Bài giảng Ngữ văn khối 10 - Tiết 35 + 36: Ôn tập bài viết số 3

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Kiến thức

 - Củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận xã hội đã học ở lớp dưới.

 - Củng cố kiến thức về những tác giả đã học trong chương trình.

 - Nắm chắc hơn những kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố.

 - Ôn lại những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa.

 2/ Kĩ năng

 - Biết cách vận dụng các kiến thức tiếng Việt đã học ở hai bài "Thực hành về thành ngữ, điển cố" và "Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng" để giải quyết các bài tập có liên quan.

 - Biết cách vận dụng các thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh vừa học vào bài làm.

 - Hệ thống hóa những kiến thức đã tiếp nhận từ các văn bản đã học để làm bài.

 3/ Thái độ

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 10 - Tiết 35 + 36: Ôn tập bài viết số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/09/202012 Tiết 35 + 36 ÔN TẬP BÀI VIẾT SỐ 3 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức - Củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận xã hội đã học ở lớp dưới. - Củng cố kiến thức về những tác giả đã học trong chương trình. - Nắm chắc hơn những kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố. - Ôn lại những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa. 2/ Kĩ năng - Biết cách vận dụng các kiến thức tiếng Việt đã học ở hai bài "Thực hành về thành ngữ, điển cố" và "Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng" để giải quyết các bài tập có liên quan. - Biết cách vận dụng các thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh vừa học vào bài làm. - Hệ thống hóa những kiến thức đã tiếp nhận từ các văn bản đã học để làm bài. 3/ Thái độ Có tinh thần ôn luyện, chuẩn bị kĩ càng trước tiết kiểm tra. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn. - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11, một số sách văn mẫu... 2/ Học sinh Sgk, vở ghi chép. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức - Kể tên các tác giả tiêu biểu đã học ở chương trình lớp 2012 ? (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát...) - Gv: Các em đọc kĩ phần tiểu dẫn Sgk, chọn lọc ra những ý chính cần nắm. - Nhắc lại thế nào là thành ngữ, điển cố. Cho ví dụ cụ thể. - Phân biệt thành ngữ và tục ngữ? - Thế nào là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh? - Cho biết những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu? * Hoạt động 2: Ôn tập kĩ năng làm bài cho học sinh - Lấy ví dụ về một số thành ngữ, điển cố - Muốn giải thích được đúng nội dung của một thành ngữ, điển cố bất kì ta cần phải làm gì? ( Nghĩa đen, nghĩa bóng, thực tế đời sống) - Từ việc giải thích nghĩa đúng thi ta mới có thể đặt câu phù hợp. - Một từ trong sử dụng có thể được dùng với nhiều nghĩa khác nhau, muốn hiểu đúng nghĩa của từ đó ta cần làm gì? (Giải thích nghĩa gốc, dựa vào ngữ cảnh, từ đi kèm để hiểu nghĩa cho đúng) - Những yêu cầu nào đối với việc làm văn nghị luận xã hội? * Hoạt động 3: Luyện tập - Gv yêu cầu Hs lấy ví dụ về thành ngữ, điển cố và giải thích. - Gọi Hs đặt câu. - Gv đưa ra một số dạng đề đối với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. - Đối với mỗi dạng đề, Gv hướng dẫn một số những ý trọng tâm cho học sinh. - Yêu cầu: + Đọc kĩ đề. + Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. + Dựa vào những từ ngữ đó định hướng cách làm bài. I. KIẾN THỨC 1/ Kiến thức về những tác giả tiêu biểu trong chương trình đã học - Nắm những nét chính về cuộc đời của tác giả: + Năm sinh – Năm mất + Quê quán + Xuất thân + Con người - Nắm những nét chính về sự nghiệp của tác giả: + Số lượng tác phẩm + Phong cách nghệ thuật + Những thành tựu + Những giải thưởng 2/ Tiếng Việt - Nắm khái niệm thành ngữ, điển cố. - Phân biệt thành ngữ và tục ngữ. 3/ Văn nghị luận xã hội - Đọc kĩ các bài Thao tác lập luận phân tích, Thao tác lập luận so sánh để có thể vận dụng tốt