Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 36: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

I/ Hình thành khái niệm

 - Thế nào là sự việc, sự việc tiêu biểu?

 - Thế nào là chi tiết, chi tiết tiêu biểu?

 - Vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu?

 - Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu?

II/ Luyện tập Vận dụng

 

ppt11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 36: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũCâu hỏi: Em hãy đọc những câu sau (chú ý từ in đậm ) và trả lời câu hỏi :* Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi. (Tấm Cám)* Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta* Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở (Khóc Dương Khuê-Nguyễn Khuyến)* Nêu sự khác nhau về nghĩa giữa mỗi từ in đậm với từ “chết’’ và cho biết tác dụng của những từ ngữ ấy trong bài thơ?Chän sù viÖc, chi tiÕt tiªu biÓuTiÕt 36Trọng tâm kiến thức của tiết học I/ Hình thành khái niệm - Thế nào là sự việc, sự việc tiêu biểu? - Thế nào là chi tiết, chi tiết tiêu biểu? - Vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu? - Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu?II/ Luyện tập Vận dụngI/ Hình thành khái niệm Bài tập 1 * Thái độ và tình cảm của người viết trong hai đoạn trích sau đây có gì giống nhau?* Đoạn nào tác giả thể hiện thái độ và tình cảm của mình một cách trực tiếp và đoạn nào thể hiện một cách gián tiếp? Đoạn trích 1 Tôi rất yêu bến đò Hồ nằm trên bờ sông Đuống. Bến Hồ ở sát ngay làng Hồ in tranh tết. Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã biết thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ, tranh truyện cổ tích của làng Hồ. Mỗi lần tết đến đứng trước những cái chiếu bày các thứ tranh làng Hồ giải trên các lề phố đông Hà nội lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân đã đem vào cuộc sống một cách thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh hóm hỉnh tươi vui. phải yêu mến cuộc đời trồng trọt chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những cái khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ (Nguyễn Tuân-Bến Hồ và làng tranh) Đoạn trích 2 Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ:hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đenđàn đàn lũ lũ bay đi, bay về. Chúng gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nha, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư:cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ (Vũ Tú Nam-Cây gạo) Kinh Bắc với làng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếngTranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trongMàu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp(Hoàng Cầm)2/ Bài tập 2Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi ở dưới: Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh húp đánh soạt. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Ông bà Nghị, mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước xỉa răng(. ). Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà. (Ngô Tất Tố-Tắt Đèn)a/ Theo em thái độ, tình cảm của tác giả đối với ông bà Nghị trong đoạn văn trên là một thái độ tình cảm như thế nào?b/ Để thể hiện thái độ, tình cảm đó tác giả đã lựa chọn những sự việc gì, và dùng những chi tiết nào? Tác dụng của sự việc và chi tiết đó trong việc thể hiện tình cảm thái độ của tác giả như thế nào?Kiến thức cần ghi nhớ* Sự việc: Là cái xảy ra, có ranh giới, thể hiện một ý nghĩa nhất định - Sự việc tiêu biểu: Là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện * Chi tiết: Là “tiểu tiết của tác phẩm” chứa đựng ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. - Chi tiết tiêu biểu: Là chi tiết đặc sắc minh họa cho sự việc tiêu biểu* Vai trò của chi tiết, sự việc tiêu biểu: Thể hiện chủ đề, hình thành cốt truyện, tô đậm tính cách nhân vật, làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn* Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu: - Xác định rõ thái độ, tình cảm mà mình muốn thể hiện - Tìm những sự việc, chi tiết có thể biểu hiện được thái độ và tình cảm ấy- Lựa chọn sự việc và chi tiết phù hợp nhất II/ Luyện Tập Bài tập 3 (sgk - tr117) Qua truyện An Dương Vương Và Mị Châu Trọng Thủy em thấy thái độ, tình cảm của người kể đối với mỗi nhân vật trong truyện như thế nào? Để thể hiện điều đó, tác giả dân gian đã lựa chọn những sự việc, chi tiết nào?Gợi ý : Tập trung tìm hiểu thái độ của nhân dân đối với ba nhân vật : An Dương Vương, Mị Châu, Trọng ThủyNhóm 1: Nhân vật An Dương VươngNhóm 2: Nhân vật Mị ChâuNhóm 3: Nhân vật Trọng ThủyBài tập 4 Nếu viết bài văn kể về những ngày mẹ ốm em sẽ lựa chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu nào để thể hiện thái độ thành kính và tình cảm yêu quý đối với người mẹ sinh ra mình?Kiến thức cần ghi nhớ* Sự việc: Là cái xảy ra, có ranh giới, thể hiện một ý nghĩa nhất định - Sự việc tiêu biểu: Là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện * Chi tiết: Là “tiểu tiết của tác phẩm” chứa đựng ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. - Chi tiết tiêu biểu: Là chi tiết đặc sắc minh họa cho sự việc tiêu biểu* Vai trò của chi tiết, sự việc tiêu biểu: Thể hiện chủ đề, hình thành cốt truyện, tô đậm tính cách nhân vật, làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn* Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu: - Xác định rõ thái độ, tình cảm mà mình muốn thể hiện - Tìm những sự việc, chi tiết có thể biểu hiện được thái độ và tình cảm ấy- Lựa chọn sự việc và chi tiết phù hợp nhất

File đính kèm:

  • pptTiet 37 Chon su viecchi tiet tieu bieu (1).ppt