Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Trao duyên (Trích truyện kiều)

“ Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

 Giữa đường đứt gánh tương tư,

 Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

 Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

 Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

 Ngày xuân em hãy còn dài,

 Xót tình máu mủ thay lời nước non.

 Chị dù thịt nát xương mòn,

 Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Trao duyên (Trích truyện kiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85 Trao duyênNguyễn DuTrích “Truyện Kiều”I Tiểu dẫn1 Xuất xứ (SGK)2 Vị trí: từ câu 723 đến câu 756 trong “Truyện Kiều”Thuý Kiều và Kim TrọngII Đọc - hiểu văn bản1 Đọc và xác định bố cụca Đọcb Bố cục:3 phần- Đoạn 1 (12 câu đầu): Thuý Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.- Đoạn 2 (14 câu tiếp): Thuý Kiều trao kỷ vật và dặn em. - Đoạn 3 (8 câu còn lại): Thuý Kiều trở về thực tại trong nỗi nhớ thương Kim Trọng.2 Tìm hiểu văn bảna Thuý Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng (12 câu đầu)“ Cậy em em có chịu lời,Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.Sự đâu sóng gió bất kỳ, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.* Kiều nhờ cậy Vân (2 câu đầu) Cậy em em có chịu lờiNgồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa- Thái độ: cậy, chịu- Hành động: lạy, thưaHoàn cảnh đặc biệt: Kiều đang cầu xin, nài ép Vân phải “nhận” những gì Kiều sắp nóiTâm trạng Thuý Kiều: khẩn thiết, hy vọng* Kiều thuyết phục Vân (10 câu tiếp)- Lý lẽ nhận thức:+ Do “sóng gió bất kỳ”+ Do sự lựa chọn hiếu - tình- Phương diện tình cảm+ Thuý Vân còn trẻ, còn có tương lai+ Thuý Vân và Thuý Kiều là tình máu mủ+ Nếu phải chết , Thuý Kiều cũng yên lòng Kiều thuyết phục vừa hợp lý vừa hợp tình thể hiện sự thông minh và khôn khéo của nàngb Thuý Kiều trao kỷ vật và dặn em (14 câu tiếp) Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.Mai sau dù có bao giờ,Đốt lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây,Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nuớc cho người thác oan.* Trao kỷ vật Kỷ vật: chiếc vành, bức tờ mây phím đàn, mảnh hương nguyền- Tâm trạng: “Duyên này thì giữ vật này của chung” Mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lý trí và tình cảm Sự đau đớn, giằng xé trong lòng Kiều* Dặn em- Dặn em: Sau này khi em và chàng Kim nên duyên vợ chồng, nếu một ngày kia hồn chị trở về thì em hãy rưới một chén nước làm phép giải oan cho chị- Tâm trạng: mâu thuẫnTrao kỷ vật Hồn vương chặt trong kỷ vật Hồn muốn đền trả món nợ tình>< Kiều vẫn nuối tiếc, xót xa kỷ niệm hạnh phúc của mối tình đầu. Tình cảm của Kiều dành cho Kim Trọng vẫn hết sức sâu sắc.c Thuý Kiều trở về thực tại trong nỗi nhớ thương Kim Trọng (8 câu còn lại) Bây giờ trâm gãy gương tan,Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân ! Trăm nghìn gửi lạy tình quân,Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi ! Phận sao phận bạc như vôi !Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng. Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang !Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !- ước mong gặp Kim Trọng“Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”“Trăm nghìn gửi lạy tình quân” Tình yêu tha thiết, mãnh liệt, vĩnh cửu của Thuý Kiều với Kim Trọng - Hiện thực:Trâm gãy bình tan, tơ duyên ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôiTan vỡ, phũ phàng Mâu thuẫn giữa khát vọng và hiện thực khiến Thuý Kiều tuyệt vọng, đau xót đến tột độ: Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang !Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây ! + Thông qua 2 thán từ ôi, hỡi; 2 dấu chấm than nghiệt ngã cách ngăn 2 vế, câu thơ như một tiếng nấc nghẹn đau đớn, tuyệt vọng của Thuý Kiều+ “Thôi thôi”: Kiều tự nhận mình là người có lỗia vẻ đẹp Kiều: lòng vị tha, đức hy sinh, sự chung tìnhd Nghệ thuật- Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật- Ngôn ngữ: bác học, dân gianIII Tổng kết Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao thượng của Thuý Kiều. Qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của Nguyễn Du về số phận con người trong xã hội phong kiến.

File đính kèm:

  • pptTrao duyen trich Truyen Kieu Nguyen Du.ppt