Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Văn bản: Cảm xúc mùa thu ( thu hứng ) ( Đỗ Phủ )

• 1/ Tác giả : Đỗ Phủ ( 712- 770 )

• - Là một nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc và là danh nhân văn hóa của thế giới, có nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt.

• - Nội dung thơ Đỗ Phủ phong phú, sâu sắc(với gần 1500 bài ) .

• - Phong cách thơ ông trầm uất, nghẹn ngào.

• => Ông được nhân dân Trung Quốc gọi là “Thi thánh”

 

ppt12 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Văn bản: Cảm xúc mùa thu ( thu hứng ) ( Đỗ Phủ ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐƠN NGỮ VĂN LỚP 10 VĂN BẢN CẢM XÚC MÙA THU ( THU HỨNG ) ( ĐỖ PHỦ ) I/ Tìm hiểu chung :1/ Tác giả : Đỗ Phủ ( 712- 770 ) - Là một nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc và là danh nhân văn hóa của thế giới, có nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt.- Nội dung thơ Đỗ Phủ phong phú, sâu sắc(với gần 1500 bài ) .- Phong cách thơ ông trầm uất, nghẹn ngào. => Ông được nhân dân Trung Quốc gọi là “Thi thánh” ĐỖ PHỦ ( 712 -770 )2/Hòan cảnh sáng tác :- “Cảm hứng mùa thu” là bài thơ thứ nhất trong chùm thơ Thu hứng (gồm 8 bài ).-Bài thơ được sáng tác trong thời gian Đỗ Phủ đang đưa gia đình đi chạy nạn ở Qùy Châu.- “Cảm hứng mùa thu” là bài thơ có vị trí đặc biệt trong cả chùm thơ “ nó bao quát cả bảy bài sau mà “nỗi lòng quê cũ” là chỗ “ vẽ rồng chấm mắt” của cả 8 bài thơ.   Thu hứng ( Phiên Âm)                                         Đỗ Phủ        Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,         Vu Sơn, Vu Giáp, khí tiêu sâm.         Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,         Tái thượng phong vân tiếp địa âm        Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,         Cơ chu nhất hệ cố viên tâm.         Hàn y xứ xứ thơi đao xích,         Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.                   Bản Dịch Thơ Cảm xúc mùa thu        Lác đác rừng phong hạt mĩc sa,         Ngàn non hiu hắt, khí thu lồ.         Lưng trời sĩng rợn lịng sơng thẳm,         Mặt đất mây đùn cửa ải xa.         Khĩm cúc tuơn thêm dịng lệ cũ,         Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.         Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,         Thành Bạch, chày vang bĩng ác tà.3/ Bố cục : 2 phần ( tiền giải –hậu giải) - 4 câu đầu : tả cảnh thu. - 4 câu sau : nỗi lòng nhà thơ.II/ Đọc hiểu :Tìm hiểu nội dung – nghệ thuật của bài thơ: a. 4 câu đầu : Cảnh thu -Hai câu đầu cảnh sắc mùa thu đẫm màu bi thương, tàn tạ ( điêu thương, tiêu sâm)-Hai câu sau cảnh thu hòanh tráng, dữ dội( ba lãng, phong vân tiếp địa) => Cảnh sắc thu mang dấu ấn của của địa phương Qùy Châu (vừa âm u, vừa hùng vĩ) ; cảnh sắc ấy mang phong cách thơ Đỗ Phủ : TRẦM UẤT, BI TRÁNG b. 4 câu sau : Nỗi lòng của nhà thơ*- Câu 5-6: bằng cách đồng nhất nhiều sự vật hiện tượng:+ Đồng nhất giữa tình và cảnh ( nhìn hoa cúc nở trông như xòe ra những cánh hoa bằng nước mắt)+Đồng nhất giữa hiện tại và quá khứ ( giọt lệ hiện tại cũng là giọt lệ của quá khứ gần – quá khứ xa.+Đồng nhất giữa sự vật và con người ( dây buộc thuyền cũng là dây thắt lòng người lại)  Hai câu thơ biểu hiện lòng nhớ quê một cách sinh động và tha thiết, sâu lắng của nhà thơ. * Hai câu 7-8 : bằng cách lấy cảnh ngụ tình :- Cảnh rộn rịp của mọi người may áo rét.- Cảnh mọi người giặt áo cũ để chuẩn bị cho mùa đông tới. Cảnh sinh họat của người dân nơi đất khách quê người làm nao lòng người khách tha hương, càng dấy lên nỗi nhớ quê hương đến quằn quại, tha thiết. Kết luận     1. Đỗ Phủ từng nĩi: "Làm người tính thích câu văn đẹp - Đọc chẳng kinh người chẳng chịu thơi". Đọc bài "Thu hứng" này, ta cảm nhận cái hay của áng thơ thất ngơn bát cú, mà mỗi câu, mỗi chữ đều mang cái "thần" của nĩ, phơ diễn cảnh và tình bằng nhiều hình tượng cảm động. Rừng phong phương Bắc trong khí thu mờ, con thuyền lẻ loi vườn xưa với những hàng lệ của kẻ xa quê... làm ta thổn thức và nhớ mãi.     2. Nỗi nhớ quê nhà, ước mơ được trở về vườn cũ, thăm ngơi nhà xưa nơi chơn rau cắt rốn.... khơng chỉ là tình cảm riêng, ước mơ riêng của Đỗ Phủ mà cịn là tình cảm và ước mơ chung của hàng triệu con người trong loạn lạc chiến tranh, xưa và nay... Vì thế, "Thu hứng"chan chứa tình đời cĩ giá trị nhân văn tuyệt đẹp.CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT

File đính kèm:

  • pptThu hung(1).ppt