khi làm bài. - Đọc lại các văn bản vừa học, hệ thống hóa những kiến thức đã tiếp nhận từ các bài học để làm bài. (Tập trung vào văn bản "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu) II. KĨ NĂNG 1/ Giải thích một số những thành ngữ, điển cố - Rán sành ra mỡ - Mẹ tròn, con vuông - Chuột sa chĩnh gạo - Chân lấm, tay bùn - Gót chân A-sin - Nợ như chúa Chổm - Gã Sở Khanh 2/ Đặt câu với những thành ngữ, điển cố - Giải thích đúng nghĩa. - Đặt câu cho phù hợp. 3/ Nhận biết nghĩa của từ trong sử dụng - Xem lại các bài tập ở bài "Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng" 4/ Viết bài làm văn nghị luận xã hội - Biết cách làm văn nghị luận xã hội. - Bài viết rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ. - Văn viết nhiều cảm xúc, trình bày được những hiểu biết của mình. - Có sự liên hệ, so sánh để bài văn được mở rộng và sâu sắc hơn. III. LUYỆN TẬP 1/ Giải thích một số những thành ngữ, điển cố sau và đặt câu với mỗi thành ngữ, điển cố đó: - Rán sành ra mỡ - Mẹ tròn, con vuông - Chuột sa chĩnh gạo - Chân lấm, tay bùn - Gót chân A-sin - Nợ như chúa Chổm - Gã Sở Khanh VD: - Giải nghĩa: Gót chân A-sin: điểm yếu của một người nào đấy. - Đặt câu: Cuối cùng thì tôi cũng đã biết được gót chân A-sin của anh ta. 2/ Phân tích vẻ đẹp của bức tranh công đồn trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. 3/ Phân tích bức tượng đài bi tráng của người nông dân áo vải trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. 4/ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc". Em hãy chứng minh ý kiến trên qua việc phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. 4/ Củng cố - Tập trung ôn luyện, nắm chắc những kiến thức trọng tâm đã ôn tập. - Đọc lại văn bản "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu. - Đọc thêm một số sách tham khảo để làm bài tốt hơn. 5/ Dặn dò Soạn bài "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam: - Đọc văn bản. - Bức tranh phố huyện nghèo được tác giả miêu tả như thế nào? - Cuộc sống của những người dân nơi đây ra sao? - Diễn biến tâm trạng của chị em Liên. - Ý nghĩa của hình ảnh đoàn tàu. -----------------------------–|—---------------------------- Ngày soạn: 28/09/202012 Tiết 35+36 BÀI VIẾT SỐ 3 (Nghị luận văn học) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận. Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. Sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, liên kết văn bản. 1. Kiến thức - Kiểm tra năng lực hiểu biết về các tác giả văn học đã được học. - Kiểm tra việc những hiểu biết và việc vận dụng thành ngữ của học sinh - Kiểm tra đánh giá năng lực, kết quả của Hs. - HS viết bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận xó hội. 2. Kĩ năng - Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. - Sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, liên kết văn bản. 3. Thái độ Có ý thức khi làm bài văn nghị luận tránh những lỗi đã được nhắc nhở. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Gíáo viên : Đề bài 2/ Học sinh : Kiến thức văn nghị luận xã hội, giấy. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs Đề bài : ĐÁP ÁN 1/ Kĩ năng : Bài làm đúng thể loại nghị luận xã hội. Theo đúng cấu trúc 3 phần của bài văn. Dùng từ, đặt câu hợp lí. 2/ Kiến thức : Mở bài : (1 điểm) Giới thiệu khái quát về nội dung nghị luận Thân bài: (4 điểm) - Giải thích ý nghĩa từ : nói năng, ứng xử, văn minh, thanh lịch.(0,5 điểm) - Những biểu hiện của học sinh văn minh, thanh lịch.( 1,5 điểm) - Bình luận đó là một trong những phẩm chất tốt và cần thiết của người học sinh.(0,5 điểm) - Liên hệ mở rộng: phòng ở, lớp học, trường họcĐối với bạn, với thầy cô, công nhân viên phục vụ, người lớn tuổi, ông bà Kết bài : - Khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ bản thân. * Chú ý : Cộng thêm điểm cho những bài viết sạch đẹp và những bài viết có tính sáng tạo. ---------------------------------------------eõf-----------------------------------

File đính kèm:

  • docon tap bai viêt số 3.doc