Bài giảng môn vật lý 7 - Tiết 19 – Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết hầu hết các vật khi bị cọ xát thì bị nhiễm điện.

- Học sinh biết các vật nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác.

2. Kỹ năng:

Vận dụng kiến thức vào giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ:

Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 7 - Tiết 19 – Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/01/2012 Ngày giảng:04/01/2012 Chương II: Điện học Tiết 19 – Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát I - Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết hầu hết các vật khi bị cọ xát thì bị nhiễm điện. - Học sinh biết các vật nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào giải thích được một số hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. II - Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Mỗi nhóm: 1 thước nhựa dẹt, 1 thanh thuỷ tinh, 1 mảnh nilông, 1 mảnh, phim nhựa, 1 quả cầu xốp, 1 giá treo. III – Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực IV – Tổ chức giờ học: * Khởi động - Mở bài (5’) - Mục tiêu: HS nêu được những kiến thức cơ bản của chương sẽ tìm hiểu, có hứng thú học tập - ĐDDH: - Cách thực hiện: + Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ đầu của đầu chương - Giáo viên giới thiệu nội dung sẽ học trong chương, những kiến thức cần nắm được khi học song chương này. - Các em đã từng thấy hiện tượng gì? Nghe thấy gì khi ta cởi áo ngoài bằng len vào những ngày thời tiết khô ráo? - Do đâu lại có tiếng nổ nách tách đó? Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu *Hoạt động 1: Làm thí nghiệm, phát hiện nhiều vật bị cọ xát có tính chất mới (15’) - Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm HS nêu đựoc một số vật có khả năng hút các vật khác. - ĐDDH: Thước kẻ nhựa, thanh thuỷ tinh, quả cầu bấc, giá đỡ, mảnh nilông, mảnh phim nhựa - Cách tiến hành: Vấn đáp, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Bước 1:HĐ cá nhân - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin Sgk và nêu dụng cụ, cách tiến hành Tn và Dự đoán kết quả xảy ra. *Bước 2: HĐ nhóm + Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm. Ghi kết quả vào bảng(5’) - Giáo viên theo dõi các nhóm làm thí nghiệm. + Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm tương tự thay thước nhựa và mảnh nilông bằng thanh thuỷ tinh và mảnh phim nhựa + Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả + Yêu cầu học sinh nhận xét? - Giáo viên thống nhất ý kiến. + Từ bảng kết quả thí nghiệm yêu cầu học sinh lựa chọn từ thích điền vào chỗ trống trong câu kết luận? + Yêu cầu học sinh nhận xét *Bước: HĐ cả lớp - Giáo viên thống nhất ý kiến I - Vật nhiễm điện Thí nghiệm 1 HĐ cá nhân, tìm hiểu, trả lời: 1. Mảnh giấy bị thước nhựa hút. Quả cầu xốp bị thước nhựa hút. 2. Học sinh làm thí nghiệm 3. Bảng phụ * Kết luận: .có khả năng hút *Hoạt động 3: Làm thí nghiệm, phát hiện vật bị cọ xát thì nhiễm điện (10’) - Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm HS phát hiện được một số vật sau khi cọ xát có khả năng làm phát sáng bút thử điện - ĐDDH: bút thử điện, mảnh tôn Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp, vấn đáp *Bước 1: HĐ cá nhân + Nhiều vật sau khi bị cọ xát đã có đặc điểm gì mà lại có thể hút các vật khác? *Bước 2:HĐ cá nhân - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và nêu dụng cụ cách tiến hành và dự đoán kết quả + Yêu cầu học sinh quan sát GV làm thí nghiệm và rút ra KL: Có hiện tượng gì xảy ra với bút thử điện trước và sau khi cọ xát? + Yêu cầu học sinh nhận xét *Bước 3: HĐ cả lớp - Giáo viên thống nhất ý kiến. - Giáo viên giới thiệu: Vật nhiễm điện, vật bị nhiễm điện, vật mang điện tích. *, Tích hợp môi trường: - Vào những lúc trời mưa giông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người: + Có lợi: Giúp điều hoà khí hậu, gây ra phản ứng hoá học nhằm tăng lượng ozon bổ sung vào không khí, + Có hại: Phá huỷ các nhà cửa, các công trình xây dựng và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO2, NO,) - Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dung, cần thiết phải xây dung các cột thu lôi HS dự đoán: Gây ra lục hút Thí nghiệm 2 HĐ cá nhân quan sát hình và nêu dự đoán: Bút thử điện sáng * Kết luận: ..làm sáng .. * Hoạt động 4: Vận dụng (10’) - Mục tiêu: HS vận dụng hiện tượng nhiễm điện do cọ xát để giải thích một số hiện tượng nhiễm điện trong thực tế - ĐDDH: - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, vấn đáp, “Kĩ thuật khăn trải bàn” *Bước 1: HĐ cá nhân - Yêu cầu HS áp dụng “Kĩ thuật khăn trải bàn” hoàn thành C1 (4’) - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành C2, C3 + Yêu cầu học sinh nhận xét *Bước 2: HĐ cả lớp - Giáo viên thống nhất ý kiến II - Vận dụng: C1 Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. C2 Do cánh quạt cọ mạnh với không khí và bị nhiễm điện. Vì thế cánh quạt hút các bụi xung quanh. C3 Khi lau chùi gương, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô, thì chúng bị cọ xát và nhiễm điện. Vì thế chung hút các bụi. *V.Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’) + Ta có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện thí có tính chất gì? + Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? + Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập? + Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm?

File đính kèm:

  • doct19.doc
Giáo án liên quan