Bài giảng Ngữ văn 10 Làm văn: Tóm tắt văn bản thuyết minh

 Hãy phân tích lỗi sai của những câu sau và đưa ra cách sửa cho phù hợp.

- Hoạ sĩ Viết Song nhấp nháy bộ râu mép quen thuộc.

- Nhờ giời, nhà tôi vưỡn còn sống sót lại hai con gà sống thiến.

- Qua bài báo của anh viết về những tiêu cực nảy Sinh ở trong huyện.

Sửa:

Câu1. Hoạ sĩ Viết Song nhấp nháy bộ râu mép quen thuộc. “Nhấp nháy” từ chỉ dùng để chỉ ánh sáng trong trạng thái nhập nhoè. Do đó “nhấp nháy” phải được thay bằng “mấp máy”.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 Làm văn: Tóm tắt văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chào mừng các thầy cô giáo về dự tiết thao giảng tại lớp 10a8 Tương Laiđang ởphíaTrướcTrường THPT Mê Linh Hoạ sĩ Viết Song nhấp nháy bộ râu mép quen thuộc. Nhờ giời, nhà tôi vưỡn còn sống sót lại hai con gà sống thiến.Qua bài báo của anh viết về những tiêu cực nảy Sinh ở trong huyện.A. Kiểm tra bài cũ Hãy phân tích lỗi sai của những câu sau và đưa ra cách sửa cho phù hợp.Sửa:Câu1. Hoạ sĩ Viết Song nhấp nháy bộ râu mép quen thuộc. “Nhấp nháy” từ chỉ dùng để chỉ ánh sáng trong trạng thái nhập nhoè. Do đó “nhấp nháy” phải được thay bằng “mấp máy”.Sửa:Câu 2. Nhờ giời, nhà tôi vưỡn còn sống sót lại hai con gà sống thiến.Sai về ngữ âm, chữ viết. Các từ ngữ toàn dân tương ứng với những từ ngữ địa phương như sau:Từ địa phươngTừ toàn dânGiờiVưỡnGà sốngTrờiVẫnGà trốngCâu 3. Sai về cấu tạo ngữ pháp. Người viết nhầm thành phần trạng ngữ là câu. Để thành câu đúng cách đơn giản nhất là bỏ từ “qua”: Bài báo của anh viết về những tiêu cực nảy Sinh ở trong huyện.I. Mục đích , yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minhtóm tắt văn bản thuyết minhLàm văn :Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì ? + Quy trình: Tóm tắt tương tự như văn bản tự sự. + Mục đích : Giúp người đọc người (nghe) tiết kiệm được thời gian, dễ hiểu, dễ nhớ hoặc để giới thiệu với người khác về văn bản đó. + Yêu cầu: Tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch, sát với văn bản gốcII. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minhXét ví dụ (SGK)Đối tượng thuyết minh của văn bản là gì ?Đại ý của văn bản là gì ?+ Đối tượng thuyết minh: Ngôi nhà sàn – một công trình xây dựng dân dụng quen thuộc với đa số cư dân miền núi Việt Nam và một số dân tộc của các nước Đông Nam á.+ Đại ý : Giới thiệu về ngôi nhà sàn Việt Nam về các mặt : nguồn gốc, vật liệu, cấu trúc, công dụng ý nghĩa văn hoá- xã hội.Có thể chia văn bản trên ra thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn là gì ?* Văn bản chia làm 3 đoạn: Đoạn 1 – ( “Nhà sàn công cộng”): Giới thiệu khái quát về nhà sàn và nêu mục đích sử dụng của nó.Đoạn 2 - (“ Toàn bộ nhà sàn là nhà sàn”): Giới thiệu cụ thể các mặt khác nhau của nhà sàn: nguyên vật liệu xây dựng; cấu trúc từng bộ phận; nguồn gốc hình thành; sự tiện lợi .Đoạn 3 – ( còn lại): ý nghĩa sử dụng và ý nghĩa văn hoá - du lịch của nhà sàn. Viết tóm tắt văn bản thuyết minh “nhà sàn” với dung lượng khoảng 10 câu.Nhà sàn Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác.Nhà sàn làm bằng tre, giang, nứa, gỗ; gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà để ở hoặc rửa ráy. Hai đầu nhà có hai cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời Đá Mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và một số miền núi các nước ĐNA. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và đảm bảo an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch.Từ việc tìm hiểu văn bản trên, em hãy nêu cách tóm tắt một bài văn thuyết minh ? Cách tóm tắt:Bước 1: Xác định mục đích , yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh.Bước 2: Đọc kĩ toàn bộ văn bản, tìm bố cục hoặc gạch dưới những câu, những đoạn quan trọng cần tóm tắt; những đoạn, những câu cần lược bỏ.Bước 3: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.Bước 4: Đối chiếu với văn bản gốc, kiểm tra, sửa chữa cho chuẩn xác, cho mạch lạc. Ghi nhớ : Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm hiểu và nắm được những nội dung chính của văn bản đó. Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nội dung của văn bản. Muốn tóm tắt văn bản thuyết minh, cần xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyếtMinh; tìm bố cục của văn bản. Từ đó, viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.III. Luyện tậpBài tập 1(S GK)a. Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản.b. Tìm bố cục của văn bản.c. Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai – cư .Đối tượng thuyết minh: Tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Nhật Bản Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thơ hai-cư.Bố cục (2đoạn):+ Đoạn 1 (Ma-su-ô-Ba-sô 1902): Tóm tắt tiểu Sử và sự nghiệp của Ba-sô.+ Đoạn 2 (cònlại): Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư. Ma-su-ô-Ba-sô c. Tóm tắt:  Ma-su-ô-Ba-sô là nhà thơ hàng đầu của Nhật bản. Ông sinh ra ở U-ê-nô xứ I-ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô, sinh sống và làm thơ hai-cư với bút danh là Ba-sô. So với các thể loại thơ khác trên thế giới, thơ hai-cư là ngắn nhất, chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5 hoặc7 âm. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Như một bức tranh thuỷ mặc, thơ hai-cư thường chỉ chấm phá, gợi chứ không tảThơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.Bài tập 2( SGK)- Đối tượng thyết minh của văn bản là gì ?- Sự khác biệt giữa văn bản thuyết minh này với văn bản thuyết minh “Nhà sàn” là gì ?a. Đối tượng thuyết minh: Giới thiệu danh lam thắng cảnh đền Ngọc Sơn ở thủ đô Hà Nội.b.So sánh :Nhà sànĐền Ngọc SơnĐối tượngCông trình kiến trúcDanh lam thắng cảnhCách thuyết minhGiới thiệu vật liệu, cấu tạo, công dụng, nguồn gốc.Vừa giới thiệu kiến trúc vừa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, bày tỏ tình yêu và niềm tự hào với di sản văn hoá dân tộc.c. Tóm tắt: (về nhà tự tóm tắt văn bản khoảng 10 dòng)IV. Củng cốCâu 1. Dòng nào nêu không đúng yêu cầu của một văn bản tóm tắt ?Ngắn gọn, chính xác B. Có suy nghĩ riêngC. Rành mạch D. Sát với nội dung của văn bản gốcBCâu 2. Dòng nào nêu khái quát về sự khác biệt giữa văn bản thuyết minh với văn bản tự sự(truyện ngắn, tiểu thuyết, )?Không có cốt truyện B. Không có nhân vậtC. Không có lời kể D. Không có hư cấu và tưởng tượngDKính chúc các thầy cô mạnh khoẻ

File đính kèm:

  • pptTom tat van ban thuyet minh(5).ppt