Bài giảng Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

Ôn lại kiến thức:

Trạng ngữ:

* Về ý nghĩa:

- Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu

* Về hình thức:

- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Bùi Thị Thu Hà. Ôn lại kiến thức: Trạng ngữ: * Về ý nghĩa: - Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu * Về hình thức: - Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu. - Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. I. Công dụng của trạng ngữ: 1. Ví dụ : * Ví dụ 1: SGK –Tr 45 a. a1: Thường thường, vào khoảng đó…. a2: Sáng dậy a3: Trên dàn hoa lí a4: Chỉ độ tám chín giờ sáng a5: Trên nền trời trong trong Trạng ngữ chỉ địa điểm Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ địa điểm b. b1: Về mùa đông Trạng ngữ chỉ thời gian * Nhận xét: - Các trạng ngữ a1, a2, a4, b1 bổ sung ý nghĩa về thời gian giúp cho nội dung miêu tả của câu chính xác hơn. - Các trạng ngữ a1, a2, a3, a4, a5 có tác dụng liên kết câu. * Ví dụ 2: - Vai trò của trạng ngữ: Giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo những trình tự nhất định về thời gian, không gian, nguyên nhân –kết quả……. Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững biết đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? không sao đâu vì……… (Theo Trái tim có điều kỳ diệu)  Đoạn văn trên sắp xếp luận cứ theo trình tự thời gian 2. Ghi nhớ 1: SGK – Tr 46 II. Tách trạng ngữ thành câu riêng: 1. Ví dụ: - Câu 1 có trạng ngữ là: “để tự hào với tiếng nói của mình”. - Trạng ngữ này và câu 2 đều có quan hệ như nhau về ý nghĩa đối với nòng cốt câu: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc” - Có thể ghép câu 2 vào câu 1 để tạo thành một câu có hai trạng ngữ. “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.” Trạng ngữ: “Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” được tách thành câu riêng. * Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa của trạng ngữ này. 2. Ghi nhớ 2: SGK –Tr 47 III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: SGK –Tr 47 * ở loại bài thứ hai….. a. * ở loại bài thứ nhất….. Trạng ngữ chỉ trình tự lập luận, nối kết các câu trong đoạn với nhau làm cho đoạn văn được mạch lạc. b. * Đã bao lần …….. * Lần đầu tiên chập chững bước đi…. * Lần đầu tiên tập bơi……. * Lần đầu tiên tập chơi bóng bàn……. * Lúc còn học phổ thông……. * Về môn hoá……. Trạng ngữ xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. Trạng ngữ chỉ trình tự của các lập luận 2. Bài tập 2: SGK Tr 47 -48 a. – Trạng ngữ được tách: “ Năm 72” – Tác dụng: Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật. b. – Trạng ngữ được tách: “ Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn” – Tác dụng: Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu. A. Là thành phần chính của câu 3.1. Trạng ngữ là gì?: 3. Bài tập trắc nghiệm: B. Là thành phần phụ của câu C. Là biện pháp tu từ trong câu D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt 3.2. Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì? A. Làm cho câu ngắn gọn hơn. B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ D. Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn 3.3. ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng? A. Đầu câu B. Giữa chủ ngữ và vị ngữ C. Cuối câu D. Cả A, B, C đều sai 3.4. Dòng nào là trạng ngữ trong câu: “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi âý, đầu nó còn để hai trái đào.” (Nam Cao)? A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai. B. Khi ấy C. Đầu nó còn để hai trái đào. D. Cả A, B, C đều sai 4. Bài tập 4: Đặt câu có trạng ngữ cho các bức tranh sau: Mỗi sáng, ông mặt trời đều thức dậy. Trên sông, con thuyền đang căng buồm lướt sóng. Trên bụi cỏ, chú cò đang nghỉ ngơi. * Khái quát phần trạng ngữ: 1. Đặc điểm của trạng ngữ: - Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 2. Công dụng của trạng ngữ: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. - Khi tách trạng ngữ thành những câu riêng là để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định.

File đính kèm:

  • pptBui Thi Thu Ha-Them trang ngu.ppt.ppt
Giáo án liên quan