp. Liệt kê không tăng tiến. a)Tre giữ làng, giữ nước; giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. b) Bưởi Chí Đán, quýt Đan Hà Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh. c)Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khâng, có tiếc thương, ai oán… d)Nhân dân đã cho ta ý chí và nghị lực, niềm tin và sức mạnh, tình yêu và trí tuệ. e)Đồ chơi tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Bài 2: Xác định và nêu tác dụng của phép liệt kê: a) Ngang lưng thì thắt bao vàng, Đầu đội nón dấu,vai mang súng dài. Một tay thì cắp hoả mai, Một tay cắp giáo,quan sai xuống thuyền. Tùng tùng trống đánh ngũ liên. Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa. b) Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa,khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiết khách trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta! (Nguyễn Khuyến) Lên án mạnh mẽ chế độ binh dịch, bắt lính bất công trong xã hội phong kiến đã gây bao đau khổ cho người dân Nhấn mạnh hoàn cảnh gia đình không có bất cứ thứ gì để đãi bạn đến chơi, chỉ có tình cảm thâm giao tri kỉ giữa những n gười bạn già với nhau.Đó là một tình bạn vô cùng quý giá. a) Ngang lưng thì thắt bao vàng, Đầu đội nón dấu,vai mang súng dài. Một tay thì cắp hoả mai, Một tay cắp giáo,quan sai xuống thuyền. Tùng tùng trống đánh ngũ liên. Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa. b) Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa,khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiết khách trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta! Đặt câu bày tỏ những tình cảm của em đối Bác Hồ kính yêu. 1 Hãy đặt câu miêu tả nội dung bức tranh này. 2 *Học thuộc lòng nội dung bài học. *Làm bài tập 3 : SGK/106. *Viết đoạn văn ngắn (để tài đã cho) có sử dụng phép liệt kê. *Xem và soạn bài: tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH. *Soạn bài: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY - chuẩn bị cho tiết Tiếng Việt tuần tới. Hướng dẫn về nhà: Chân thành cảm ơn qúi thầy cô đã về tham dự tiết dạy chuyên đề Huyện môn Ngữ Văn 7. Mong nhận được sự góp ý chân thành của qúi thầy cô đồng nghiệp. Chào thân ái đoàn kết. Liệt kê là gì? A. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong cuộc sống thực tế. B. Là sắp xếp các từ, các cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diễn tả sự phong phú của đời sống tư tưởng tình cảm. C. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm. D. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc người nói. Phép liệt kê có tác dụng gì? A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật hiện tượng. B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng. C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng. D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.

File đính kèm:

  • ppttiet 114.ppt